Lối đi riêng của June trên thị trường sơn

Năm 2011, khi nhà máy ép dầu đậu nành tại khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do công ty Bunge Việt Nam đầu tư 100 triệu USD để xây dựng.

Dưới sự giám sát của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong ngành ép dầu, Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam được hoàn thiện xây dựng trong vòng 15 tháng, vận hành hết công suất và ổn định chỉ trong một tuần chạy thử.

Với quy trình nghiêm ngặt nên những nhà thầu hoặc cung ứng tham gia vào các hạng mục của Buge Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp có tên tuổi. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần sơn June, doanh nghiệp phân phối sơn hệ thống sơn chịu nhiệt Mascoat tại VN có lẽ là một ngoại lệ. Mặc dù chỉ mới tham gia vào thị trường sơn, nhưng June lại là cái tên được chọn để cung cấp sơn cho công trình này.

Đây là công trình lớn nhất của June cho đến thời điểm này. Thế nhưng những điều mà June làm được còn nhiều hơn thế. Sơn là một thị trường có sự cạnh tranh rất cao, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn June đã bắt đầu thâm nhập thị trường trong nước . Họ đã làm được điều đó như thế nào? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trung Dũng, giám đốc công ty cổ phần sơn June về chiến lược của công ty này.

* Vì sao Bunge Việt Nam lại chọn sản phẩm Mascoat cho dự án của họ, thưa ông?

Đầu tiên là do Mascoat đã thi công cho các công trình của Bunge tại Mỹ, Trung Quốc và các nhà máy khác trên toàn thế giới. Thứ hai là khi sử dụng hệ thống sơn chịu nhiệt Mascoat của Mỹ thì công trình vừa cách nhiệt theo yêu cầu của hệ thống, vừa bảo vệ bề mặt và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc của công nhân.

Với công trình lớn như Bunge phải đảm bảo an toàn chống cháy nổ , điều kiện thi công nghiêm ngặt mà chúng tôi thực hiện thi công sơn Mascoat khi nhà máy vẫn đang sản xuất bình thường. Nhiệt độ bề mặt giảm xuống từ 58 chỉ từ 37-42 độ C đối với bồn chiết xuất dầu nành và từ 82 xuống 42 độ với bồn áp lực cao, nhiệt độ bên trong tăng lên 2,7 độ C sau khi sơn và tiết kiệm được nhiều năng lượng cung cấp để duy trì nhiệt độ sản xuất của hệ thống . Nếu sử dụng hệ thống bảo ôn thông thường hoặc bao bọc bề mặt thì sau vài năm phải thay đổi , lại không kiểm tra được bề mặt thép nếu bị rỉ sét, nếu có hiện tượng tràn dầu lên lớp amiant và nhiệt độ tăng cao mà không quản lý được có thể gây cháy...còn nếu sử dụng hệ thống sơn phủ bình thường thì không đảm bảo được việc giảm nhiệt độ xuống theo yêu cầu của khách hàng.

* Sơn Mascoat khác với các loại sơn khác như thế nào?

Ưu điểm của hệ thống sơn Mascoat là gốc nước nên dễ thi công, cộng dụng chịu và giảm nhiệt không phải do phản nhiệt của lớp sơn phủ mà do hệ thống sơn Mascoat có thành phần ceramic và silicate tạo lớp màng để bao phủ bề mặt làm giảm nhiệt .

Nếu khách hàng dùng hệ thống hệ thống sơn chịu nhiệt thông thường khác hoặc bảo ôn thì vẫn phải chống ăn mòn, rồi bao phủ, không kiểm tra được bề mặt thép, vẫn bị rỉ sét bên trong, rồi khó khăn do cần phải tháo lớp bao phủ ra khi thực hiện bảo dưỡng hàng năm , vài năm phải làm mới trong khi chỉ cần sơn lớp Mascoat lên vừa bảo vệ bề mặt vừa đảm bảo chịu nhiệt, giảm tiêu hao năng lượng , nhiều năm sau công dụng của lớp sơn phủ vẫn duy trì tốt, không cần ngưng hoạt động khi tiến hành thi công bề mặt.

* Đâu là đối tượng khách hàng của Mascoat thưa ông?

Sản phẩm Mascoat đã thi công rất nhiều cho các công trình trên thế giới, các khách hàng của chúng tôi gồm các công ty dầu khí, tàu biển, thực phẩm, sản xuất giấy,dệt may, chế biến gia súc, ngành cao su, khai khoáng, nhựa đường, sản xuất nước bia và nước giải khát ...Nói chung là tất cả các ngành có sử dụng hệ thống nhiệt, hơi dẫn nhiệt, bồn bể chứa, đường ống, hệ thống ngưng tụ..có yêu cầu giữ hoặc giảm nhiệt độ để đảm bảo an toàn, để chống thất thoát nhiệt trong quá trình sản xuất giảm hao hụt năng lượng.

