Phim Tết “độc và lạ” trong chiến dịch Tết 2019

Tết đến là thời điểm để các nhãn hàng thi thố tạo ra sự khác biệt trong rừng truyền thông và quảng cáo. Sự xuất hiện của những phim Tết “độc và lạ” đã giúp một số nhãn hàng dễ dàng tạo sự chú ý và truyền tải thông điệp đến công chúng mục tiêu. “Tết không Kungfu” của Mì Cung Đình cũng là một trong số đó.

Cuộc chiến gay cấn trong căn bếp Tết

Kungfu - Kiếm hiệp chính là yếu tố đầu tiên tạo ra âm hưởng không thể trộn lẫn trong clip “Tết không Kungfu” của nhãn hàng mì khoai tây Cung Đình. Sự đầu tư kỹ lưỡng và nhất quán từ hình ảnh, phục trang, bối cảnh cho đến âm thanh, và thậm chí là cả cách gọi tên nhân vật đã tạo nên chất phim kiếm hiệp đặc sắc – nét đặc trưng cho clip lần này. Qua đó, thông điệp “Tết không cần công phu” cũng được ekip sáng tạo truyền tải khéo léo khi sử dụng cách chơi chữ khá thông minh: Kungfu - công phuvới cách phát âm gần tương tự như nhau.

Cuộc chiến đầy gay cấn của bà và mẹ - những cao thủ võ lâm dạn dày kinh nghiệm với mâm cỗ Tết đã được tái hiện sinh động với nhạc phim kịch tính, âm thanh sống động từ căn bếp. Cách thể hiện này đã giúp lột tả một cách dí dỏm, hài hước và sinh động bối cảnh Tết truyền thống mà nhiều phụ nữ vẫn đang phải đối diện: vật lộn giữa bộn bề bếp núc để có được những bữa ăn linh đình.

Rõ ràng, bên cạnh sự sắc sảo trong cách thể hiện, thì việc lồng ghép ý tứ phim, tạo sự liên tưởng giữa trận chiến Kungfu và cuộc chiến trong căn bếp của phụ nữ Việt đã giúp nhãn hàng dễ dàng đưa thông điệp đến với công chúng mục tiêu. Và đó là bối cảnh không thể tốt hơn để Mì Cung Đình xuất hiện và giải quyết tình huống cao trào của phim: thời điểm cả hai cao thủ đều đã ngã gục trong căn bếp.

Và trào lưu ăn Tết không kungfu

Nếu như cách thể hiện theo phong cách kiếm hiệp là một trong những yếu tố chính tạo nên sức hút của phim thì thông điệp “Tết ăn Mì” đã khiến video clip này tạo nên sự tranh luận mạnh mẽ từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến trái chiều.

Quan niệm Tết phải chu toàn, tươm tất và kỹ lưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, do đó Tết cổ truyền với mâm cao cỗ đầy vốn là truyền thống từ hàng ngàn năm qua. Trong bối cảnh đó, Mì ăn liền, một bữa ăn phụ giản đơn sẽ dễ dàng bị cho là lạc lõng khi đưa vào bối cảnh Tết. Có không ít những bình luận cho rằng: “Mì đã ăn cả năm rồi, Tết mà ăn Mì nữa thì còn gì là Tết?”

Ở một chiều hướng khác, những ý kiến đồng tình lại đa phần đến từ phía các chị em phụ nữ. Ở đây, concept “Tết ăn Mì” cũng khơi mào cho một cuộc tranh luận khác: Tết đơn giản hay cầu kỳ. Bởi qua thông điệp “Tết ăn Mì”, những người phụ nữ tìm kiếm sự sẻ chia, cảm thông của người thân, đặc biệt là người chồng trong gia đình với những nỗi vất vả mà họ phải trải qua trong ngày Tết chứ không chỉ riêng chuyện bếp núc. Từ đó, cả gia đình chấp nhận đón một cái Tết giản dị, bớt cầu kì để người vợ, người mẹ được thực sự thảnh thơi đón một cái Tết trọn vẹn.

Sau khi đăng tải, clip ngay lập tức nhận được nhiều lời tâm sự chân thành của các chị em phụ nữ: “Tết nhiều việc nói thật lắm lúc nó như cơn đại chiến vậy, rất tốn sức và mệt mỏi”. “Ngày Tết ăn gì cũng được, cái quan trọng là cả một năm đi làm vất vả, chỉ muốn có những ngày cuối năm gia đình ấm áp, cùng nhau nói chuyện thật vui vẻ, cuộc đời mới hạnh phúc làm sao”. Rất nhiều hình ảnh chia sẻ về quan niệm mới về Tết cũng được đăng tải trên Fanpage của Mì Cung Đình, góp phần tạo nên một trào lưu mới cho Tết Việt hiện đại: “Tết không công phu”.

Hình ảnh đăng trên fanpage của Mì Cung Đình (Tết ăn mì).

Dù các ý kiến đưa ra thuộc nhiều thái cực với nhiều quan điểm khác nhau, nhưng sự thực là cái Tết cầu kì, chu toàn đang tạo nên áp lực, thậm chí là ác mộng đối với nhiều người phụ nữ khiến họ không còn thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, tận hưởng năm mới bên những người thân. Khi ấy, Tết có còn trọn vẹn? Một cái Tết trọn vẹn có lẽ không phải tạo nên từ các món ăn, cỗ bàn linh đình mà được xây đắp bởi sự yêu thương, gắn kết và sẻ chia, bởi tình cảm đầm ấm của cả gia đình. Bởi vậy, không cần Kungfu, Tết vẫn sẽ trọn vẹn.

Và để ngày Tết đơn giản và nhẹ gánh hơn, cần có sự hiện diện của những trợ thủ đắc lực, một trong số đó có thể kể đến mì gói - món ăn tiện lợi ngày Tết. Rõ ràng, trong Tết hiện đại, hiếm có gia đình nào lại không dùng đến Mì gói. Mì có thể là món ăn giải ngấy sau những bữa cơm đầy ắp thịt cá, bánh chưng, với chỉ vài phút chế biến, mì có thể là một bữa sáng ngon lành cho cả nhà trong dịp Tết. Đặc biệt, Mì khoai tây Cung Đình, với 7 loại hương vị khác nhau là một trong những giải pháp tiện lợi, phong phú cho sự lựa chọn của mỗi thành viên trong gia đình. Chẳng cần cầu kì, dù ăn mì Tết vẫn trọn vẹn yêu thương.

Bên cạnh những giá trị về mặt nhận biết thương hiệu và truyền thông cho bộ sản phẩm 7 vị đón Tết, Mì Cung Đình cũng đang truyền tải một thông điệp rất nhân văn chứa đựng sự cảm thông sâu sắc với sự vất vả của người phụ nữ trong dịp Tết và phản ánh đúng xu hướng của đời sống hiện đại: Tết giản đơn hơn để cả nhà dành thời gian bên nhau, gắn kết yêu thương và thảnh thơi chào đón năm mới ngập tràn hạnh phúc.

Thu Hương
Nguồn Micoem