20 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2014

Danh sách 20 thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo xếp hạng BrandZ Top 100 của hãng nghiên cứu Millward Brown...

Năm nay chứng kiến lần đầu tiên từ năm 2010, “gã khổng lồ” tìm kiếm Google vượt qua tập đoàn công nghệ Apple về giá trị thương hiệu trong BrandZ Top 100. Trước đây, Google đã dẫn đầu danh sách này trong thời gian 2007-2010. Sự vươn lên của Google trong xếp hạng năm nay là do giá trị thương hiệu của công ty này tăng 40% trong năm qua, trong khi giá trị thương hiệu Apple giảm 20%.

Dưới đây là 20 thương hiệu dẫn đầu BrandZ Top 100 năm nay do Business Insider giới thiệu:

1. Google

- Giá trị thương hiệu: 158,8 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 40%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ

2. Apple

- Giá trị thương hiệu: 147,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -20%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ

3. IBM

- Giá trị thương hiệu: 107.5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -4%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ

4. Microsoft

- Giá trị thương hiệu: 90,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 29%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 3

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Công nghệ

5. McDonald's

- Giá trị thương hiệu: 85,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -5%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đồ ăn nhanh

6. Coca-Cola

- Giá trị thương hiệu: 80.7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đồ uống nhẹ

7. Visa

- Giá trị thương hiệu: 79,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 41%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 2

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thẻ tín dụng

8. AT&T

- Giá trị thương hiệu: 77,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 22

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Viễn thông

9. Marlboro

- Giá trị thương hiệu: 67,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -3%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thuốc lá

10. Amazon

- Giá trị thương hiệu: 64,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 41%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 4

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Bán lẻ

11. Verizon

- Giá trị thương hiệu: 63,5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 20%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Viễn thông

12. GE

- Giá trị thương hiệu: 56,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 2%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Đa lĩnh vực

13. Wells Fargo

- Giá trị thương hiệu: 54,2 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 14%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Ngân hàng khu vực

14. Tencent

- Giá trị thương hiệu: 53,6 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 97%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 7

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Công nghệ

15. China Mobile

- Giá trị thương hiệu: 49,9 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -10%

- hay đổi xếp hạng so với năm 2013: -5

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Viễn thông

16. UPS

- Giá trị thương hiệu: 47,7 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 12%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Hậu cần

17. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC)

- Giá trị thương hiệu: 42,1 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 2%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -1

- Quốc gia: Trung Quốc

- Lĩnh vực: Ngân hàng khu vực

18. MasterCard

- Giá trị thương hiệu: 39.5 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 42%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 2

- Quốc gia: Mỹ

- Lĩnh vực: Thẻ tín dụng

19. SAP

- Giá trị thương hiệu: 36,4 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: 6%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: 0

- Quốc gia: Đức

- Lĩnh vực: Công nghệ

20. Vodafone

- Giá trị thương hiệu: 36,3 tỷ USD

- Thay đổi giá trị so với năm 2013: -9%

- Thay đổi xếp hạng so với năm 2013: -3

- Quốc gia: Anh

- Lĩnh vực: Viễn thông

Nguồn VN Economy