Những suy ngẫm về Digital Media

Phương tiện truyền thông số (Digital Media) cũng như bao phương tiện truyền thông khác cũng đều có ưu và nhược điểm. Sử dụng đúng mục tiêu, đúng cách và đúng phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao. Sau một thời gian thực hiện nhiều chiến dịch Digital Marketing cho khách hàng, dưới dây là những nhận xét và quan điểm cá nhân về lãnh vực nhiều tiềm năng năng này.

1. Search Engine – Bạn có dùng đúng từ?

Nhiều khách hàng đưa ra mục tiêu: “khi tìm từ khóa về công ty tôi trên Google, trang web của tôi phải nằm trong top”. Đây là quan điểm sai lầm. Một công ty sản xuất giầy thể thao tên là Adi chẳng hạn, không ai biết Adi là ai. Vì vậy mục tiêu của SEM (Search Engine Marketing) chính là làm sau cho trang web của Adi xuất hiện trong top khi tìm kiếm từ “giầy”, “giầy thể thao”. Một điều lưu ý, kết quả tìm kiếm nên chỉ dừng ở hàng thứ 2 trở đi vì theo nhiều nghiên cứu cho rằng người ta thường không tin các kết quả nằm đầu tiên vì họ tin rằng đây là quảng cáo của Google.


2. Email – Không phải là Mass Media.

Các công ty dịch vụ có thể cung cấp cho bạn khoảng 10 ngàn địa chỉ email thỏa mãn yêu cầu là người thành thị, giới văn phòng, thu nhập cao. Và khi bạn gởi cùng một email thông báo chương trình khuyến mãi đến cho 10 ngàn người này, tất cả họ sẽ cho ngay vào hòm thư rác. Customized email là thuật ngữ nói dễ hơn làm. Customized email không hẵn là Direct marketing nhưng phải dựa trên nền tảng mối quan hệ với khách hàng (CRM). Một email gởi đến cho bạn ngày sinh nhật, hỏi ý kiến sau khi bạn đã đi du lịch về hay đơn giản là giới thiệu những máy mp3 mới mà bạn luôn quan tâm sẽ khiến bạn thấy mình được nhà sản xuất quan tâm. Muốn được như vậy, bạn phải tự tạo ra và quản lý hệ thống dữ liệu khách hàng của mình, không chỉ là tên, sở thích mà còn ghi nhận cả những giao dịch và xử lý cũng như dự đoán dữ liệu (data mining). Công việc xem ra sẽ tốn kém lúc đầu nhưng mang lại hiệu quả rất lớn về sau.

Phương tiện truyền thông số (Digital Media) cũng như bao phương tiện truyền thông khác cũng đều có ưu và nhược điểm. Sử dụng đúng mục tiêu, đúng cách và đúng phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao

3. Website công ty – Vũ khí có bị lãng quên?

Theo nghiên cứu mới nhất về Digital Media của tạp chí Media thì thông tin trên website của công ty luôn nằm trong top 3 nguồn thông tin đáng tin cậy (2 nguồn xếp vị trí cao hơn là ý kiến người thân và các trang đánh giá độc lập). Hẳn điều này khiến nhiều người bất ngờ nhưng nói lên một điều: trong quan điểm của khách hàng thì website công ty không là trang quảng cao mà là trang thông tin thật nhất về công ty. Thông tin trên trang web càng chỉnh chu, đầy đủ, cập nhật càng thể hiện sự nghiêm túc của công ty đối với sản phẩm và khách hàng của mình. Nhiều thương hiệu chỉ lo chăm chút nhiều cho “mặt trận tiền tuyến” như là microsite, trang web khuyến mãi, flash banner mà lại bỏ quên đi “hậu phương vững chắc” này.

4. Ad Banner – Hãy là điểm mời gọi.

Nhìn chung Ad Banner vẫn là một công cụ hiệu quả. Tuy nhiên hiện tại rất nhiều người muốn cho hết tất cả các thông tin đặt lên một flash banner 10s mà không chăm chút đến landing page – là nơi mà banner này chuyển đến sau khi click. Banner không phải là print ad nơi bạn trưng hết mọi thông tin mà phải là một điểm kích thích, mời gọi. Do đó, việc phát triển những landing page cũng quan trọng không kém. Rất tiếc là hiện nay rất nhiều flash banner sau khi click vào thì chẳng đi đâu cả hoặc có thì cũng chỉ là một trang thông tin dạng jpg đơn giản.

5. Mạng cộng đồng – Hãy gắn kết nhiều hơn.

Tạo ra một fanpage trên facebook hay tự tạo ra cho mình một cộng đồng mạng thì cái cần chính là một tầm nhìn dài hạn. Để những thành viên trong cộng đồng gắn bó và trung thành thì phải có sự gắn kết liên tục. Gắn kết ở đây không chỉ là gắn kết 1 chiều mà phải là đa chiều, nơi mà khách hàng có thể phát biểu, chia sẽ những cảm nhận về sản phẩm và thương hiệu. Nhiều chiến dịch chỉ tạo ra những cộng đồng tạm thời cho mục tiêu nào đó là một sự lãng phí. Hãy chăm sóc cộng động mạng của mình hệt như việc cho ra đời, duy trì và phát triển một thương hiệu. Tạo ra một cộng đồng mạnh cũng chính là xây dựng hệ thống CRM và tạo ra sự trung thành của khách hàng.

6. Blog – Đã hết thời hoàng kim?

Blog tại Việt Nam trước đây là Yahoo! 360 được xem như một mạng xã hội và dẫn đến việc hiểu sai về công cụ này. Blog hiện nay không còn là trào lưu nhưng lượng người thường xuyên viết blog, đặc biệt là blog chuyên ngành ngày càng ổn định. Blog công ty là một kênh than thiện để đưa thông tin và trao đổi với khách hàng. Đưa tin vào các blogger có ảnh hưởng, nổi tiếng trong lãnh vực mình của sản phẩm cũng là một cách hiệu quả giúp tạo ra những thông tin có lợi cho sản phẩm. Rất tiếc là lượng blogger như thế tại ViệtNamkhông quá nhiều.

Nguồn Phương Hồs Blog