Lợi thế nào cho đồ ăn nhanh thương hiệu Việt?

Liệu các doanh nghiệp có nhìn thấy các lợi thế để xây dựng được đồ ăn nhanh thương hiệu Việt khi đứng trước sự xâm lấn ồ ạt của các tên tuổi nổi tiếng trên thế giới.

Đầu tháng 2/2014 vừa qua ông vua đồ ăn nhanh của Mỹ McDonald’s chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam đánh dấu một thời điểm mà theo như dự đoán của các chuyên gia sẽ khiến cho thị trường cạnh tranh mặt hàng này ở Việt Nam trở nên vô cùng khốc liệt.

Trước khi gã khổng lồ này đến, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi lớn hoạt động trong cùng lĩnh vực. Tiêu biểu phải nói đến KFC sớm nhất năm 1997, Lotteria năm 2004, Pizza Hut năm 2007, Burger King năm 2011 và gần đây nhất là Starbucks năm 2013.

Những ông lớn này nắm trong tay hàng trăm các cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh tại tất cả các thành phố lớn trên cả nước và coi Việt Nam như sân chơi của riêng họ.

Các thương hiệu đồ ăn nhanh thi nhau tấn công thị trường Việt Nam

Lý do các thương hiệu này thành công ở Việt Nam có rất nhiều, nhưng sự vượt trội khiến họ chiến thắng thương hiệu Việt chủ yếu chính là ở tiềm lực tài chính, ở hệ thống quản trị và ở các chiến lược Marketing bài bản.

Liệu có phải vì vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam không “dám” cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn hay là họ “sợ” phải tham gia cuộc chiến khá khốc liệt này?

Không hẳn như vậy, đồ ăn nhanh thương hiệu Việt cũng có “thế mạnh” riêng của mình và các doanh nghiệp có thể nhận ra và tìm hướng đi cho riêng hay không.

Lợi thế thị trường:

Việt Nam là đất nước đứng thứ 13 thế giới về dân số với 90 triệu người và có kết cấu dân số trẻ. Một thị trường đầy tiềm năng mà các thương hiệu đồ ăn nhanh đặc biệt chú ý đến.

Nếu bây giờ ta coi đó là một miếng bánh thị phần thì các thương hiệu kể trên liệu đã chiếm được gần hết hay chưa.

Nên biết rằng không phải ngẫu nhiên mà McDonald’s phải đợi đến năm 2014 mới có bước tiến đầu tiên vào Việt Nam. Họ đánh giá được rằng thời điểm này mới là thích hợp nhất để đầu tư khi mà tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực fastfood luôn duy trì ổn định ở mức 15 - 20% trong những năm qua.

Điều đó chỉ ra một sự thật rằng miếng bánh này vẫn còn quá lớn và còn rất nhiều cơ hội để cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội bởi “ăn uống” luôn luôn là nhu cầu tối cơ bản của con người.

Định nghĩa về fastfood:

Việt Nam là đất nước đứng thứ 13 thế giới về dân số với 90 triệu người và có kết cấu dân số trẻ. Một thị trường đầy tiềm năng mà các thương hiệu đồ ăn nhanh đặc biệt chú ý đến.

Nhiều người cho rằng có thể tập trung vào các món ăn như nem cuốn, bánh gói, các món chả được gói trong những tấm lá xanh hay thậm chí là cả phở, bún… bởi nó đậm chất Việt.

Tuy nhiên chúng ta có thể thành công không khi người dân có thói quen thường ăn những món ăn này ở các quán ven đường, các gánh hàng rong dân dã hơn là vào các nhà hàng sang trọng.

Có lẽ nên gọi là “món ăn truyền thống” thì hợp lý hơn và chỉ có ăn thật chậm, thưởng thức từ từ, người ăn mới có thể cảm nhận được hết hương vị của chúng.

Nói như vậy để thấy được rằng các mặt hàng trọng tâm khi kinh doanh đồ ăn nhanh vẫn phải dựa trên những thứ được coi là thế mạnh của phương Tây.

Nhưng các doanh nghiệp Việt có một lợi thế nhất định mà chính họ mới phải cảm ơn những người đi trước rất nhiều. Bởi chính những KFC hay Lotteria đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa hoàn hảo về những gì được gọi là “fastfood”. Thứ được du nhập từ nước ngoài từ mười mấy năm trước và ngày nay nó đã được định hình một cách cực kỳ rõ ràng trong nhận thức ẩm thực của người dân Việt Nam.

Phương thức kinh doanh:

Giới trẻ ngày nay luôn có xu hướng muốn được thể hiện bản thân qua hành động và việc làm.

Tại sao một cửa hàng đồ ăn nhanh lại có thể thu hút đến vậy trong khi những miếng gà rán trong đó chưa chắc đã ngon hơn các món ăn bên ngoài. Không những thế, chúng ta lại còn phải “tự phục vụ” nếu muốn đưa một đĩa đồ ăn về bàn của mình.

Bởi vì bên trong những cửa hàng đó, thường có tổng thể khá sang trọng và mang phong cách hiện đại theo lối sống phương Tây. Một địa điểm tuyệt vời không chỉ để thỏa mãn cho nhu cầu ăn uống mà còn là một chỗ tốt nhất để có những cuộc chuyện trò thú vị. Điều mà chắc chắn rằng những nơi ồn ào bên ngoài không thể đem đến trải nghiệm như vậy.

Những gì cần làm để tạo ra sức hút là phải cho khách hàng thấy một môi trường đủ các điều kiện tốt kể trên. Thêm vào đó, tạo ra sự khác biệt bằng cách loại bỏ cụm từ “tự phục vụ” ra khỏi thực đơn sẽ khiến cho những vị khách cảm thấy bản thân được “tôn trọng hơn”, một lợi thế nữa đáng để xem xét.

