Khi quảng cáo truyền hình là sân chơi của các “đại gia”

Quảng cáo trên truyền hình hiện là sân chơi của các “đại gia”. Còn mobile marketing chỉ mới dừng lại ở tiềm năng.

Vậy doanh nghiệp phải lựa chọn kênh tiếp thị nào cho khôn ngoan, phù hợp mới nguồn kinh phí quảng cáo, thu được hiệu quả như mong đợi? Đó là nội dung trao đổi của câu lạc bộ Giám đốc tiếp thị do Trung tâm BSA trong 2 tuần vừa qua.

Khó cạnh tranh quảng cáo truyền hình

143 kênh truyền hình trong nước của 65 đài truyền hình công và 11 dịch vụ truyền hình trả tiền. 83% dân số Việt Nam xem truyền hình thường xuyên. Đó là những con số lý tưởng để doanh nghiệp cạnh tranh nhau từng shot quảng cáo để đập vô mắt người xem nhiều nhất. Theo nghiên cứu chung, tiếp xúc với quảng cáo ít nhất 3 lần/ngày, người ta mới nhớ được nhãn hàng đó. Trong khi giá quảng cáo truyền hình luôn cao nhất ngưởng, nhất là các kênh, chương trình có độ rating cao. Đơn cử là giá quảng cáo trên chương trình Giọng hát Việt - The Voice 2013 (kênh VTV3) lần lượt là 100 triệu đồng (10 giây), 120 triệu đồng (15 giây), 150 triệu đồng (20 giây) và 200 triệu đồng (30 giây). Thông thường trên các đài, giá quảng cáo “ngốn” vài chục triệu đồng cho mỗi shot quảng cáo.


Các doanh nghiệp CLB Marketing Manager tham dự buổi sinh hoạt về chọn kênh quảng cáo phù hợp

Vì thế, quảng cáo truyền hình được xem là sân chơi riêng của các đại gia. Các doanh nghiệp cùng ngành hàng giám sát và thống kê chặc chẽ lẫn nhau để dành những khung giờ vàng, xuất hiện cạnh nhau để giành lấy từ khách hàng một. Hiện nay, trên các kênh truyền hình, hai nhãn hàng bột giặt và nước giặt Omo và Ariel đang so kè nhau. Kantar Media đã thống kê trong 6 tháng đầu năm 2013, Omo đã chi đậm trên 9 triệu USD cho 22.384 xuất hiện quảng cáo trên truyền hình, gấp 3 lần so với Ariel. Và Ariel chỉ đánh mạnh ở thị trường các thành phố lớn và thành phố cấp II trong khi Omo phủ sóng khắp 64 tỉnh thành, từ thành thị đến nông thôn.

Đối với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, bà Trần Thị Thanh Mai - TGĐ Công ty TNHH truyền thông TNS Vietnam - Kantar Media, có lời khuyên: “Ngành hàng FMCG với chi phí ít có thể tập trung quảng cáo tại điểm bán hơn là trên các kênh truyền hình. Nhất là quảng cáo 5 giây giá cả khá mềm nhưng không để lại chút ấn tượng nào đối với người tiêu dùng”. Vì thế, doanh nghiệp nên tập trung vào xây dựng thương hiệu trong công chúng đi đôi với thực hiện các chương trình khuyến mãi. Đồng thời tận dụng kênh tiếp thị truyền miệng và mạng xã hội Facebook, Twitter…

Mobile marketing – “thì tương lai”

Có tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam hiện có trên 120 triệu thuê bao điện thoại di động so với thị trường khoảng 90 triệu dân. Trong đó, có khoảng 30% thuê bao sử dụng smartphone. Trong số 32,5 triệu người sử dụng internet, có đến 21 triệu người online bằng mobile. Đã trở thành “vật bất ly thân”, mobile được nhắm đến là kênh quảng cáo thứ hai sau truyền hình.


Các nhà sản xuất dự báo sẽ sản xuất tablet và mobile gấp 3 lần trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, Mỹ là thị trường dẫn đầu về công nghệ và mở đầu cho các xu hướng thế giới. Kế đó là Nhật và Trung Quốc. Năm 2013, doanh nghiệp Mỹ 40,9% ngân sách quảng cáo cho truyền hình so với 42,4% vào năm 2011 và tặng kinh phí cho quảng trên kênh truyền thông tương tác (internet và mobile nói chung) lên 25,4% so với mức 21,9% (năm 2011) 8,7% (năm 2005). Trong khi Việt Nam luôn chuộng quảng cáo trên truyền hình nhưng cũng đang tăng dần quảng cáo trên inretnet.


Bà Trần Thị Lan Thanh, TGĐ Goldsun Focus Media

Công ty cổ phần truyền thông tập trung Mặt Trời Vàng - Goldsun Focus Media thống kê tỉ lệ phân bổ ngân sách quảng cáo tại Việt Nam, Mỹ, Nhật và Trung Quốc như sau:

Bà Trần Thị Lan Thanh, TGĐ Goldsun Focus Media, cho rằng: “Quảng cáo trên mobile trước mắt chỉ mang tính bổ trợ chứ không phải là một chiến dịch chính cho doanh nghiệp”. Bởi lẽ, có đến 70% dân số sống ở vùng nông thôn và tỉ lệ xem truyền hình còn rất cao. Dù vậy, trước xu thế thay đổi của thế giới, nhất là Trung Quốc, bà Thanh Lan nhấn mạnh: Xu thế của Trung Quốc luôn là xu thế của Việt Nam sau đó nên chắc chắn quảng cáo trên internet và điện thoại di động sẽ tăng trong thời gian tới. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hạ tầng cho các công nghệ này.

Nguồn Dùng hàng Việt