Ông lớn thứ 2 ngành hàng bánh kẹo Kraft Foods sẽ nhảy vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam đang xôn xao với luồng thông tin Kraft Foods, ông lớn thứ 2 ngành bánh kẹo sẽ mua lại một ông lớn khác của Việt Nam.

Kraft Foods là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu của Mỹ với doanh thu hơn 55 tỷ USD trong năm 2013. Công ty hoạt động trên 150 quốc gia. Hơn 98% gia đình Mỹ đều ít nhiều có sản phẩm của Kraft Foods trong nhà họ. Đó có thể là bánh Ritz, bánh Oreo hay sô cô la Kraft Cadbury.

Với lịch sử hơn 100 năm trong ngành hàng bánh kẹo, Kraft Foods đang tăng cường mở rộng để dẫn đầu ngành hàng này.

Kraft Foods do James L. Kraft sáng lập vào năm 1903. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ phô mai. Qua nhiều năm, Kraft Foods tiếp tục sở hữu rất nhiều thương hiệu liên quan đến thực phẩm như Milka, Toblerone, Jacobs, Oscar Mayer hay Oreo.

5 ngành hàng chính của Kraft Foods

Năm 2012, Kraft Foods chia thành 2 công ty riêng biệt là Kraft Foods Group và Mondelez.

Kraft Foods Group và Mondelez

Mondelez được thành lập vào năm 2012 được xem như là "cỗ máy in tiền" của Kraft Foods do thường xuyên trả cổ tức cao. Công ty được tách ra từ ngành hàng Snacks của Kraft Foods và chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. chuyên về các đồ ăn nhẹ và các loại bánh kẹo như Cadbury, Nabisco, Oreo và Trident.

Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận năm 2013 của Kraft Foods Group lần lượt là 18,2 tỷ USD và 2,7 tỷ USD. Ngành hàng kinh doanh chính của Kraft Foods Group là đồ uống, phô mai, các sản phẩm bơ sữa và đồ ăn nhẹ.

Hiện tại, Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffet đều có sở hữu cổ phiếu của cả Kraft Foods Group và Mondelez.

Các công ty thực phẩm Kellogg Co., Kraft Foods Group Inc. và General Mills Inc. là 3 đối tượng trong tầm ngắm thực hiện các hợp đồng mua bán sáp nhập của Tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warrren Buffet.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Mondelez (Nguồn: http://www.nasdaq.com)
Đơn vị: tỷ USD

Kết quả kinh doanh của Kraft Foods (Nguồn: www.kraftfoodsgroup.com)

Thương vụ sáp nhập giữa Kraft Foods và Cadbury vào năm 2010

Năm 2010, Kraft Foods đã mua lại Cadbury, một đối thủ trong thị trường sản xuất bánh kẹo tại Anh. Giá trị của thương vụ này là 19,6 tỷ USD.

Mặc dù đã chiếm lĩnh được thị trường Mỹ và châu Âu, Kraft Foods cũng chỉ là công ty lớn thứ 2 thế giới trong ngành hàng bánh kẹo, sau Nestlé. Nestlé, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, đã liên tục giữ vị trí hàng đầu thế giới của ngành hàng này. Thương hiệu Nestlé đứng vững ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Tháng 7/2007, Kraft Foods đã mua lại ngành hàng Cookies của Tập đoàn Danone của Pháp với các thương hiệu hàng đầu thế giới như Lefèvre Utile (LU), Tuc and Prince. Vụ sáp nhập này đã khiến Kraft Foods trở thành nhà sản xuất bánh Cookies lớn nhất thế giới. Đồng thời, công ty tiếp tục củng cố và mở rộng kinh doanh.

Kraft Foods sáp nhập với Cadbury vào năm 2010

Sau hàng loạt vụ sáp nhập, có thể thấy Kraft Foods đang hướng đến trở thành công ty thực phẩm hàng đầu thế giới. Chính vì thế, nhằm chinh phục thị trường các nước đang phát triển cũng như tăng thị phần, Kraft Foods đã tiến hành mua lại công ty bánh kẹo hàng đầu của Anh, Cadbury.

Cuối năm 2009, Kraft Foods đã đưa ra mức giá 10 tỷ USD để nắm giữ toàn bộ cổ phần của Cadbury. Cadbury ngay lập tức đã từ chối lời đề nghị vì giá trị cổ phiếu của Cadbury tại thời điểm đó vượt xa giá đề nghị của Kraft Foods.

Sau khi xem xét lại quá trình định giá, Cadbury đã đề nghị mức giá mới là khoảng 19,6 tỷ USD vào đầu năm 2010. Thương vụ này thành công đã cho ra đời tập đoàn sản xuất sô cô la lơn nhất thế giới. Ngoài ra, một ngày sau khi công bố kết quả thương vụ, giá cổ phiếu của Kraft Foods giảm 1,8% trong khi giá cổ phiếu của Cadbury tăng 5,6%.

Động cơ sáp nhập giữa Kraft Foods và Cadbury

Mở rộng thị trường và cơ hội bước chân vào thị trường mới nổi là động cơ chính thúc đẩy Kraft Foods mua lại Cadbury. Việc sáp nhập giữa 2 công ty cũng dẫn đến một số thương hiệu được hợp nhất như: bánh quy Kraft's Oreo, phô mai Velveeta và sô cô la Cadbury. Ngành công nghiệp bánh kẹo đầy tiềm năng đang chờ đợi sự trỗi dậy của một công ty bánh kẹo khổng lồ với doanh thu ước tính 55 tỷ USD/ năm.

Thương vụ mua bán này đã biến Kraft Foods thành một công ty đầy quyền lực trong ngành công nghiệp bánh kẹo. Với việc mua lại Cadbury, Kraft Foods đã là một công ty chiếm tới 70% thị phần sô cô la và 1,2 triệu cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ.

Thị phần tại các thị trường mới nổi

Thực tế, việc sáp nhập các thương hiệu như kẹo cao su Trident, sô cô la Dairy Milk đã giúp Kraft Foods mở rộng sản xuất kinh doanh và đạt được tốc độ tăng trưởng cao tại Ấn Độ, Nam Phi và Mexico.

Mặc dù việc sáp nhập đã mang lại những thành công đáng kể trong kinh doanh và nâng cao vị thế của Kraft Foods trên thị trường sô cô la nhưng đối thủ của họ là Nestlé vẫn duy trì vị trí số 1, thống trị thực trường thực phẩm và đồ uống toàn cầu.

Nestlé vẫn là số 1

Doanh thu gần 105 tỷ USD trong năm 2013, Nestlé sở hữu các thương hiệu như Nescafé, Perrier, JennyCraig vàHäagen-Dazs. Sản phẩm của Nestlénằm ở 3 phân khúc chính: thực phẩm, đồ uống và dược phẩm. Ngành thực phẩm và đồ uống bao gồm các đồ uống dạng lỏng và dạng bột, nước; các sản phẩm sữa, kem; các loại gia vị, bánh kẹo và thực phẩm dành cho vật nuôi.

Các nhãn hàng của Nestlé

Nestlé vẫn đang duy trì vị trí số 1 trong ngành hàng bánh kẹo. Tuy nhiên, một Kraft Foods với những bước đi khôn ngoan đang đẩy mạnh quá trình mua bán sáp nhập cũng như tìm kiếm các công ty thực phẩm ở những thị phẩm ở các thị trường mới nổi và đông dân cư, đặc biệt là khu vực châu Á.

Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu dân, có vẻ việc lọt vào tầm ngắm của Kraft Foods là đương nhiên.

DVO
Nguồn Gafin