Báo cáo hoạt động quảng cáo Online Tour Booking: Người dùng và hoạt động online marketing

Báo cáo hoạt động quảng cáo Online Tour Booking lần này chứa đựng khá nhiều thông tin thú vị về đặc điểm người dùng cũng như hoạt động online marketing của ngành.

Đây là báo cáo được trình bày trong chuỗi hội thảo Digital Seminar của Moore Corp trong tuần qua và cũng là tiếp nối chuỗi báo cáo Digital Activities Report. Báo cáo hoạt động quảng cáo Online Tour Booking lần này chứa đựng khá nhiều thông tin thú vị về đặc điểm người dùng cũng như hoạt động online marketing của ngành.

[Link download full báo cáo]

Tổng quan ngành du lịch Việt nam

Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đã đón được 7.87 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 38.5 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng tương ứng 4% và 10% so với năm 2013. Tổng thu từ khách du lịch đạt 230 ngàn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013, cao nhất từ trước tới nay. Trên thế giới, kinh doanh du lịch trực tuyến nói chung và kinh doanh tour du lịch trực tuyến nói riêng là một trong những mảng kinh doanh trực tuyến (e-commerce) phát triển mạnh mẽ nhất. Doanh số kinh doanh du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2010 đạt khoảng 309 tỷ USD, dự báo đến năm 2016 sẽ đạt 523 tỷ USD.

Đặc điểm khách du lịch

Theo Báo cáo thương mại điện tử 2014, có 71% người dùng internet Việt Nam từng mua sắm trực tuyến. Trong đó, có khoảng 21% người từng đạt mua vé máy bay/tour du lịch. Tỷ lệ người mua sắm đặt vé may bay/tour du lịch trực tuyến năm 2013 là 16%. Như vậy, tính đến năm 2014 có khoảng 6 triệu người từng đặt mua vé may bay/tour du lịch trực tuyến. Trong năm 2014, số người mua mới (mua lần đầu) khoảng 1.420.000 người. Ước tính, chi tiêu bình quân của khách du lịch nội địa khoảng 1.1 triệu/ngày. Đối với khách quốc tế, ước tính tổng chi phí cho một chuyến du lịch Việt Nam khoảng 1.500 USD/người, chi tiêu bình quân khoảng 110 USD/ngày.

Trước khi đi du lịch, người tiêu dùng thường tham khảo thông tin từ ý kiến gia đình-bạn bè, tìm kiếm trên trang tìm kiếm và các website du lịch. Trong đó, gần 70% người từng đi du lịch cho biết họ tìm kiếm thông tin du lịch qua thiết bị di động (Điện thoại & máy tính bảng). Mạng xã hội cũng là một trong những nguồn thông tin tham khảo quan trọng trước khi du lịch. Một số nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng những thông tin từ mạng xã hội và người ảnh hưởng (Influencer) là nhân tố then chốt tác động đến hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ khi họ nghiên cứu thông tin du lịch.

Hình. Nguồn thông tin tham khảo trước khi đi Du lịch. Base: Người dùng internet có đi du lịch trong nước 1 năm qua (Vinaresearch, 2013)

[Link download full báo cáo]

Hoạt động quảng cáo trực tuyến

Hầu hết các công ty lữ hành sử dụng cùng website cho nhiều chức năng khác nhưng một số công ty phát triển nhiều website riêng biệt. Mạng bán tour Travel.com.vn là website dẫn đầu về số lượng cập, với 220 ngàn visit/tháng. Đây cũng là website có thời gian người xem lưu lại trang lâu vượt trội hơn các website công ty lữ hành khác. Gần 63% traffic đến các website Lữ hành là từ trang tìm kiếm, 21% traffic đến từ trang website khác, 13.6% traffic đến trực tiếp và chỉ 1.1% traffic là từ trang mạng xã hội.

Bảng dưới cho thấy 11 website của 10 công ty có lượng truy cập trung bình tháng cao nhất trong hơn 40 website khảo sát. Trong đó, có 9 website bán tour, 1 website thông tin công ty và 1 website tin tức du lịch. Qua các chỉ số số lượng truy cập, cơ cấu traffic, thời gian trên trang chúng ta có thể phần nào biết được sự khác nhau trong hoạt động online marketing của các công ty dịch vụ lữ hành.

[Link download full báo cáo]

Hồng Thảo / Moore
Nguồn Digitalk