Giữa 2 thế giới: Thị trấn nhỏ, lý tưởng lớn

Giữa 2 thế giới: Thị trấn nhỏ, lý tưởng lớn

Họ là hai người đàn ông đến từ hai quốc gia đã từng ở hai bên bờ chiến tuyến, nói những thứ tiếng xa lạ với nhau, với một nền văn hóa cách biệt và khí hậu, thời tiết cũng hoàn toàn trái ngược: một miền gió tuyết lạnh lẽo và một miền nhiệt đới nóng ẩm. Nhưng họ - Don SammonsPhạm Đình Nguyên đã cùng ấp ủ một giấc mơ “điên rồ” về “miền đất hứa” của riêng mình ở thị trấn Buford, vùng phía Nam Wyoming – Hoa Kỳ, nơi mà mọi người luôn nghĩ đến như một chốn “khỉ ho cò gáy”. Tại nơi đây, một thương hiệu Việt sẽ mãi được nhắc đến, tên là "thị trấn PhinDeli".

Câu chuyện đăng trên trang nhất báo Los Angeles Times ngày 29/10/2013, Brands Vietnam xin được đăng lại và giới thiệu với các bạn hành trình kỳ thú về sự ra đời của thương hiệu này.

- ★ -

Câu chuyện bắt đầu tình cờ từ một buổi đấu giá trực tuyến, Phạm Đình Nguyên - một doanh nhân tuổi 38 đến từ Việt Nam, đã mua 4 hecta đất được giới thiệu như thị trấn nhỏ nhất ở nước Mỹ, nơi mà cách đây 150 năm từng được xây dựng nhằm mục đích phục vụ tuyến đường xe lửa xuyên lục địa.

Với 900,000 đôla, Nguyên đã mua lại thị trấn từ tay Sammons- người từng làm thị trưởng, chủ bưu điện và chủ trạm xăng cùng với năm tòa nhà nằm dọc con đường Liên bang Interstate 80, cách phía tây bắc Denver một tiếng rưỡi.

Don Sammons, trưởng thị trấn cũ, đã mua Buford vào năm 1992 và quảng bá về nơi đó là “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”. Năm ngoái ông đã rao bán và tiến hành đấu giá mảnh đất này sau khi quyết định chuyển đi nơi khác.

Ông Nguyên đã sử dụng không gian đó và bắt đầu xây dựng một đế chế cà phê, giới thiệu cho người Mỹ một phong cách thưởng thức cà phê Việt Nam. Ở Sammons, Nguyên cảm nhận được một sự gắn bó đặc biệt và háo hức cho một thương vụ hợp tác sắp tới.

Từ một người đàn ông trẻ, Sammons nay đã bước sang tuổi 63, từng là cựu chiến binh chiến đấu tại Việt Nam. Giờ đây, ông ấy đang góp sức quảng bá cho thương hiệu cà phê PhinDeli và lập kế hoạch trở lại vùng đất nơi ông đã từng chiến đấu để khám phá ra bí quyết chế biến cà phê tuyệt hảo.

“Cách đây vài tháng, nếu ai đó nói rằng tôi sẽ bán nơi này cho một người Việt nam, tôi sẽ cho là họ không biết đùa.” Sammons kể lại.

“Wow, thật thú vị.” Anh nhớ lại lúc đó, “nhưng mà Buford là ở đâu vậy?”

Đối với Phạm Đình Nguyên, trưởng thành trong một gia đình có cha là nhà thơ và công tác tại một tờ báo lớn - không liên quan đến chiến tranh. Anh để lại quá khứ sau lưng và ra đi tìm kiếm sự nghiệp cho chính mình. Cách đây một năm rưỡi, Phạm Đình Nguyên lúc đó còn ở TP. HCM và tình cờ bắt gặp thông tin đấu giá về thị trấn Buford.

“Wow, thật thú vị.” Anh nhớ lại lúc đó, “nhưng mà Buford là ở đâu vậy?”

Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó mà tiến triển nhanh như có sắp đặt trước. Ông chủ Phạm Đình Nguyên - trước nay nổi tiếng làm giàu bằng kinh doanh nhập khẩu đồ hộp, chăm sóc sức khỏe cá nhân nam và nhớt xe gắn máy - đã quyết định nộp đơn xin visa và khẩn cấp làm một chuyến hành trình sang đất Mỹ để tham dự buổi đấu giá.

- ★ -

Buổi đấu giá diễn ra ngay tại Buford vào đầu tháng 4 năm 2012, có khoảng 70 người tham dự.

Họ đứng theo dõi buổi đấu giá quanh khu vực trạm xăng và cửa hàng tiện lợi rộng 200 mét vuông - nơi ông Sammons đang kinh doanh các loại đồ uống và quà lưu niệm. Thêm vào đó, hàng trăm người khác đến từ 86 quốc gia cũng tham gia đấu giá trực tuyến.

Bay một chặng đường dài, Nguyên đi vội đến Buford lúc đó đang có gió mạnh và tuyết nhẹ. Trong đầu anh, việc đấu giá sẽ không dễ dàng vì phải cạnh tranh với nhiều người khác, cũng mong muốn trở thành thị trưởng của thị trấn này. Nhưng khi mức giá đẩy lên đến 700.000 đôla thì những cánh tay đã thưa dần, ngoại trừ Phạm Đình Nguyên vẫn một mực giữ quyết tâm về thị trấn cà phê cho riêng mình, và một cư dân khác của Buford đang đấu giá qua điện thoại. Cuối cùng thì Nguyên cũng chiến thắng người đàn ông Buford đó và bước lên cương vị mới là chủ thị trấn trong mơ của mình.

Mặc dù thế, trong đầu anh lúc đó vẫn chưa có gì rõ ràng cho tương lai.

Sammons nhớ lại: “Hôm đó chúng tôi không trò chuyện nhiều, tôi chào hỏi và chụp cùng anh ta một bức ảnh. Chỉ có thế.” Gia đình anh Nguyên cũng chưa hề đến đây.

Tân chủ nhân của Buford nhanh chóng cho tu sửa lại bảng hiệu và các khu vực thương mại của thị trấn bằng việc bố trí một quầy bar tự phục vụ dài 10 mét, nơi những tay lái xe tải đường dài và khách du lịch ngang qua có thể ghé vào thưởng thức ba loại cà phê rang xay đậm đà quyến rũ từ vùng cao nguyên, cũng chính là nơi mà ông Sammon từng đi lính ngày xưa.

Ông chủ thị trấn cà phê Phạm Đình Nguyên đội chiếc mũ mang dấu ấn “Buford” đứng trước thương hiệu cà phê PhinDeli của riêng mình. PhinDeli có ý nghĩa là “delicious filter coffee – cà phê phin ngon hảo hạng”.

Ông Nguyên nhập khẩu cà phê nguyên chất từ Việt Nam sang Wyoming và nhắm đến việc phân phối rộng rãi khắp nước Mỹ, bao gồm cả California. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và xuất sang các thị trường chủ yếu như châu Âu và các nước châu Á khác nhưng trên đất Mỹ, “hương vị” cà phê Việt Nam dường như vẫn còn mờ nhạt.

- ★ -

Quản lý thị trấn Buford chỉ có 3 người, bao gồm cả người trông coi Fred Patzer cũng là cư dân Buford.

Thị trấn này vốn là khu căn cứ phòng thủ được xây dựng từ năm 1866 để bảo vệ hệ thống tuyến đường xe lửa kết nối với bờ tây nước Mỹ. Nơi này cũng từng khét tiếng với nhiều vụ cướp xe lửa của tên trùm thế giới ngầm Butch Cassidy.

Cũng cần nói thêm, thị trấn này, được đặt theo tên của Tổng tư lệnh John Buford sau Nội chiến (Civil War), lúc thời hoàng kim có đến 2,000 cư dân sinh sống. Thậm chí hai vị tổng thống Mỹ là Ulysses S. Grant và Franklin D. Roosevelt cũng đã từng ghé qua.

Ông Sammons hào hứng kể lại hành trình cách đây 30 năm khi lần đầu tiên ông chuyển từ Newport Beach về định cư ở nơi này, bắt đầu công việc kinh doanh gần khu Laramie và làm việc trong một trang trại cho thuê cách Buford 3 dặm về phía Nam. Với góc nhìn trải rộng khắp dãy Rocky, thị trấn nằm trên con đườn liên bang Interstate 80 nối giữa thành phố New York và San Francisco này là điểm cao nhất với độ cao 2,400 mét cách mặt nước biển - nơi nhiệt độ thường âm vào mùa đông và sức gió lên đến 112 km/h.

Vào năm 1992, Sammons đã bán đi sự nghiệp kinh doanh đang phát đạt của mình để mua lại Buford. Tiếp đó, ông về sống trong một căn nhà nhỏ có ba phòng ngủ và biến trường học cũ kĩ bên cạnh thành một văn phòng. Ông dựng một gara nhỏ từ một cửa hàng cũ được xây từ năm 1895, nơi mà bây giờ đã biến thành những quầy cà phê nhỏ với cái tên bảng hiệu đầy tự hào: “Tuyên ngôn cà phê Việt.” Vài thứ trong đó cũng được bán ở khu thương mại Buford và phần còn lại sẽ được phân phối cho các khách hàng có nhu cầu trên web Amazon.

Khu kinh doanh của Sammons phục vụ chủ yếu cho khách là các tài xế xe tải và khách du lịch nhưng không dừng lại ở đó, ông tiếp tục lên kế hoạch marketing để biến Buford thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Ông quảng bá về lịch sử của thị trấn và liên lạc với các viên chức chính phủ để được quyền treo bảng hiệu của mình trên các con đường dẫn đến Buford. Trên các biển quảng cáo ngoài trời, ông nhấn mạnh vào hình ảnh ông cắm chiếc cọc xuống vùng đất nhỏ nhất nhất nước Mỹ, kèm theo cả một mã ZIP code chủ quyền 82052 của mình như một hình thức biểu trưng cho việc ông là công dân duy nhất của thị trấn.

Năm ngoái, ông quyết định mở rộng công việc kinh doanh, mua một căn nhà gần thành phố Loveland, bang Colorado, để được ở gần con trai và rao bán Buford.

Tại buổi tiệc thân mật sau khi kết thúc đấu giá, được tổ chức bên ngoài khu thương mại, Sammons đã trao lại mảnh đất của mình và trở thành đối tác chiến lược trong tham vọng thị trấn cà phê trên đất Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên. Đã có những nụ cười đọng lại và nhiều bức ảnh được chụp giữa hai bên. Ông Sammons xúc động phát biểu: “Với cương vị là một cựu chiến binh Mỹ từng trải qua chiến tranh tại Việt Nam, việc trao lại chủ quyền Buford cho một công dân Việt Nam để anh ta hoàn thành giấc mơ Mỹ theo ước nguyện kinh doanh đối với tôi rất có ý nghĩa.”

“Với cương vị là một cựu chiến binh Mỹ từng trải qua chiến tranh tại Việt Nam, việc trao lại chủ quyền Buford cho một công dân Việt Nam để anh ta hoàn thành giấc mơ Mỹ theo ước nguyện kinh doanh đối với tôi rất có ý nghĩa.”

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên (trái) và Sammons (phải) kéo tấm biển khai trương thị trấn cà phê Việt PhinDeli, nơi Nguyên hi vọng sẽ cho ra đời một đế chế cà phê, bán ba loại cà phê rang say nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, phục vụ cho các tài xế xe tải và khách du lịch vãng lai.