* Ông nhận định như thế nào về thị trường sơn và chất phủ hiện nay trên thị trường?

Trong vài năm qua nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sơn đóng cửa nhưng cũng nhiều công ty mới ra đời, công ty nào đầu tư vào chiều sâu, bài bản và chiến lược, quản lý tốt chất lượng, xây dựng được thương hiệu, quản lý tốt chi phí và luồng tiền thì sẽ phát triển tốt .

Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung, các sản phẩm của các công ty trong nước cũng có thị phần đáng kể. Thị trường sơn trang trí cũng vậy, khi chào bán vào một công trình , chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính cũng sẽ cân nhắc giữa giá cả ,chất lượng và thương hiệu, sẽ yêu cầu các công ty sản xuất sơn đến làm mẫu, họ sẽ so sánh các màng sơn về độ phủ, độ bóng, màu sắc, tính thẩm mỹ cũng với các tiêu chí khác như chống kiềm, tự làm sạch, chống thấm, chống nóng ...công ty nào đảm bảo được các tiêu chí này tốt nhất thì sẽ được lựa chọn. Không nên hoàn toàn tuân thủ theo chỉ định sơn của bên thiết kế chỉ thuần tuý về màu sắc mà bỏ qua giai đoạn kiểm tra chất lượng sơn theo các tiêu chí quan trọng này.

Còn ở kênh đại lý thì ngoài việc người tiêu dùng đã có ý tưởng về nhãn hiệu sơn trên quảng cáo trước khi đến đại lý lựa chọn, hoặc họ sẽ được tư vấn bởi thầu và thợ sơn dựa theo kinh nghiệm lâu năm sử dụng của thầu thợ , họ sẽ được tư vấn bởi người bán để chọn được hệ thống sơn có giá cả phù hợp với chất lượng cho ngôi nhà của họ.

* Đâu là chiến lược để June cạnh tranh lại các đối thủ trên thị trường Sơn Việt nam?

Với ngành sơn trang trí hoặc các ngành bán hàng dựa trên kênh phân phối mà chúng ta cứ luôn nói đến đi tắt đón đầu thì chỉ là ảo tưởng. Trên thị trường ai cũng bán sơn cả, vậy sản phẩm của anh khác nhau như thế nào với sản phẩm của hãng khác, tại sao người mua lại chọn sản phẩm của anh?

Với công ty June, ngoài việc phân phối sản phẩm Mascoat tại thị trường VN, chúng tôi còn sản xuất và phân phối sơn trang trí nhãn hiệu June và Runi trên thị trường. Các nhãn hiệu sơn này được chuyển giao công thức từ đối tác Liberty Holding Group của Thái Lan, quy trình sản xuất đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn và chất lượng của Tháilan. Thị trường xây dựng ở VN phát triển tốt hàng năm dù thời gian qua bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, bởi cắt giảm đầu tư xây dựng, một số phân khúc do các công ty nước ngoài với các thương hiệu mạnh nắm giữ nhưng các công ty trong nước vẫn phát triển tốt với hướng đi riêng của mình.

Kinh doanh sơn là ngành nghề bán chủ yếu qua kênh phân phối và công trình, việc xây dựng kênh phân phối là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Song song với xây dựng kênh phân phối, luôn phải đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để người sử dụng nhận biết được sản phẩm, lợi thế sản phẩm của mình. Khác với thị trường nước ngoài là có phân khúc đáng kể cho người sử dụng mua về và tự sơn lấy, ở VN chúng ta hay khoán hết cho đội ngũ thợ sơn thi công, nên các chương trình ưu đãi được dành riêng cho đội ngũ thợ sơn cũng rất quan trọng song song cùng với chương trình khuyến mãi dành cho các nhà phân phối tại các khu vực.

Giá cả cũng là điều cần cần nhắc khi tiếp cận thị trường vì ai cũng biết quảng cáo nhiều, bộ máy cồng kềnh thì sẽ đội giá ,chúng tôi sản xuất những sản phẩm kinh tế với chất lượng chấp nhận được bởi người sử dụng nhưng giá cả thấp hơn các nhà sản xuất khác để tiếp cận được nhà phân phối và đồng thời có dòng sơn siêu bóng chất lượng và giá cao hơn các phân khúc tương tự trên thị trường.

Ngoài ra chúng tôi đã và đang xuất khẩu sơn trang trí đi thị trường Cambodia từ năm 2011 cho một số khu căn hộ cao cấp tại Phnompenh, trong năm 2015 cùng với đối tác tại đây, chúng tôi sẽ đầu tư một nhà máy sản xuất sơn trang trí và bột trét tường tại thị trường này. Cũng như VN, thị trường CPC có tỷ lệ phát triển xây dựng rất cao và tiềm năng để đầu tư.

Lưu Đức
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư