2 quy tắc “săn đầu người” khác biệt của nền tảng công nghệ tuyển dụng kiểu Nhật

2 quy tắc “săn đầu người” khác biệt của nền tảng công nghệ tuyển dụng kiểu Nhật

“Tốc độ và trung thực” là hai quy tắc đặt lên hàng đầu của nền tảng công nghệ tuyển dụng kiểu Nhật khi lấn sân sang dịch vụ săn đầu người.

Nhật Bản là thị trường tuyển dụng thú vị và độc đáo nhất thế giới. Với tỷ lệ thất nghiệp cực thấp chỉ 3,3%, dân số ngày càng già và giảm, cộng thêm văn hoá “gắn bó trọn đời” ngại nhảy việc..., thì cơ hội việc làm cho cả người mới ra trường lẫn nhiều năm kinh nghiệm đều rộng mở. Song ở chiều ngược lại, các headhunter ở quốc gia này lại cực kỳ chật vật khi săn nhân tài cho các vị trí cấp cao. Văn hoá làm việc khắt khe của người Nhật còn yêu cầu các headhunter phải cạnh tranh bằng: Tốc độSự trung thực.

“Nhanh nhẹn và Trung thực” cũng là 2 quy tắc “săn đầu người” khác biệt của nền tảng công nghệ tuyển dụng kiểu Nhật – freeC – khi bắt tay với PERSOL Asia Pacific để phát triển thêm dịch vụ headhunter. Lấn sân sang mảng kinh doanh mới, cặp bài trùng này hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm headhunting hoàn toàn khác biệt cho các doanh nghiệp.

Tốc độ: “Chậm phút nào, doanh nghiệp thiệt hại đến đấy”

Đối với hầu hết doanh nghiệp, tuyển dụng nhân viên cấp thấp có thể chờ đợi, chứ cấp cao không thể trì hoãn. Nhân sự càng tài năng càng khó kiếm, vị trí càng cao càng khó săn tìm. Quan trọng hơn, tuyển dụng sai người thì thiệt hại khôn lường, vừa làm “chảy máu” ngân sách lương lại có thể gây thất thu kết quả kinh doanh.

CEO Kazuki Kunimoto của freeC đưa ví dụ, Apple muốn vào thị trường Việt Nam và mở chi nhánh ngay ngày mai. Nhưng nếu Apple mất 6 tháng để tìm thấy giám đốc điều hành, sau đó mất thêm 6 tháng nữa để người đứng đầu thị trường mới thuê đội ngũ bán hàng và vận hành cốt lõi, chi phí cơ hội của việc chờ đợi một năm mới bắt đầu tung ra những lô hàng iPhone hàng trăm triệu đô... là không kể xiết.

Tốc độ là yếu tố then chốt khiến các công ty tìm đến headhunter. Và để nhanh, headhunter cần phải có 2 thứ: Dữ liệu khủngChuyên gia tư vấn giỏi. Nói về yếu tố đầu tiên, CEO Kazuki tự tin khi nhắc đến kho hồ sơ 300.000 ứng viên với tốc độ phát triển chóng mặt chỉ sau 18 tháng, cùng với nguồn dữ liệu ứng viên khổng lồ biết tiếng Anh và Nhật đến từ đối tác PERSOL Asia Pacific.

CEO Kazuki Kunimoto (trái) cùng đại diện chuyên gia headhunters của freeC

Cách đây không lâu, đại diện freeC từng cam kết tìm ứng viên phù hợp nhất và gửi CV chất lượng đầu tiên chỉ sau 3 ngày nhận yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Ngoài dữ liệu ứng viên, cam kết này còn đến từ đội ngũ chuyên gia headhunter tư vấn hàng đầu, thành thạo công nghệ và thông thạo 3 thứ tiếng (Anh, Nhật, Việt). Nhiều người lầm tưởng “thợ săn” nhân tài chỉ cần có khiếu ăn nói, mà chưa biết rằng họ phải trải qua đủ khoá huấn luyện công nghệ cao mới được ra chiến trận tuyển dụng.

“Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn 1-1 để thảo luận về quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí đưa ra lẫn văn hoá doanh nghiệp. Các chuyên gia tư vấn của freeC am hiểu mạnh mẽ cách thức sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích hồ sơ, kỹ năng, hành vi của người tìm việc... để tìm ra ứng viên tiềm năng một cách nhanh nhất”, CEO Kazuki cho biết.

Trung thực: “Săn nhân tài gắn bó keo sơn”

Trung thực là yếu tố để một headhunter thuê ngoài có thể chiếm được lòng tin và song hành đường dài với doanh nghiệp, giống như bộ phận tuyển dụng nội bộ trung thành. Sẽ thật tệ nếu headhunter vì hoa hồng và áp lực thời gian, mà mang đến những ứng viên không đủ điều kiện trình độ và kỹ năng, biến hoá “làm đẹp” CV của họ bằng những câu chữ không thực, để đối phó với doanh nghiệp. Nếu chọn họ, doanh nghiệp sẽ sớm chịu tổn thất cả về lòng tin vẫn tài chính.

CEO Kazuki Kunimoto tại Hutech IT Openday

Trước phỏng vấn, các công ty Nhật Bản thường điều tra và đánh giá nhân viên tương lai kỹ lưỡng. Họ tìm kiếm các mạng xã hội, hỏi thăm sếp cũ... để biết mọi thông tin về ứng viên. Ngoài ra, không thích ứng viên khoe khoang hay phóng đại thành tích. Chịu ảnh hưởng bởi phong cách này, freeC đề cao yếu tố trung thực của ứng viên, cũng như lấy đó làm nền tảng khi giao tiếp với khách hàng. Headhunter là một nghề khó, trung thực khiến công việc vất vả hơn, nhưng chắc chắn “trái chín” thu về sẽ ngọt đượm.

“FreeC kết hợp nhân tài với cơ hội bền vững. Những ứng viên do chúng tôi tuyển dụng có xu hướng gắn bó với công việc lâu hơn so với thời gian trung bình trong ngành”, CEO Kazuki nói.

CEO Kazuki cũng chỉ ra một thực tế sau 8 năm nghiên cứu thị trường nhân sự ở Việt Nam. Đó là, phần lớn các headhunter tìm người cho công việc, chứ không tìm việc cho mọi người. Điều này đúng với trước đây, song không còn phù hợp với thời nay. Nếu gặp một ứng cử viên “ngôi sao” với bằng cấp cao và kinh nghiệm lâu năm, freeC sẽ chủ động dành thời gian tiếp thị họ với khách hàng tiềm năng. Nền tảng này hiện có 40.000 doanh nghiệp tin dùng, và không ít số đó chưa đặt vấn đề nhưng thực sự có nhu cầu thay đổi nhân sự yếu kém.

Đức tính trung thực của người Nhật cũng giúp freeC gây dựng tập khách hàng gắn bó, gia tăng nhu cầu tìm nhân sự từ 1-2 người lên 10-20 người bất cứ lúc nào. Vài headhunter hứa hẹn sẽ gửi CV ngay sau 3 giờ nhận yêu cầu tuyển dụng, song theo CEO Kazuki, không nhất thiết phải chạy đua từng giờ. Headhunter tốt sẽ dành lượng thời gian đáng kể để phân tích thị trường, gặp gỡ ứng viên, phỏng vấn, sàng lọc, đàm phán và xây dựng mối quan hệ, đảm bảo thuyết phục được cả nhà tuyển dụng chọn ứng viên và ứng viên đồng ý về “keo sơn” với nhà tuyển dụng.

freeC phát triển dịch vụ headhunter chuyên biệt dành cho các vị trí cấp cao, ứng viên có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan (senior) cho đến các vị trí trưởng phòng (manager) và giám đốc “Top C” (CEO, CFO, CMO, COO).

Thông tin chi tiết:

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng freeC: The Sun Thao Dien, 08 Đường Số 66, Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 028-225-34031

Nguồn FreeC