- ★ -

Buford - giờ đây đã là thị trấn PhinDeli - là sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa. Những cây sáo làm từ sừng hưu và viết chì trong hình dạng thân cây được trưng bày chen giữ những đĩa CD nhạc của các ca sỹ nổi tiếng Việt Nam. Sammons rất thích những chiếc đĩa CD nhạc cổ điển của danh cầm Việt Nam và được nhiều khách mua.

Và đương nhiên sẽ không thiếu cà phê. PhinDeli là từ viết tắt của “Cà phê Phin Việt Nam ngon tuyệt vời.

PhinDeli là từ viết tắt của “Cà phê Phin Việt Nam ngon tuyệt vời", cũng là lời giải thích cho hình dáng ly cà phê pha phin nhỏ giọt quen thuộc của Việt Nam.

Đồng thời cái tên cũng là lời giải thích cho hình dáng ly cà phê pha phin nhỏ giọt quen thuộc của Việt Nam. “Tuyệt tác” này được làm từ cà phê rang xay Arabica và Robusta hảo hạng. Cô nhân viên Amy Diminovich thường mời khách hàng nhấp thử một ngụm cà phê tinh túy và thả hồn vào bức tranh trang trí truyền thống của quán về hình ảnh người nông dân trồng cà phê Việt Nam đang thu hoạch trên những đồi cà phê trĩu hạt. Cô đưa một tách cà phê cho cặp vợ chồng Bill và Vickey Herb đến từ Florida, gọi tên đó là “Giọt đắng” đúng như đặc trưng của thức uống mê hoặc này.

Ông Bill Herb trầm trồ: “Wow, mạnh thật. Đây quả là một thứ cà phê ngon có thể đánh thức bạn.”

Một vài vị khách bước vào quán và đặt câu hỏi đầy thách thức: “Loại nào là mạnh nhất?” Từ đâu đó đã vang lên câu trả lời của một tay lái xe tải: “Tất cả ở đó đều là loại mạnh.”

Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đến thăm người dân sống gần đó.

Phía bên ngoài quán, những lá cờ Mỹ phấp phới trong ngày mùa thu đầy gió. Sammons giải thích rằng điều đó không hề nhắm đến mục đích chính trị. “Bản thân tôi cũng muốn treo những lá cờ Việt Nam ở đây, nhưng nghĩ lại rồi thôi. Chúng tôi không muốn những người dân địa phương hiểu lầm rằng Nguyên đang cố ‘Việt Nam hóa’ thị trấn cà phê này. Đây là Wyoming và mãi mãi như thế.”

Ông đã nghe nhiều ý kiến khi bán thị trấn cho một người đến từ Việt Nam “Nhiều người vẫn còn nuôi hận thù chiến tranh trong lòng và hỏi tôi làm sao để quên đi nó vì họ vẫn còn những người thân phải ở lại mãi mãi trên mảnh đất đó.”

Ông Sammons sau đó đã tự xuất bản quyến sách có tựa đề: “Buford One: The True Story of How One Man Built a Town and Sold It to the World.” (Buford nhỏ nhất nước Mỹ: Câu chuyện có thật về người đã kiến tạo nên thị trấn và làm rạng danh trên toàn thế giới). Ông cũng không tránh khỏi một chút cay đắng khi tâm sự rằng: “Gần đây tôi đã thực sự có cảm giác mất đi Buford, khi bạn rao bán một thứ, nó vẫn còn thuộc về bạn cho đến khi chiếc búa đấu giá gõ xuống bàn và thỏa thuận đã kết thúc.”

Nhưng tương lai tươi sáng vẫn đang mở ra cho ông khi cùng bắt tay với người đàn ông Việt Nam đó.

Sammons cười và chốt lại: “Để bắt đầu khởi nghiệp và tìm ra những điểm chung, chúng ta đều hướng về cùng một tín ngưỡng - Phật giáo.”

Nguồn LA Times