Kịch tính

POSTER-SCANDAL

Tôi có dịp được tham gia 2 buổi hội thảo về PR do trường AiiM tổ chức với khách mời là nhân vật có thể nói là đỉnh nhất của ngành PR Việt Nam. Cả 2 đều nói về cùng một chủ đề được xem là nóng nhất hiện nay – Content.

Tuy nhiên, điều buồn cười là sau khi các anh trình bày về content xong, thay vì hỏi là làm sao tạo ra content hay, thu hút nhiều người, sáng tạo và tạo ra những ý tưởng PR hiệu quả thì các bạn trẻ (đa phần là sinh viên) đều hỏi là làm sao giải quyết khủng hoảng truyền thông, nếu có scandal thì chị xử lý ra sau, khi lên kế hoạch PR anh phòng ngừa khủng hoảng ra sau… Có bạn còn ghê hơn khi hỏi rằng có nên tạo ra scandal để làm cho nhiều người biết không…

Nói chung là lạ, rất lạ. Vì khi chúng ta đi làm, trong 100 dự án thì có 99 dự án là bình thường, cần ý tưởng hay. Chỉ chừng 1 cái là có khủng hoảng phải giải quyết mà thôi.

Nhưng lại không lạ khi con người ta vốn thích suy nghĩ về sự kịch tính, về sự căng thẳng, về việc mất ăn mất ngủ, về những người làm truyền thông mà cứ như lính đặc nhiệm, FBI hay CIA giải quyết khủng hoảng nhà trắng. Bởi thế, chúng ta thích xem phim khủng bố hơn phim tình cảm bình thường.

Nói chung là lạ, rất lạ. Vì khi chúng ta đi làm, trong 100 dự án thì có 99 dự án là bình thường, cần ý tưởng hay. Chỉ chừng 1 cái là có khủng hoảng phải giải quyết mà thôi.

Và tại Việt Nam, chuyện này lại càng không lại. Xung quanh chúng ta đầy những chuyện phát ngôn shock, hành động shock để tạo sự chú ý. Dùng scandal để mọi người biết đã là một công thức thành công của một số người, nhất là những người trẻ muốn nổi tiếng. Và khi đó, những con người trẻ, mới tập tững bước chân vào ngành truyền thông cũng cho rằng cho là một cách làm hay.

Nhưng hãy nên nhớ, con người khác với thương hiệu. Thương hiệu có thể được xem như là một con người nhưng nếu áp dụng cách thức truyền thông đó cho con người vào thương hiệu là một sai lầm.

Và điều cuối cùng, chúng ta đang có một sai lầm khác khá phổ biến đó là việc tạo ra “nhiều người biết” (bằng scandal chẳng hạn) và “biết gì” là khác nhau. Tôi cần nhiều người biết và phải biết đúng, biết theo hướng có lợi cho tôi chứ không phải những scandal đó.

Nói vậy thôi, chứ chúng ta cũng phải biết cách giải quyết khủng hoảng để lỡ may chúng ta rơi vào cái 1% đó. Và bài mới của anh Nguyễn Thanh Sơn là rất đáng đọc.

Nguồn Phương Hồs Blog