Lego - thương hiệu của những khối nhựa đầy màu sắc

Mặc dù gần đây có nhiều nhà sản xuất đồ chơi phải chấp nhận đóng cửa và tuyên bố giải thể trước sự lấn lướt của các loại hình giải trí online đầy lý thú, Lego vẫn tiếp tục hoạt động và thậm chí còn phát triển mạnh hơn nhiều so với khi mới đựơc thành lập cách đây 70 năm tại Đan Mạch.

Ole Kirk Christiansen đã nảy ra sáng kiến thành lập hãng đồ chơi xếp hình với ý tưởng kích thích khả năng sáng tạo và khuyến khích sự ham học hỏi qua trò chơi. Christiansen khởi đầu với việc tạo ra các khối gỗ nhưng với sự phát triển của plastic, ông đã dần dần hoàn thiện bộ đồ chơi mà ngày nay phổ biến khắp thế giới với tên Automatic Binding Bricks.

Tên Lego xuất phát từ cụm từ “leg godt” trong tiếng Đan Mạch nghĩa là “chơi hay”. May mắn sao, cái tên này không hề giới hạn hay làm cho các sản phẩm của hãng phải lỗi thời, và nhờ đó Lego vẫn có thể vững bước phát triển trong thế giới đầy rẫy các loại đồ chơi ảo ngày nay. Bên cạnh đó, tên Lego rất dễ đọc, dễ nhớ do đó các sản phẩm của Lego có thể được xuất khẩu khắp nơi và rất hấp dẫn đối với những em bé mới bập bẹ tập nói. Cuối cùng, quan trọng nhất chính là việc tên Lego miêu tả chính xác mục đích ra đời của những khối gạch đủ màu sắc này. Điều gì có thể làm hài lòng các ông bố bà mẹ khi mà đứng trước một rừng những loại đồ chơi bạo lực, họ lại nghe chính con cưng của mình vòi mua nhãn hiệu đồ chơi thân thuộc với họ ngay từ khi còn bé?

Nhưng làm thế nào Lego có thể thu hút cả người lớn và trẻ em cùng một lúc? Câu trả lời có thể nằm ở việc Lego luôn ứng dụng những kỹ thuật hiện đại nhất. Chẳng hạn như việc cho phép người truy cập có thể chơi xếp hình trên internet và cung cấp những hướng dẫn cũng như phản hồi trong quá trình chơi. Người chơi có thể xây dựng lâu đài, thành phố, xe cộ, con người hay bất cứ thứ gì họ có thể tưởng tượng ra. Trong khi chơi, người truy cập còn có thể đăng nhập vào Lego Club để trao đổi ý tưởng, trình bày và công bố công trình sáng tạo của mình để mọi khách viếng thăm khác thưởng thức.

Bên cạnh đó còn có những cộng đồng online sẵn sàng bỏ ra hàng giờ say sưa bàn về Lego, trong số đó nổi bật nhất là Lugnet. Tự miêu tả mình là cộng đồng của những người say mê Lego thật sự và hoàn toàn độc lập với hãng Lego, sự ủng hộ nhiệt tình của Lugnet đã góp phần củng cố địa vị vốn đã rất vững chắc của Lego trên thị trường. Bất kỳ nguồn ngân sách kếch xù nào cũng không thể thực hiện được hình thức tiếp thị kiểu lan truyền này nhưng phải cần có một sản phẩm cực tốt được hàng triệu người trên thế giới ham thích mới có thể đạt được.

Có vẻ như Lego đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vô cùng vững mạnh và không một khối gỗ nào bị xếp nhầm vị trí. Chưa một lần Lego khiến người truy cập phải nôn nóng trước dòng chữ “Trang này đang được hoàn thiện” trên website của mình và khiến cho doanh thu bị ảnh hưởng. Vậy hiện tại, Lego đang ở thứ vị nào và có những kế hoạch gì cho tương lai?


Tầm nhìn ban đầu của thương hiệu vốn ăn sâu vào mọi hoạt động của công ty trong suốt 70 năm qua chính là: chỉ có những sản phẩm tốt nhất mới có thể phục vụ khách hàng, và vẫn là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của công ty. Lego vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà Christiansen và Kjeld Kirk Kristiansen, cháu nội của nhà sáng lập, hiện đang nắm chức chủ tịch kiêm CEO của Lego.

Về những kế hoạch cho tương lai, tương tự như bọn trẻ con luôn có những sáng kiến độc đáo vượt ngoài sự tưởng tượng của người lớn, Lego cũng đặt ra cho mình những mục tiêu cao ngất trong những năm sắp tới. Trong số 10 thương hiệu đồ chơi nổi tiếng nhất của trẻ em, Lego được dự đóan sẽ chiếm ngôi đầu bảng trong năm 2005. Theo một thăm dò do Young & Rubicam thực hiện, Lego hiện đã chiếm được hạng nhất tại Pháp và Đức nhưng chỉ mới đứng thứ 6 ở Nhật và thứ 7 ở Mỹ và phải cạnh tranh với các “đối thủ” là Coca-Cola, Kellogg, Disney, Levi’s, Fisher Price, Pampers, M&Ms, Sony và Nike.

Nguồn Lanta Brand