HSBC dự báo sản xuất sẽ vẫn là trụ cột vững chắc cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019

Trong quý 1/2019, tổng FDI và FDI đăng ký mới vào ngành sản xuất tăng trưởng lần lượt 66% và 33%, điều này tạo tiền đề quan trọng giúp ngành sản xuất phát triển.

Trong một năm 2019 khó khăn, Việt Nam vẫn ứng phó khá tốt với nhiều rủi ro với tăng trưởng. Nếu chỉ nhìn qua, một vài con số công bố không mấy lạc quan nếu so với các quý trước. Tăng trưởng GDP quý 2/2019 chững lại còn 6,6% khi lĩnh vực sản xuất tăng trưởng chậm lại, chỉ 9,4%.

Tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất vào GDP rơi xuống dưới 2% lần đầu tiên trong 2 năm, kéo lùi nhẹ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng thực của kinh tế Việt Nam không tệ nếu xét đến bối cảnh chu trình công nghệ đang tăng trưởng hạ nhiệt và nhu cầu toàn cầu đi xuống.

Xuất khẩu của Việt Nam quý 2/2019 tăng trưởng mạnh được 9,5% từ mức thấp nhất trong 13 quý vào quý 1/2019. Xuất khẩu hàng điện tử có động lực tăng trưởng mạnh, đạt 15% trong quý 2/2019 từ mức 1% của quý 1/2019. Xu thế tăng trưởng đã rõ nét. Riêng trong tháng 6/2019, xuất khẩu các sản phẩm máy tính và điện thoại tăng trưởng đạt 17% so với cùng kỳ – tốc độ cao nhất trong 1 năm.

Từ phía nhập khẩu, HSBC cũng nhận thấy xu thế tăng trưởng. Nhập khẩu các sản phẩm điện tử tăng trưởng 31%, đóng góp đến 40% vào tăng trưởng nhập khẩu nói chung. Như HSBC từng nói đến trong nghiên cứu trước đây, điều này sẽ đặt tiền đề cho quy trình tăng trưởng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử trong thời gian tới, bởi phần lớn linh kiện nhập khẩu sẽ được chuyển vào sản xuất để phục vụ xuất khẩu.

Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất tăng trưởng mạnh của Việt Nam sẽ vẫn đóng góp quan trọng giúp đẩy xuất khẩu và tăng trưởng lên cao, Việt Nam nhờ vậy trở nên nổi bật trong một khu vực mà xu thế tăng trưởng đang trong xu thế đi xuống.

Ngành dịch vụ quý 2/2019 tăng trưởng đạt 6,9% nhờ ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh

Và không chỉ riêng lĩnh vực sản xuất. Ngành dịch vụ, một trụ cột quan trọng khác của tăng trưởng, vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Ngành dịch vụ quý 2/2019 tăng trưởng đạt 6,9% nhờ ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mà những ngành liên quan đến du lịch như bán lẻ, giao thông hay kinh doanh chỗ lưu trú tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp vào triển vọng tăng trưởng tốt.

Việt Nam đón 15 triệu khách du lịch trong năm 2018, và đến giữa năm 2019, số lượng khách du lịch đến Việt Nam đã tăng 7,5% so với cùng kỳ. Xu thế khách du lịch tăng dự kiến sẽ vẫn tiếp diễn trong nửa sau năm 2019, đặc biệt khi mà bắc bán cầu bước vào mùa đông. HSBC cho rằng tăng trưởng của ngành dịch vụ sẽ vẫn ở mức cao trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm, đi cùng với đó là ngoại tệ và những cơ hội việc làm.

Chỉ số PMI của ngành sản xuất tháng 6/2019 tăng lên mức 52,5 điểm, cao hơn so với mức chốt của quý 1/2019

Là một nền kinh tế mở, Việt Nam không miễn nhiễm với tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Thế nhưng nếu nhìn về tương lai, HSBC cho rằng vẫn có nhiều lý do để lạc quan. Chỉ số PMI của ngành sản xuất tháng 6/2019 tăng lên mức 52,5 điểm, cao hơn so với mức chốt của quý 1/2019, nó cũng phản ánh cho lạc quan tăng dần trong ngành sản xuất Việt Nam.

Trong quý 1/2019, tổng FDI và FDI đăng ký mới vào ngành sản xuất tăng trưởng lần lượt 66% và 33%. Trung Quốc đã vượt qua nhiều đối tác đầu tư lớn khác của Việt Nam, đầu tư từ Trung Quốc tăng trưởng đến 411% so với cùng kỳ. Xu thế này đã diễn ra từ đầu năm và sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn, từ cả phía nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư từ nước khác.

Tháng 4/2019, LG thông báo sẽ chuyển hoạt động sản xuất điện thoại cao cấp sang Hải Phòng từ quý 2/2019, như vậy sản xuất tại Hải Phòng sẽ chiếm khoảng từ 10 - 20% tổng hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của LG. Khi mà năng lực sản xuất không ngừng tăng lên, HSBC cho rằng sản xuất Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng tốt hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. GDP Việt Nam năm 2019 sẽ tăng trưởng được 6,7%, theo tính toán của HSBC.

Trung Mến
Nguồn BizLive