Chiến dịch Tết đầu tiên của đường sạch Biên Hòa chạm vào nỗi sợ Tết của người Việt

Lần đầu tiên tham gia quảng bá mùa Tết, chiến dịch “Tết sao cho ngọt?” của đường sạch Biên Hòa đã chạm vào đúng nỗi sợ Tết vốn chỉ những thương hiệu Việt thấu hiểu người Việt như đường sạch Biên Hòa mới lột tả được.

Chiến dịch Tết đầu tiên của đường sạch Biên Hoà

Lần đầu tiên tham gia quảng bá mùa Tết, chiến dịch “Tết sao cho ngọt?” của đường sạch Biên Hòa đã tạo được dấu ấn cảm xúc đặc biệt. Chỉ sau 3 ngày ra mắt, clip chính đã thu hút hơn 700.000 lượt xem trên Facebook và YouTube.

Hơn cả những con số, ấn tượng sâu đậm của chiến dịch đến từ việc chạm đúng nỗi sợ Tết luôn âm ỉ trong mỗi người, mà chỉ cần tháng Chạp gõ cửa là sẽ trỗi dậy. Tết là sự kiện thiêng liêng bậc nhất của người Việt và là dịp mọi người hòa chung không khí háo hức, thế nên nỗi sợ Tết bị giấu kín trong lòng, hiếm khi được nhắc đến.

Lần đầu tiên tham gia quảng bá mùa Tết, chiến dịch “Tết sao cho ngọt?” của đường sạch Biên Hòa đã tạo được dấu ấn cảm xúc đặc biệt.

Nhưng phía sau niềm vui mặc định đó là bao đêm mất ngủ vì áp lực thời gian, tiền bạc của người con xa xứ, vô số giọt mồ hôi vất vả của người chồng, người vợ để có “một cái Tết” như người ta. Nỗi lo lắng này là một nút thắt cảm xúc mà chỉ có những thương hiệu Việt sinh ra, lớn lên trong nền văn hoá nguồn cội như đường sạch Biên Hòa mới thấu hiểu được.

Tết chân tình, sao mình sợ Tết?

Người Việt sợ Tết đến ám ảnh nhưng không muốn nói ra. Những áp lực vô hình về tiền bạc và lễ nghi của 3 ngày Tết tác động đến đại đa số người lớn bất kể tầng lớp, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác hay vùng miền.

Trong số đó, phụ nữ đóng vai trò vun vén, lo toan cho gia đình nên đến Tết họ thường “ngụp lặn” trong loạt công việc sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng liên tục cho cúng kính, tiệc tùng với họ hàng, bạn bè, chưa kể nỗi bận lòng về “Tết nội Tết ngoại”. Trong khi cánh mày râu thì đau đầu suy nghĩ chúc Tết quà cáp sao cho đẹp lòng sếp, khó tránh được việc nhậu nhẹt đến tổn hại sức khoẻ.

Nhưng thương nhất có lẽ là những người xa quê. Trong khi mọi gia đình đều quây quần bên nhau thì những người tha hương không dám về với gia đình sau thời gian bôn ba mệt nhoài nơi đất khách chỉ vì không đủ tiền vé, tiền quà cáp…

“Tết cứ nghĩ được nghỉ ngơi mà ai chừng còn cực hơn ngày thường nữa."

Gánh trên mình bấy nhiêu lo toan đó, mọi người bỗng sợ Tết, và quên mất rằng sự ấm áp và ngọt ngào khi được quây quần bên người thân mới là giá trị quý nhất. Như thông điệp ấm áp trong clip “Tết sao cho ngọt?” của đường sạch Biên Hòa: “Chúng ta quên mất rằng, Tết là thời gian để quây quần và yêu thương, không cần phải mâm cao cỗ đầy, không cần những lễ nghi cầu kỳ, Tết chỉ cần những điều giản đơn chân tình cho nhau!”

Áp lực nào cũng qua, chỉ ngọt ngào của Tết là còn mãi

Chính tiếng thở dài "Long ơi, Tết này ba mẹ chỉ mong con về" của người mẹ già trong clip khiến bao trái tim thổn thức, giúp mọi người nhìn rõ giá trị lớn nhất của Tết cổ truyền. Người thân của chúng ta chẳng mong nhiều tiền bạc hay quà bánh, họ chỉ mong có thể nhìn thấy những gương mặt, những nụ cười đã thiếu vắng trong thời gian qua mà thôi.

Câu nói "Long ơi, Tết này ba mẹ chỉ mong con về" của người mẹ già trong clip thức tỉnh mọi người về giá trị lớn nhất của Tết cổ truyền.

Bằng sự thấu hiểu sâu sắc, đường sạch Biên Hòa đã nhắc nhớ mọi người về vị ngọt của Tết với một thông điệp đơn giản: “Tết chỉ ngọt khi đượm vị chân tình”. Hơn cả vị ngọt của bánh mứt và dưa hành, Tết đượm tình thân, tình người là cái Tết ý nghĩa nhất. Chỉ có chân tình mới kết nối khăng khít người với người, giúp mọi người vượt qua và tìm được niềm vui trong những lo toan ngày Tết.

Mà chân tình có ở đâu xa, nó đến từ chia sẻ của vị sếp: “Ngày Tết anh mong muốn anh em tụ họp một bữa, xông đất, ăn uống trò chuyện, như vậy là quá đủ rồi” hay lời nhắn nhủ của người chồng: “Vợ ơi Tết này anh dẫn hai mẹ con đi chơi nha!”. Cái ấm áp của Tết nằm trong sự đối đãi đậm tình nghĩa giữa người với người, tuy mộc mạc nhưng ngọt ngào trong dịp đoàn viên.

Hơn cả vị ngọt của bánh mứt và dưa hành, Tết đượm tình thân, tình người là cái Tết ý nghĩa nhất.

Cùng với các kênh Fanpage, báo chí và YouTube… chiến dịch “Tết sao cho ngọt” của đường sạch Biên Hòa truyền tải thành công thông điệp “Tết chỉ ngọt khi đượm vị chân tình”, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng không kém phần ngọt ngào của một thương hiệu Việt gạo cội thấu hiểu người Việt từ những điều chưa nói.

Trâm Lê
Nguồn Đường Biên Hoà