Lợi thế giá:

Để có thể có một đĩa đồ ăn ngon lành trong những cửa hàng ăn nhanh phải mất một cái giá không hề rẻ chút nào, bởi mỗi suất như vậy luôn đi kèm theo cái được gọi là giá trị cộng thêm của “thương hiệu”.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta lại phải chi ra một khoản tiền để trả cho một cái tên KFC trong một miếng “gà rán KFC”. Cảm giác đó thật không hay chút nào và thật sự không phải là cách tiêu dùng thông minh.

Một cửa hàng đồ ăn nhanh nếu do người Việt mở, sẽ không phải chịu thêm khoản chi phí đó và tất nhiên giá cả sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều mặc dù chất lượng đồ ăn có thể ngang nhau.

Lợi thế Marketing:

Như đã nói ở trên, các thương hiệu ngoại luôn có những chiến lược marketing hết sức bài bản và hiệu quả.

Họ có kinh nghiệm, họ có cả những nguồn kinh phí dồi dào. Tuy nhiên điểm mạnh đó có thể bị san lấp nếu chúng ta cũng biết khai thác đúng những điểm mạnh của mình.

Ngày nay, khi mà các phương tiện truyền thông và internet đang phát triển với một tốc độ chóng mặt thì việc PR cho thương hiệu đã không còn là một vấn đề quá khó khăn. Thậm chí một chỉ một vài cái click chuột trên các trang xã hội kèm theo một khoản phí nho nhỏ là bạn sẽ được cả ngàn người biết đến.

Không ai hiểu được ẩm thực Việt Nam bằng chính người Việt. Tận dụng lợi thế này để sáng tạo ra một công thức riêng, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam là điều hoàn toàn có thể.

Đó có thể là một hình thức quảng bá hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với kinh phí thấp nhưng hiệu quả là tương đối tốt.

Một điều còn quan trọng hơn đó là sự cạnh tranh này đang được diễn ra ngay trên sân nhà của chúng ta. Bằng cách xây dựng một chiến lược quảng bá hiệu quả, kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng thông qua phương châm “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, chúng ta sẽ làm nên sức mạnh cho riêng mình, đó là sức mạnh của niềm tự hào dân tộc.

Lợi thế khẩu vị:

Khi bạn vào một cửa hàng ăn nhanh, cầm một miếng gà rán, hoặc một chiếc bánh mỳ kẹp thịt trên tay và ăn chúng. Cảm giác đầu tiên chính là sự an toàn, mặc dù có thể hương vị của chúng không hợp với bạn.

Mỗi một thương hiệu đều có một công thức chế biến của riêng mình. Tuy nhiên hầu hết các công thức đó lại đến từ các nền văn hóa khác.

Không ai hiểu được ẩm thực Việt Nam bằng chính người Việt. Tận dụng lợi thế này để sáng tạo ra một công thức riêng, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam là điều hoàn toàn có thể.

Ngoài ra chúng ta cần phải biết cách để đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, điều mà các doanh nghiệp nước ngoài đang làm rất tốt.

Có được hai lợi thế kể trên, không bao giờ người tiêu dùng lại có thể quay lưng lại được với những đồ ăn “Made in VietNam”.

Lợi thế nguồn cung:

Hầu hết các thương hiệu ngoại phải nhập nguồn nguyên liệu chế biến từ nước ngoài và vì thế họ có nguồn cung ứng dồi dào và đảm bảo.

Việc này ngược lại là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng có thể hoàn toàn khắc phục được các khó khăn này nếu các doanh nghiệp biết bắt tay hợp tác với các nhà cung ứng nước ngoài thay vì loay hoay tìm một giải pháp khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những hiểu biết của mình để tìm những nguồn cung khác trong nước đảm bảo giá cả rẻ và chất lượng tốt. Điều này thật sự không quá khó, bởi Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp và ngành chăn nuôi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

Nguồn vốn đầu tư:

Đừng bao giờ coi cuộc chiến chống lại các thương hiệu ngoại nhập là cuộc chiến của từng cá nhân.

Nếu không có sự đồng lòng trong liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, tạo thành một chuỗi hệ thống, chúng ta sẽ không thể duy trì được thực lực và lợi thế cạnh tranh.

Nên nhớ rằng thời điểm này đã hoàn toàn khác với thời điểm năm 1997 khi KFC lần đầu tới Việt Nam và phải mất tới 7 năm mới đạt được điểm hòa vốn. Thời điểm đầu tư đến thời điểm làm ăn có lãi có thể được rút ngắn xuống khá nhiều nếu biết đầu tư đúng cách và quản lý hiệu quả.

Lời cuối:

Trước đây cũng có một thương hiệu của người Việt đã từng được kỳ vọng sẽ là đầu tàu trong cuộc chiến đồ ăn nhanh tuy nhiên cuối cùng vẫn thất bại.

Thật ra, đó mới chỉ là điểm khởi đầu chứ chưa phải là kết thúc cuộc chơi.

Học tập từ thất bại đó, rút ra kinh nghiệm để đứng lên lúc này mới là điều cần phải làm.

G7 cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn mới đến được thành công như ngày nay trở thành thương hiệu cà phê số một Việt Nam. Hãy tin tưởng rằng, đến một ngày nào đó các ông lớn đang thống trị thị trường đồ ăn nhanh sẽ phải giật mình nhìn lại khi chứng kiến những đối thủ non trẻ ngày càng lớn mạnh và sẵn sàng thách thức tất cả tại nơi mà họ luôn coi như “sân nhà” của chính mình.

Nguồn Việt Q