“Không hẹn gặp lại” – Một chiến dịch đột phá và tạo tiếng vang từ “Nhà thương” FV  

“Không hẹn gặp lại” – Một chiến dịch đột phá và tạo tiếng vang từ “Nhà thương” FV  

Với thông điệp “mọi bệnh nhân cần được chăm sóc không chỉ bằng y học hiện đại mà còn bằng cả tình yêu thương và sự thấu hiểu” qua phim ngắn “Không hẹn gặp lại”, Bệnh viện FV đã gia tăng thiện cảm từ công chúng và cộng đồng y khoa, đồng thời củng cố vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng.

FV vốn được biết đến là một bệnh viện hàng đầu với hơn 21 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế. Mới đây, FV chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Y tế Thomson, hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu khu vực.

Nhân dịp kỉ niệm 21 năm, FV đã triển khai một chiến dịch truyền thông khác biệt chưa từng có trong lịch sử hoạt động của mình. Sau giai đoạn 20 năm đã xây dựng được hình ảnh uy tín cao trong cộng đồng, có vẻ như FV đã quyết định thay đổi cách tiếp cận trong truyền thông, để thương hiệu đến gần hơn với công chúng bằng một cầu nối giàu cảm xúc như tác phẩm phim ngắn “Không hẹn gặp lại”.

Insight

Trong một xã hội hối hả, ngày càng nhiều người phải chịu đựng những áp lực, thất bại, khó khăn hay những cơn đau cả thể xác lẫn tinh thần. Giữa guồng quay vội vã đó, chúng ta đôi khi quên mất việc dừng lại để cảm nhận, thấu hiểu và đồng cảm với những người xung quanh mình.

Bệnh nhân cũng vậy, khi đến bệnh viện là họ đã mang trong người những nỗi đau và nỗi lo, họ mong lắm sự thấu hiểu, quan tâm chân thành của mọi người xung quanh và nhất là người chăm sóc họ.

FV Hospital muốn nhắc nhớ mọi người về sức mạnh chữa lành của y khoa và cả y đức, trong đó đề cao sự quan tâm, đồng cảm và thấu hiểu chân thành - đó chính là điều mà ai cũng có thể mang đến cho những người xung quanh.

Creative idea

“Bệnh viện được gọi là nhà thương”

Phim ngắn đề cao thông điệp – mọi bệnh nhân khi đến bệnh viện cần được đối xử bằng tình yêu và sự thấu hiểu. Thông điệp được chốt lại đầy cảm xúc qua câu thoại “Hồi cô còn trẻ, bệnh viện được gọi là nhà thương” vốn đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ sau khi phim ngắn “Không hẹn gặp lại” được công chiếu. Chỉ riêng đoạn cut nhỏ cho câu thoại này đã nhận được hàng triệu lượt xem trên các nền tảng, với tỉ lệ tiếp cận và lan tỏa tự nhiên vượt ngoài dự kiến. Phải chăng vì hai chữ “nhà thương” – nghe thương gì đâu ấy – đã đi vào ký ức của rất nhiều thế hệ?

FV đã đặt niềm tin vào một agency “non trẻ như chiếc tên” – Kitty Advertising – cũng như đã dám tin vào một nhà biên kịch lần đầu làm đạo diễn – Nguyễn Thanh Bình (biên kịch của phim “Mai” với doanh thu ấn tượng trên thị trường điện ảnh Việt). Và có lẽ FV đã đúng. Phim ngắn sau công chiếu đã tạo được sức hút đáng kể với hơn 6 triệu view trên các nền tảng social Facebook, YouTube chỉ trong hơn 2 tuần công chiếu và gây chú ý mạnh trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng y khoa.

Tất cả các hoạt động thực thi xoay quanh phim ngắn Không Hẹn Gặp Lại của FV đều góp phần truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với công chúng một cách nhẹ nhàng, tinh tế.

Hoạt động thực thi

Key asset: Phim ngắn “Không hẹn gặp lại”

Phim ngắn kể về câu chuyện bi kịch của cô vũ công tên Xuân – hàng loạt những biến cố ập đến với cô cùng lúc – chia tay người yêu, mất việc và gặp tai nạn gãy tay chân. Đối mặt với những phép thử quá lớn cùng một lúc, cô thậm chí còn muốn tự vẫn.

Khi được đưa vô bệnh viện cấp cứu sau tai nạn, Xuân trở nên bất cần và cô lập bản thân. Trước những cư xử có phần cộc cằn và thô lỗ từ Xuân, cô điều dưỡng Hiền vẫn giữ kiên nhẫn và tận tình chăm sóc Xuân, dường như cô Hiền hiểu và đồng cảm với những gì Xuân đã và đang trải qua.

Nhìn thấy sự tử tế và quan tâm chân thành trong từng câu nói và cử nhỉ nhỏ của cô Hiền dành cho mình, cũng như những bệnh nhân khác, Xuân dần mở lòng ra. Qua một khoảng thời gian, Xuân dần bình phục và có thể tự đi trở lại, cô bồi hồi chia tay cô Hiền. Cô điều dưỡng Hiền chia tay Xuân với câu nói đầy bất ngờ: “Không hẹn gặp lại”.

Digital Advertising

Để có thể thu hút sự quan tâm của công chúng, chiến dịch phát triển những thông điệp chính để lan tỏa:

  • Mọi thứ đều có thể chữa lành khi có đủ tử tế và yêu thương
  • Bệnh viện ngày xưa còn được gọi là nhà thương, nơi bệnh nhân cần được đối xử bằng sự tử tế và quan tâm chân thành
  • Lòng biết ơn xoa dịu mọi nỗi đau từ bi kịch
  • Vượt qua phép thử của cuộc sống bằng lạc quan và yêu thương, bạn sẽ luôn có được hạnh phúc trọn vẹn…

Để phục vụ cho việc truyền tải các thông điệp của chiến dịch, ngoài phiên bản phim dài 9 phút, chiến dịch phát triển các phiên bản ngắn phù hợp với hành vi digital của đối tượng mục tiêu, bao gồm: teaser clip 30s, 3 best cut 15s, 1 phiên bản review film 1 phút và 1 bộ ảnh viral.

Tối ưu các phiên bản cho từng kênh phù hợp trên Facebook, TikTok và YouTube, chiến dịch còn sử dụng các KOL/ KOC và community pages để làm đòn bẩy cho chiến dịch bùng nổ.

PR – Event

Song song trong quá trình ra mắt, chiến dịch còn thực hiện 1 buổi công chiếu offline quy tụ các khách mời, KOL, ekip làm phim và hàng chục nhà báo đến đưa tin. Các tuyến bài PR cũng khai thác đa dạng các góc truyền thông cho phim, từ đạo diễn Bình Bồng Bột cho đến các tuyến bài lan tỏa thông điệp của phim.

Về truyền thông nội bộ, FV Hospital tổ chức các buổi công chiếu cho hơn 1,000 nhân viên và ghi nhận rất nhiều sự chia sẻ đầy cảm xúc từ đội ngũ nhân viên. Riêng bác sĩ Jean-Marcel Guillon - Tổng giám đốc FV – vị thuyền trưởng dành hơn 2 thập kỷ tâm huyết xây dựng và phát triển FV đã không thể cầm được nước mắt trong sự kiện công chiếu, bởi “nhà thương” FV được lột tả quá chân thật và thật đẹp bằng ngôn ngữ điện ảnh trên màn ảnh rộng.

Kết quả

Chiến dịch đã tạo được tiếng vang trong ngành Y tế và công chúng, với hơn 7M lượt tiếp cận, 22M lượt hiển thị, hơn 11M lượt xem video, hơn 186K lượt tương tác và chia sẻ, và hơn 80 bài báo đưa tin.

Trong đó, đặc biệt có thể thấy, công chúng phản hồi rất tốt với các thông điệp của phim, đặc biệt là câu thoại: “Bệnh viện ngày xưa còn gọi là nhà thương”.

Hai chữ “Nhà thương” ngầm nhắn nhủ rằng FV thật tâm thương bệnh nhân và quan trọng nhất là họ HIỂU bệnh nhân cần được thương như thế nào, và họ thương đúng cách, ngay cả khi bệnh nhân chưa kịp nói ra hay chưa kịp biết phải nói ra như thế nào.

Nguồn FV Hospital