Xu hướng tiêu dùng 2015: Người Việt sẵn sàng chi tiền

Người tiêu dùng chi khoảng 15% thu nhập của hộ gia đình để mua các sản phẩm có giá trị cao như điện tử, đồ gia dụng, các khoản thanh toán lãi suất.

Trên cả nước, hơn 50% người dân Việt Nam vẫn lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế. Người dân ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Cần Thơ có nhiều nhận thức tích cực hơn so với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng.

Dấu hiệu nhận biết kinh tế phục hồi

Đó là kết quả được công bố trong bản báo cáo Viettrack tháng 1 năm 2015 nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng của người dân trong thời kỳ kinh tế phục hồi của Cty nghiên cứu thị trường Intage Vietnam (FTA Market Research). Kết quả nghiên cứu này được khảo sát dựa trên hành vi tiêu dùng của 300 người tại khu vực Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế

Các cụm từ như “đầu tư nước ngoài tăng”, “xây dựng công trình giao thông vận tải lớn phục vụ phát triển kinh tế” nằm trong top những tín hiệu kinh tế phục hồi được nhận thấy rõ ràng ở cả 4 thành phố.

Ngoài ra, người Đà Nẵng còn nhận thấy “tỷ lệ thất nghiệp giảm”, “thu nhập cá nhân tăng” và “sức mua sắm của người tiêu dùng tăng” là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế phục hồi. Khoảng 70% người dân Cần thơ nhận biết kinh tế phục hồi nhờ yếu tố “giá hàng hóa ổn định/lạm phát được kiểm soát tốt”.

Song song với suy nghĩ tích cực, 33% người tiêu dùng Việt khẳng định rằng thu nhập của hộ gia đình tăng lên trong năm 2014. Và Đà Nẵng là thành phố có cải tiến lớn nhất trong thu nhập hộ gia đình với 55% tăng lên.

Bản báo cáo cũng cho thấy, 50% thu nhập của hộ gia đình được dùng để mua sắm các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày (thực phẩm, sản phẩm chăm sóc gia đình...). Đây là một cơ hội đầy hứa hẹn cho các DN sản xuất mặt hàng FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) và hệ thống các Cty phân phối và bán lẻ. Ngoài ra người tiêu dùng chi khoảng 15% thu nhập của hộ gia đình để mua các sản phẩm có giá trị cao như điện tử, đồ gia dụng, các khoản thanh toán lãi suất... và người Hà Nội sẵn sàng trả lên đến 20% trong tổng thu nhập của họ cho những sản phẩm này.

Một cơ hội đầy hứa hẹn cho các DN sản xuất mặt hàng FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) và hệ thống các Cty phân phối và bán lẻ.

Xu hướng mới

Một trong những điểm đáng chú ý của bản báo cáo là sự thay đổi đáng kể của mô hình mua sắm của khách hàng trong năm 2013 và 2015. Khảo sát cho thấy, tỷ lệ của "những người sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm mà họ muốn" tăng gấp đôi trong tổng số và tăng gấp ba lần trong TP Hồ Chí Minh trong 2 năm qua. “Nhất quán”, sự "thay thế" và "nhu cầu tối thiểu" đã được cắt bỏ qua 4 thành phố.

Thực tế là "đàm phán" nhóm bao gồm 30% người tiêu dùng trong cả nước có thể thúc đẩy các nhà sản xuất để quản lý các chiến dịch quảng bá để thu hút họ.

Kết quả phân loại nhóm người tiêu dùng trong năm 2013 và 2015 cho thấy, đối với nhóm sản phẩm thiết yếu, chi phí phân bổ cho sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong 12 tháng tiếp theo sẽ được tăng lên. Trong đó, chi phí cho Internet, 3G và điện thoại sẽ có mức tăng cao nhất so với các chi phí khác, đặc biệt là ở Đà Nẵng (49%) và Cần Thơ (38%).

Trong khi đó, Hồ Chí Minh vẫn là thành phố dẫn đầu trong việc tăng chi tiêu đều cho các mặt hàng thiết yếu trong 12 tháng tới (khoảng 20%). Đà Nẵng và Cần Thơ sẽ là hai thành phố có những thay đổi đáng kể nhất trong năm 2015 và Hà Nội có ít thay đổi hơn.

Người tiêu dùng chi khoảng 15% thu nhập của hộ gia đình để mua các sản phẩm có giá trị cao như điện tử, đồ gia dụng, các khoản thanh toán lãi suất.

Trong 12 tháng tới, bản báo cáo chỉ ra rằng, đối với nhóm sản phẩm cá nhân được người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn (khoảng 30%). Hai thành phố đóng góp nhiều nhất cho xu hướng này là Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào dịch vụ chăm sóc sắc đẹp với 33% và 22%, so với 7% ở Hà Nội và 5% ở Cần Thơ.

Đặc biệt, Hà Nội là thành phố duy nhất có tỷ lệ chi tiêu thấp nhất cho nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân so với các thành phố còn lại.

Trong số tất cả các sản phẩm có giá trị cao "Thiết bị điện tử", "Tiết kiệm cho việc mua xe máy" và "Tiết kiệm cho việc mua đồ dùng gia đình" là top 3 mặt hàng mà người tiêu dùng có kế hoạch tăng chi tiêu trong 12 tháng tới (20% - 30% ở 4 thành phố). “Giáo dục” có chi phí tăng cao nhất tại 4 thành phố, đặc biệt là TP HCM tăng gần 50%. Bên cạnh đó, người TP HCM tăng tiết kiệm để mua nhà với 22%.

"Thiết bị điện tử", "Tiết kiệm cho việc mua xe máy" và "Tiết kiệm cho việc mua đồ dùng gia đình" là top 3 mặt hàng sẽ tăng chi tiêu.

Thiết bị điện tử, tiết kiệm cho việc mua xe máy và tiết kiệm cho việc mua đồ dùng gia đình là top 3 mặt hàng mà người tiêu dùng có kế hoạch tăng chi tiêu trong năm 2015.

Cuối cùng, đối với nhóm sức khỏe và giải trí, dự kiến trong 12 tháng tới, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ là 3 thành phố mở rộng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và đi du lịch trong nước. Top 3 thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ mở rộng ngân sách cho du lịch và dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Thuốc bổ, thực phẩm chức năng và vitamin sẽ có cơ hội phát triển lớn tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với mức tăng khoảng 20%.

Viên Phong
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp