Giá trị Cốt lõi và Nhận diện Thương hiệu Du lịch Tp.HCM

Giới thiệu

Với vị thế chiến lược của mình, thành phố hàng năm đón lượng khách gần 60% trên cả nước. Vì vậy, việc phát triển ngành du lịch thành phố mạnh mẽ sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của quốc gia. Ngành du lịch Thành phố cạnh tranh trực tiếp với các điểm đến quốc tế trong khu vực và đồng thời hỗ trợ các điểm đến trong nước nhằm giữ vững vai trò đầu tàu của khu vực miền Nam và của cả nước. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu du lịch mà chỉ là những khẩu hiệu: an toàn - thân thiện - hấp dẫn. Những hình ảnh du lịch Tp.HCM này được định vị từ năm 2001 đã không còn phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay nữa. Các điểm đến quốc tế khác vẫn đưa ra những khẩu hiệu tương tự. Vì vậy, hình ảnh thương hiệu Tp.HCM cần được định vị và xây dựng lại một cách hệ thống và chuyên nghiệp hơn.

Nghiên cứu Giá trị cốt lõi thương hiệu và Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên nhu cầu thực tiễn của ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này nhắm đến đối tượng thương hiệu là ‘thương hiệu điểm đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh’, lần đầu tiên áp dụng các quy trình chuyên môn như nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược và quy trình sáng tạo. Trong đó có sự chuyên môn hoá thành 3 nhóm việc và được thực hiện bởi 3 đối tác: (1) công ty nghiên cứu thị trường FTA, (2) phần hoạch định chiến lược bởi nhóm chuyên gia tiếp thị & thương hiệu; (3) công ty CowanAustralia (VN) phụ trách phần thiết kế sáng tạo. Việc tổ chức và thành phần thực hiện dự án như vậy có thể giúp bảo đảm tính khoa học, tính chuyên nghiệp,tính khách quan và tính khả thi cao nhất.

Đề án này xác định những giải pháp định vị hình ảnh mang tính chiến lược cho du lịch Tp.HCM, bao hàm cả yếu tố lịch sử đến yếu tố đương đại; vai trò tiên phong quảng bá du lịch định hướngxúc tiến thương mại và đầu tư cùng những lĩnh vực khác như văn hóa và phát triển xã hội; xác định những giá trị dựa trên quan điểm phát triển bền vững, hội nhập và tôn vinh bản sắc thông qua những hình ảnh, biểu tượng hay thông điệp mang tính tượng trưng cao, độc đáo và gần gũi, hình thành và xuyên suố tchiến lược trong một giai đoạn 3 đến 5 năm.

Phương pháp nghiên cứu giá trị cốt lõi

Sử dụng mô hình Lục giác của Simon Anholt bao gồm 6 yếu tố chiến lược cho một thương hiệu địa phương; bao gồm: (1) Vị trí Địa lý; (2) Conngười; (3) Lịch sử & Di sản; (4) Điểm hấp dẫn; (5) Tiềm năng & Cơ hội; và (6) Năng lực quản lý. Trong phạm vi dự án chuyên gia thương hiệu chỉ đưa ranhững giải pháp mang tính khái quát và định hướng, thiết nghĩ cần có nhữngchuyên đề cụ thể hơn xoáy vào từng vấn đề quan trọng để đưa ra những phản biện khả thi, chương trình, kết hoạch hành động. Trong phần sau chúng tôi xin trình bày đề xuất một số ý tưởng & giải pháp thiết thực ứng dụng mô hình của Simon Anholt và Phẫu hình ảnh. Phần này ứng dụng cho tình huống Thương hiệuđiểm đến du lịch Saigon Tp HCM.

Áp dụng theo phương pháp Brand Naming nổi tiếng của Landor (USA)mà chúng tôi đã áp dụng thành công trong tư vấn thương hiệu, bao gồm:

Các mô hình thương hiệu khác cũng được vào sửdụng trong dự án gồm có: Ứng dụng của mô thức thương hiệu chuỗi sản phẩm, mô thức thương hiệu hình tượng, phương pháp Đa-Thương-hiệu (multibrand)

Một số kết quả nghiên cứu

Những điểm mạnh của du lịch Tp HCM:

trung tâm kinh tế, là nơi hội tụ văn hoá các vùng miền cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có những lợi thế và điểm mạnh về: ẩm thực, dịch vụ, vị trí giao thông và những giá trị tiêu biểu của Việt Nam như hình ảnh áo dài, những công trình lịch sử & cách mạng tiêu biểu như Địa đạo Củ Chi, Chợ Bến Thành, Bảo tàng Chứng tích Chiến Tranh, Dinh Thống Nhất, Nhà Thờ Đức Bà...

Con người Thành phố là nét tiêu biểu của sức sống, tính năng động và thân thiện mến khách. Có thể nói đây là một điểm mạnh then chốt của ngành công nghiệp mến khách & du lịch (hospitality) và dịch vụ. Tính chất hào sản của người phương Nam có lẻ là nét chính trong tính cách tích cực của người dân thành phố.

Tính chất Đa-văn-hoá qua hàng trăm năm đã trở thành giá trị văn hoá của thành phố. Do điều kiện vịtrí địa lý, lịch sử và chiến tranh... người dân luôn có ý thức trao dồi ngoại ngữ, tiếp cận các luồng văn hoá, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, trao đổi sản phẩm... với hầu hết các luồng văn hoá chính trên thế giới. Trong đó ‘Tính Năng động’ là giá trị tính cáchtiêu biểu nhất của Con người Thành phố Hồ Chí Minh, được hình thành suốt quá trình 300 năm (trích nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Đầu).

Về ngoại ngữ, người thành phố có nhiều thành phần nói được các ngôn ngữ quốc tế chính: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Nga...điều này là một điểm mạnh trong giao tiếp. Tuy nhiên qua giai đoạn khó khăn của đất nước, một bộ phận dân cư đã đánh mất khả năng này.

Về âm nhạc, các dòng nhạc Pháp, Tây Ban Nha (& Latinh, Cuba) từ các thập niên đầu thế kỷ 20, Nhạc Mỹ (thập niên 60, 70), Nga (thập niên 80) có ảnh hưởng và đi vào cuộc sống của ‘con người Sài Gòn’... đó là một điểm đôi khi gây bất ngờ cho du khách.

Môi trường Kinh doanh – Học tập – Khởi nghiệp làm ăn, cũng là điểm mạnh và thu hút du khách cả trong nước và quốc tế. Rất nhiều câu chuyện về những người nước ngoài đến với Sài Gòn, yêu mến con người và cuộc sống nơi đây, bỏ qua những rào cản và khó khăn, cố gắng khởi nghiệp, mở công ty hay cửa hàng để làm kinh doanh và trụ lại thành công. Thật ra không phải vì họ kiếm được nhiều tiền mà những lý do những người ‘khách’ này đến với Thành phố vì ‘có tình cảm’ với mảnh đất này. Ngoài những hình ảnh chưa đẹp mắt, vẫn có nhiều những câu chuyện con người thành phố biết giúp đỡ, biết làm bạn với ‘khách’ bằng những tình cảm chân thành và mang tính nhân văn.

Ẩm thực và mua sắm: mặc dù chưa được khai thác đúng mức nhưng đây là những tiềm năng mà thành phố Hồ Chí Minh có được, rất cần được phát huy. Philip Koltler khi đến Việt Nam(2008) đã phát biểu khi được hỏi về định vị marketing cho Việt Nam, rằng Việt Nam có thể là ‘Bếp ăn của Thế giới’ ý ông muốn nhấn mạnh tiềm ăn của Ẩm thực Việt Nam. Trong thời gian gần đây rất nhiều tạp chí, trang web du lịch & ẩm thực, kênh truyền thông và chuyên gia đều bình chọn và giới thiệu các món ăn Việt Nam. Phở được chọn dẫn đầu trong 10 món ăn nên thưởng thức trên toàn cầu.

Những điểm yếu của du lịch Tp HCM:

Môi trường giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là giờ cao điểm là nổi ám ảnh không chỉ người dân thành phố mà đối với du khách. Văn hóa giao thông là một điều xa lạ với hầu hết khách nước ngoài. Không khí ô nhiễm và khói bụi và những hình ảnh vệ sinh đô thị kém cũng là điều gây phản cảm với du khách. Các tuyến đường bộ rất chậm và nguy hiểm về tai nạn giao thông.

An toàn cho du khách: mức độ an toàn nói chung còn thấp; khá nhiều vụ cướp giật, móc túi, nâng giá và taxi lừa đảo, nhất là từ sân bay... là những tệ nạn tiêu biểu xảy ra đối với du khách. Mặc dù trong những năm qua Tp. HCM luôn nỗ lực vận động tuyên truyền thậm chí là đấu tranh bài trừ những hiện tượng xấu nêu trên nhưng mức độ hạn chế vẫn còn chậm.

Cơ sở giải trí còn thiếu: theo khảo sát thông tin từ các blog & web có uy tín như Lonely Planet, Travel Blog... phản ánh thực tế rất nhiều về mức độ nghèo về nội dung giải trí và các điểm giải trí của Tp.HCM so với các thành phố du lịch khác cạnh tranh trực tiếp là Bangkok, Singapore... Dưới góc nhìn chuyên gia nếu ẩm thực là điểm mạnh thì Tp HCM chưa biết kết hợp giữa ẩm thực và giải trí; chẳng hạn ở Siem Riep là các Tiệc tối trọn gói với múa Apsara... Các bar & club của Tp. HCM thì hoạt động không ổn định do đó sách Lonely Planet thường khuyến cáo rằng các địa điểm do họ giới thiệu không chắc có còn tồn tại hay không.

Lối sống và mức độ văn minh chưa cao: cho dù con người nhìn chung là thân thiện nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể dân cư kém nhận thức và ứng xử chưa tốt với mọi người và với du khách. Những hiện tượng như xả rác, phóng uế, vệ sinh môi trường khu phố, nạn chặt chém giá, chèo kéo ăn xin... vẫn còn diễn ra rất phổ biến tại các phố chính của Thành phố.

Phân tích định vị và thông điệp tiêu biểu

Đề tài đã tiến hành phân tích trên 100 định vị và thông điệp tiêu biểu trên thế giới. Trong đó tóm lược một số định vị và thông điệp tiêu biểu gồm có: Mexico - ‘Cancun Deeply Unique’ nói lên tính độc đáo của Cancun; (2) Las Vegas - ‘What Happens in Vegas Stays in Vegas’ cái gì xảy ra ở Las Vegas hãy để lại Las Vegas; (3) England/Northumberland - ‘Lights, Camera, Action’; (4) Spain/Costadel Sol - ‘Winter in Spain’ Hãy đến trú đông ở Tây Ban Nha, với bờ biển đầy ánh nắng; (5) New Zealand - '100% Pure New Zealand' 100% thuần khiết, chứng minh bởi môi trường trong lành, bảo chứng cho các sản phẩm sữa và dinh dưỡng của New Zealand, cùng với sự khẳng định một thiên đường du lịch dã ngoại; (6) Thailand - 'Happiness on Earth - Amazing Thailand - Experience Variety'; (7) Malaysia - 'Truly Asia' Châu Á Đích thực – mặc dù là một thông điệp hơi cường điệu nhưng càng ngày Malaysia càng biết cách khai thác một cách chuyên nghiệp và được khẳng định bằng cả một chiến lược định vị, quảng bá rất nổi bật trên nhiều kênh truyền thông quốc tế. Đây là một chiến dịch thành công nhất trong khu vực; (8) Ấn Đô - 'Incredible India' là một thông điệp nổi bật không kém Truly Asia của Malaysia, Incredible India thể hiện sự đa dạng, độc đáo đến mức huyền bí của đất nước, văn hoá và con người Ấn Độ…

Xây dựng ý tưởng & và khảo sát định tính

Những ý tưởng định vị (brand positioning concept) giá trị hình ảnh cốt lõi Thương hiệu điểm đến Du lịch TpHồ Chí Minh. Sau đây là tóm tắc những ý tưởng định vị thương hiệu:

Bonjour Saigon!
Lấy cảm xúc từ ca khúc ‘Bonjour Vietnam’ của Marc Lavoine do Phạm Quỳnh Anh trình bày. Bonjour Saigon nói lên tình cảm của người ở phương xa về Saigon Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam nói chung) nơi đầy ắp những sự kiện và kỷ niệm đẹp trong tiềm thức thôi thúc sự khám phá và trải nghiệm...

Chào Saigon!
Lời chào (ciao) từ những con người thân thiện và mến khách trong một phong cách năng động. ‘Chào Saigon!’ phản ánh sức sống và bản sắc của một thành phố trung tâm kinh tế của Việt Nam, trung tâm giao lưu của cả khu vực, thể hiện những yếu tố đa-văn-hoá của điểm đến Saigon, nơi giao thoa giữa các nền văn hoá Đông - Tây

Saigon - Vitality
Sức sống Sài Gòn là một thông điệp đầy hình ảnh và gợi mở cho nhiều ý tưởng quảng bá cũng như sự phong phú về sản phẩm vật thể lẫn phi vật thể có liên quan trực tiếp đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Thông điệp Sức Sống Sài Gòn phù hợp với những gì mà Saigon có được, một thành phố trẻ, năng động, thân thiện và đầy sức sống trong một đất nước giàu tiềm năng, thắng cảnh đẹp và giàu bản sắc văn hóa.

Peacefully Yours!
Mãi cho đến những năm đầu tiên của Thế kỷ 21 mà trong tâm tâm trí du khách quốc tế vẫn còn lưu giữ ký ức chiến tranh tại Việt Nam (Vietnam War), điều này cũng là nguồn cảm hứng xây dựng một ‘concept’ định vị cho Thương hiệu Du lịch bằng lối gợi ý một hình ảnh ‘hoà bình’ hay ‘thật sự hoà bình, thưa bạn!’ (peacefully yours!). Bạn có thể cảm nhận điều đó trên từng góc phố, trên từng ánh mặt và nụ cười của người dân Việt Nam.

Charms of Saigon
Lấy ý tưởng từ những thời kỳ lịch sử và di sản văn hoá của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, những năm tháng mở cõi, những năm tháng trưởng thành khi giao thoa với những nền văn hóa lớn của thế giới. Nét duyên của Saigon được chắt lọc từ tuy tính của những nền văn hóa khác nhau, bằng tinh thần tự tôn của chính mình.

Saigon ‘Bykiness’
Đây là một ý tưởng ghép giữa ‘business’ với ý nghĩa sự bậnrộn, và ‘bykes’ với hinh ảnh dòng người hối hả trên những chiếc xe gắn máy, đơn giản và thân thiện. Khắp nơi trong thành phố, dòng người hối hả trên xe máy tương phản với nhiều người khác đang thư thái trong quán cà phê, rất nhiều quán cà phê, trên vỉa hè hay trong những quán có máy lạnh. Và có lẽ đó cũng là nét khác biệt hấp dẫn của Saigon.

City of Smiles…
Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố trẻ đầy năng động luôn luôn nở những nụ cười. Nụ cười Việt thật phong phú, đa dạng sắc thái và đầy sức sống. Thông điệp ‘City of smiles’, tạm gọi là ‘thành phố của nụ cười’ là một trong những thông điệp thật cụ thể, chân thành và quyến rũ, nêu bật nét văn hóa độc đáo của con người nơi miền đất phương Nam của đất nước Việt Nam, thật là giàu hình tượng và đầy bản sắc...

City of Aodai
Áo Dài, nét độc đáo quyến rũ của phụ nữ Việt Nam, thể hiện chân thực nhất qua hình ảnh những tà áo dài thướt tha xuống phố, những cánh bướm trắng tung bay trước cổng trường, những tà áo dài lịch lãm nơi công sở và khách sạn...

Aodai là một hiện thực sống động của Sài Gòn Thành phố Hồ Chi Minh sẽ ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí và trái tim của du khách bốn phương.

(trích báo cáo nghiên cứu thị trường của FTA)

Quy trình nghiên cứu đánh giá các ý tưởng định vị hình ảnh trải qua quá trình khảo sát định lượng với 4 nhóm khách hàng mục tiêu: nhóm khách hàng quốc tế Phương Tây; khách hàng quốc tế Châu Á; nhóm khách hàng trong nước bên ngoài Tp HCM và nhóm khách hàng là cư dân Tp.HCM. Phương pháp chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi, quy trình phỏng vấn và ghi nhận báo cáo kết quả là hoàn toàn khách quan do FTA thực hiện độc lập.

Kết quả đánh gía cho thấy mẫu phương án định vị ‘Vitality’ đạt sự hưởng ứng cao nhất từ các nhóm mục tiêu nói trên. Sau đây là Bảng trình bày kết quả tổng quan trong đánh giá định lượng ý tưởng định vị thương hiệu du lịch Tp HCM:

Khảo sát các yếu tố Chất lượng Thương hiệu (FTA Research)

Tập hợp các yếu tố chất lượng sản phẩm & thương hiệu du lịch Tp HCM căn cứ theo ý kiến khảo sát theo thứ tự về mức quan trọng bao gồm: Ẩm thực, nhà hàng, quán ăn, quán café; Cơ hội kinh doanh đầu tư, học tập; Các hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống về đêm; Chất lượng dịch vụ lưu trú; Tính cách, phong cách sống, giao tiếp của người dânTp.HCM; Các trung tâm mua sắm; Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thư giãn; Các sự kiện văn hoá, thể thao, giải trí; Chất lượng cuộc sống; Cảnh quan môi trường; Hạ tầng dịch vụ, điện nước, internet; Thủ tục hành chính. Trong đó 5 yếu tố quan trọng nhất được khac1h hàng quan tâm là: (a) Ẩm thực, nhà hàng, quán ăn, quán café; (b) Cơ hội kinh doanh đầu tư, học tập; (c) Các hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống về đêm; Chất lượng dịch vụ lưu trú; (d) Tính cách, phong cách sống, giao tiếp của người dân Tp.HCM;

(trích báo cáo nghiên cứu thị trường của FTA)

Riêng đối với điểm tham quan, theo đánh giá từ nhóm du khách quốc tế đối với Thành phố Hồ Chí Minh thì các mô hình và địa điểm sau đây hấp dẫn du khách, theo thứ tự quan trọng bao gồm: (a) Chợ tiêu biểu – các không gian chợ truyền thống, trong đó nổi bật hơn cả là Chợ Bến Thành có một sức cuốn hút rất đặc biệt; (b) Địa đạo Củ Chi và các Bảo tàng, nổi bật nhất là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Dinh Độc Lập… có một sức hấp dẫn rất lớn; (c) Các kiến trúc tiêu biểu và kiến trúc tôn giáo cũng là một nét hấp dẫn tạo nên bản sắc của Thương hiệu Du lịch Tp HCM.

(trích báo cáo nghiên cứu thị trường của FTA)

(trích báo cáo nghiên cứu thị trường của FTA)

Đánh giá khách quan về những quan tâm có ảnhhưởng tiêu cực đến chất lượng du lịch Tp Hồ Chí Minh, các nhóm đối tượng mục tiêu đều đồng ý rằng Tp Hồ Chí Minh cần tập trung vào 2 nhóm vấn đề chất lượngcơ bản đó là (1) các vấn đề xã hội như nạn hàng rong chèo kéo du khách cùng vớiăn xin và trộm cắp vẫn còn diễn ra thường xuyên; (2) các vấn đề an toàn giao thông và chất lượng đường xá cùng với sự ô nhiễm. Bên cạnh việc tạo ra những điểm hấp dẫn mới, đa dạng hoá sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu thì 2 nhóm giải pháp nêu trên luôn luôn là mối quan tâm cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng thương hiệu & sản phẩm du lịch Tp HCM.

Sự hình thành định vị 'Vibrant - Hochiminh City'

Vibrant Hochiminh City đượchình thành từ Vitality dựa trên quy trình sáng tạo của Cowan do các giám đốc sáng tạo đến từ Australia khởi xướng, dựa trên kết quả của quy trình: Sáng tạo Định vị > Khảo sát >Thẩm định khách quan như đã nêu. Vibrant là ngôn ngữ hình tượng, có tác động và quan hệ mật thiết đến ngôn ngữ thiết kế và ngôn ngữ giao tiếp ở mức độ chuẩn xác và nổi bật hơn so với ‘Vitality’ là ngôn từ mang tính nội tại và nêu bật giá trị cốt lõi và hơi thiếu tính truyền thông. Về mặt ý nghĩa, Vibrant là một tính từ, có vai trò nêu bật và quảng bá tốt hơn là một danh từ (Vitality), với ý nghĩa có phần thiên về hình ảnh.

Thành phố Hồ Chí Minh – Sức sống rực rỡ

Về mặt ngôn ngữ Vibrant có một phần ý nghĩa ‘sắc màu rực rỡ’ và rất dễ tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên đối với người Việt Nam giá trị nội tại của thành phố Hồ Chí Minh không phải là sự hào nhoáng bên ngoài như lần đầu gặp gỡ, mà thực chất là là sức sống rực rỡ bắt nguồn từ bản sắc của Người Việt Nam, đây là nơi hội tụ các giá trị của Người Việt trong tiến trình mở mang bờ cõi, trong dòng chảy của lịch sử và trong thời đại Hội nhập quốc tế.

(Phân tích so sánh định vị và thông điệp Vibrant – Hochiminh City với khu vực và thế giới)

Sức sống rực rỡ của thành phố Hồ Chí Minh làm lay động cảm xúc, sự hứng khởi và cảm xúc của du khách… nó có thể biến ‘du khách’ trở thành bạn hữu, bằng nụ cười thân thiện; bằng những món ăn; bằng nụ cười; đường phố nhộn nhịp; sự hào sảng mang hơi hướng văn hoá Nam Bộ… bằng sự suy tư sâu lắng trong những di tích và bảo tàng… bằng sự sôi động với nhiều cơ hội giao thương…và bằng cả trái tim nhân hậu của lòng mến khách…

Phân tích ý tưởng và ý nghĩa thiết kế Logo

(hình ảnh chính thức Logo & thông điệp thương hiệu, thiết kế bởi Cowan)

Thiết kế bao gồm các yếu tố: Dòng chảy của sắc màu: thể hiện ý nghĩa từ Vitality cho đến Vibrand – rực rỡ, thể hiện sức sống và dòng chảy hốihả cùng sắc màu rực rỡ của văn hoá và cuộc sống thành phố; Bến nhà rồng: con thuyền của dòng lịch sử từ quá trình khai mở đến giai đoạn lịch sử đánh dấu bước khởi đầu của cách mạng Nguyễn Ái Quốc, cho đến biểu trưng của một thành phố như dáng một con tàu vươn ra biển lớn; Dòng chữ Vibrant (thay cho Vitality) đa sắc màu: phản ánh đặc trưng đa-văn-hoá, tính chất quốc tế của văn hoá và con người thành phố Hồ Chí Minh, vừa hiện đại vừa thân thiện và gần gũi.

Ý nghĩa Nhận diện Thương hiệu: Quá trình diễn giải ý niệm thiết kế (design concept) dựa trên ý niệm thương hiệu (brand concept) bao gồm các ý tưởng khái quát như sau: (1) Khái niệm ‘dòng chảy sắc màu’; (2) Khái niệm ‘sức sống rực rỡ’; (3) Hình ảnh hoá Bến Nhà Rồng ‘con thuyền vươn ra biển lớn’; (4) Hình ảnh hoá dấu ấn của thời đại Hồ Chí Minh và Hội nhập.

Dòng chảy sắc màu

Là kết quả sáng tạo lấy cảm hứng từ dòng sông (Sông Sài Gòn là hình ảnh cụ thể), đồng thời là cảm hứng dòng xe cộ về đêm…khái quát hoá bằng những vệt màu đang xen…được xử lý hình ảnh theo tính chất Vibrant. Thành phố Hồ Chí Minh là một không gian đa-văn-hoá nơi tiếp thu, nơi hội tụ và là nơi thăng hoa của các dòng chảy văn hoá khác nhau: Việt Nam –Châu Âu – Mỹ - Đông Nam Á …

Cảm hứng dòng chảy sắc màu làm cho hình ảnh Logo Thương hiệu luôn chuyển động, khơi gọi hành động, và truyền cảm hứng cho những ai có dịp tiếp xúc với hình ảnh này, một cách vô thức… cùng với hình ảnh Bến Nhà Rồng – Con thuyền Vươn Ra Biển Lớn

Vibrant - Sức sống rực rỡ

Chữ ‘VIBRANT’ được thiết kế nhiều màu sắchài hoà với sắc màu của ‘Dòng Chảy Sắc Màu’ đúng với ý nghĩa gốc của Vibrant –Rực rỡ.

Định hướng các giải pháp chiến lược thương hiệu

6 nhóm giải pháptrong mô hình Lục giác - Simon Anholt

Mô hình Lục giác do Simon Anholt (UK)xây dựng và được áp dụng phổ biến trong việc thiết lập các nhóm giải pháp chiếnlược sản phẩm & thương hiệu dành riêng cho thể loại thương hiệu địa phương(quốc gia) và thương hiệu điểm đến du lịch.

(1) Một số gợi ý giảipháp cho nhóm 1 - Lợi thế địa lý:

Thành phố Hồ Chí Minh - điểm khởi đầu hành trình sông Mê Kông; Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh doanh quốc tế; Tp.HCM – Phong cách sống hiện đại; Trung tâm Tổ chức Sự kiện quốc tế trực thuộc ngành du lịch Tp.HCM; Xây dựng hoặc liên kết khai thác một Khu thể thao phức hợp trong nhà đa năng với sức chứa 15-20,000 chỗ ngồi (Vd: Indoor Stadium Singapore); Xây dựng một số sự kiện văn hoá, thể thao, trình diễn có thương hiệu xứng tầm quốc tế do Tp.HCM xác lập ý tưởng và thương hiệu; Liên kết đầu tư một số sản phẩm mang thuộc tính truyền thông cao để làm điểm nhấn, sức hút về mặt sản phẩm du lịch và quảng bá quốc gia nói chung: vd: sự kiện thể thao lớn, cuộc thi sắc đẹp (Miss Aodai International), lễ hội cà phê theo phong cách quốc tế, giải thưởng thiết kế thời trang Á-Âu (hợp tác với Pháp & Italy).. tất cả sự kiện cần được nâng tầm chuyên nghiệp và tổ chức định kỳ theomô thức ‘thương hiệu chuỗi sản phẩm’

(2) Một số gợi ý giải pháp cho nhóm 2 - Yếu tố con người:

HCMC - the Walk-of-Peace: một con đường có những podium (khác với walk-of-fame của Hollywood) chạm khắc những hình ảnh và ghi nhận cuộc đời của những vĩ nhân vì nền hoà bình và phát triển nhân loại. Cần có một hội đồng đề cử mang tính quốc tế và hội đồng nghệ thuật chạm khắc để duy trì dự án này với sự tài trợ của các thương hiệu sản phẩm ở mặt trong của podium (tài trợ dự án và tài trợ từng công trình), các podium này có chiều cao và kích thước vừa phải không ảnh hưởng lưu thông trên vỉa hè. Vd: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Marie Curie, Lousie Pasteur, Fidel Castro, Ernest Hemingway; Bổsung thêm chuẩn “khu phố du lịch” bên cạnh các ‘khu phố văn hoá’; Ý tưởng: Ngày Chủ nhật âm nhạc ở quảng trường trung tâm du lịch; Ngày chủ nhật khu phố du lịch xanh-sạch-đẹp và các phong trào thanh niên tình nguyện.

(3)Một số gợi ý giải pháp cho nhóm 3 - Lịch sử & di sản:

Đề xuất dự án nghiên cứu nâng cấp khu du lịch tái hiện lịch sử ‘Địa đạo Củ Chi’ trên tinh thần hiện thực và nhân văn; Gìn giữ di sản âm nhạc thời chiến tranh để nêu bật thông điệp yêu hoà bình trong xuyên suốt cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tôc; Thăng hoa ý tưởng khai thác di sản văn hoá như Áo Dài, Muá Rối Nước, Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ; Ý tưởng về một rạp chiếu phim ký ức chiến tranh tái hiện không gian và tường thuật những tác phẩm điện ảnh cách mạng Nam Bộ: Cánh Đồng Hoang, Mùa Gió Chướng, Ván Bài Lật Ngửa... dành cho du khách quốc tế, thuyết minh phụ đề nhiều ngôn ngữ; Con phố đi bộ dọc theo đại lộ Đông Tâyvới các chủ đề di sản văn hoá Việt.

(4) Một số gợi ý giải pháp cho nhóm 4 - Điểm hấp dẫn:

Một trường đua xe Mô-tô phân khối lớn quy mô khu vực hay sân vận động phức hợp trong nhà, hoặc công viên giải trí nổi tiếng, chuỗi sự kiện Miss Aodai International; Một mô hinh walk-of-fame với chủ đề khác biệt; Mời gọi sự đầu tư và hợp tác quốc tế những thương hiệu giải trí va du lịch hàng đầu thế giới đến với Tp HCM: Madame Tussauds, Universal, MGM Grand, Planet Hollywood, Hard-Rock, Cirque du Solei, Guinness; Khai thác những không gian Chợ truyền thống và các phố hàng nghề của Tp HCM, các Bảo tàng đề tài Cách mạng và Chiến tranh với một tư duy mới về khai thác du lịch nâng cao chất lượng và giávé; Một khu phố đi bộ đúng nghĩa được xây dựng cố định với bản sắc kiến trúc và không gian xanh, hệ thống cửa hàng & dịch vụ, thiết kế ánh sáng và hiệu ứng âm nhạc cho du khách đi bộ, những công trình điêu khắc tái hiện tư tưởng âm nhạc Trịnh Công Sơn, quản lý chất lượng và kinh doanh... kết hợp chất lượng ý thức của cư dân khu phố.

(5) Một số gợi ý giải pháp cho nhóm 5 - Tiềm năng và cơ hội:

Bao gồm việc thiết lập danh mục mời gọi đầu tư định hướng nâng cao sản phẩm du lịch và liên tục cập nhật trong các kênh truyền thông chủ đạo; Giới thiệu và khai thác mô hình thế-chân-vạc, kết hợp giữa: (1) Du lịch; (2) Xuất khẩu tại chỗ và (3) Xúc tiến Đầu tư; Ý tưởng về các Tour giao lưu văn hoá Việt Nam và các nước: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,Nga; Giao lưu quốc tế, Giải thưởng quốc tế: điện ảnh, ca nhạc, thiết kế thời trang, lễ hội thương hiệu, liên hoan quảng cáo quốc tế, triển lãm nghệ thuật 54 dân tộc Việt Nam; Thành lập Trung tâm tổ chức Sự kiện Du lịch: mời gọi sự hợp tác của các chuyên gia, đạo diễn quốc tế, kết nối Tp HCM vào lộ trình các Tour Lưu diễn của các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới... góp phần nâng cao ngành công nghiệp giải trí & du lịch tại Tp.HCM; Liên kết các địa phương đầu tư hạtầng du lịch quy mô lớn để tạo điểm nhấn cho các sản phẩm du lịch giá trị cao...

(6) Một số gợi ý giải pháp cho nhóm 6 - Năng lực quản lý:

Cần chủ động tổ chức, đăng cai các Hội thảo quốc tế từ các tổ chức hiệp hội du lịch, hiệp hội lữ hành quốc tế; Thiết lập một số giải thưởng chất lượng du lịch có quy mô quốc tế; xây dựng nhiều hơn nữa các mối quan hệ với giới truyền thông quốc tế, các tổ chức liên quan (Vd; National Geographic, Lonely Planet...) chủ động quản lý và cung cấp thông tin và hình thành các chiến lược PR với một ngân sách nhất định; Chủ động trong phát hiện rủi ro, khủng hoảng...và giám sát thông tin truyền thông phạm vi quốc tế; Thành lập Ban Truyền thông hoặc Xúc tiến du lịch với vai trò: (1) xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông; (2) giám sát truyền thông quốc tế; (3) xây dựng quan hệ báo chí quốc tế; (4) họp báo (kể cả cập internet) định kỳ; (5) giao lưu báo chí du lịch quốc tế; (6) quản trị thương hiệu… Tập trung xây dựng trang web chuyên nghiệp, đa ngôn ngữ như là một cổng thông tin quốc tế hiệu quả, sinh động và luôn cập nhật, có thể so sánh với những trang web địa danh du lịch được làm tốt (Vd: It’s MoreFun in The Phillipines).

Một số định hướng cho quảng bá thương hiệu

Dự án Giai đoạn I Xây dựng Giá trị cốt lõi và Nhận diện thương hiệu Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2013) đã cơ bản hoàn tất. Nhằm mục đích hoạt hoá thương hiệu thành công, lan toả và có sức hút, nhóm thực hiện đề án cũng đã xây dựng phác thảo các nội dung chính của Giai đoạn II bao gồm: Hoạch định truyền thông tổng hợp; Xã hội hóa hoạt động truyền thông với sự đóng góp và cùng khai thác; Giải pháp khai thác truyền thông của Internet; Vận động nhà tài trợ truyền thông; Hoạch định ngân sách và kế hoạch truyền thông; Mua truyền thông và giám sát truyền thông; Kế hoạch triển khai các vật dụng quảng cáo và quảng bá thương hiệu; Kế hoạch phối hợp thương hiệu trong các hoạt động xúc tiến du lịch tổng thể; Quản trị bản sắc thương hiệu (equity) và khai thác nhượng quyền, khai thác thương quyền của Thương hiệu Du lịch Tp.HCM; Nghiên cứu đánh giá thương hiệu (brand audit) vàtheo dõi sức khoẻ thương hiệu định kỳ (brand health monitoring)./.

Chú thích:

(*) Đề tài nghiên cứu giá trị cốt lõi và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Thành phố Hồ chí Minh gồm các nội dung: Phân tích chiến lược và định vị cốt lõi dựa trên nghiên cứu thị trường, ứng dụng các mô hình mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực ‘thươnghiệu điểm đến’ và ‘thương hiệu du lịch’ để xây dựng định vị hình ảnh tiêu biểucho thương hiệu điểm đến du lịch Tp Hồ Chí Minh. Thống nhất chọn lựa ý tưởng định vị và chuyển giao vào quy trình thiết kế sáng tao và thẩm định logo & slogan ‘Vibrant Hochiminh City’. Đề tài được thực hiện theo quy trình như sau:

Nguồn Võ Văn Quang