Bài học quản trị thành công từ Nhật

Hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật đều được tín nhiệm và trở thành lựa chọn của người tiêu dùng, vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt mà họ nhận được. Đằng sau sự thành công này chính là những bí quyết quản trị được đúc kết trong chính quá trình vận hành công ty của mỗi doanh nhân Nhật.

Quản trị theo phương pháp 50-50

Các công ty Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống làm việc tập thể. Mọi thành viên đều bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, họ không muốn chỉ áp dụng đẳng cấp dọc bằng cách ban ra các mệnh lệnh từ cấp trên xuống. Công ty Nhật thích chú trọng vào “nemawashi” (tạo dựng sự đoàn kết) và “ringi” (chia sẻ quyền ra quyết định). Họ mong muốn mọi quyết định đều được đưa ra từ các cuộc tranh luận thẳng thắn, trong đó nhà quản lý phải đạt được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân viên cấp dưới.

Tại Sapporo Việt Nam, chúng tôi thực hiện phương pháp quản trị 50% Top-down, 50% Bottom-up. Tức là, song song với chỉ thị của cấp trên, nhân viên cấp dưới luôn là người đưa ra ý kiến đề xuất cải tiến hoặc thay đổi.

Người Nhật tin rằng những người có khả năng đóng góp tốt nhất cho công việc hằng ngày đang nằm ở tuyến đầu, nghĩa là những người trực tiếp va chạm với công việc và biết rõ điều gì là tốt nhất cho công ty. Không phải những lãnh đạo cấp trên mà phải là những người ở ngoài mặt trận mới hiểu cần làm gì để cải thiện hiệu suất công ty trên từng khía cạnh nhỏ nhất.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Hirofumi Kishi, Tổng Giám Đốc Sapporo Việt Nam, cho biết: “Tại Sapporo Việt Nam, chúng tôi thực hiện phương pháp quản trị 50% Top-down, 50% Bottom-up. Tức là, song song với chỉ thị của cấp trên, nhân viên cấp dưới luôn là người đưa ra ý kiến đề xuất cải tiến hoặc thay đổi”. Theo ông, phương pháp này vừa duy trì được nét văn hóa Nhật, vừa giúp nhân viên cấp dưới người Việt phát huy tối đa tố chất nhạy bén, năng động, qua đó khuyến khích họ đưa ra những ý tưởng mới đóng góp cho sự phát triển của công ty và cho cả họ.

Biến những điều bất lợi thành thuận lợi

Nhật rất nghèo tài nguyên nên Chính phủ đặc biệt chú trọng đầu tư vào giáo dục phát triển trình độ khoa học kỹ thuật. Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ và vài lần tăng giá của đồng yên trong quá khứ tuy ảnh hưởng không ít đến tình hình chung của nền kinh tế Nhật nhưng cũng đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự đổi mới.

Ngành công nghiệp thức uống có cồn cũng đã xảy ra khủng hoảng vào những năm 1970 tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi tình trạng dịch bệnh trên cây hoa bia khiến không ít doanh nghiệp sản xuất bia điêu đứng. Trong tình hình nghiêm trọng đó, Tập đoàn Sapporo đã dày công nghiên cứu phát triển ra giống hoa bia kháng virus, qua đó giúp họ vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới được tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử 135 năm của Sapporo đã đóng góp không nhỏ cho ngành sản xuất bia.

Với chiến lược quản trị đúng đắn cùng quy trình quản lý chất lượng khắt khe, dòng sản phẩm Sapporo Premium mà điển hình là Silver Can với hương vị thượng hạng và thiết kế thượng đỉnh đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng đặc trưng cho giới sành bia. Điều đó đã làm cho Sapporo Premium Silver Can trở thành niềm tự hào của những người sáng lập, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của những người “sành” thứ đồ uống có từ lâu đời này.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư