Việt Nam giàu lên, kinh doanh hàng xa xỉ hưởng lợi

Dù lợi nhuận chưa cao, nhưng kinh doanh hàng xa xỉ có nhiều tiềm năng phát triển nhờ số người giàu ở Việt Nam ngày một tăng lên.

Theo báo cáo mới từ Công ty dữ liệu Wealth-X, châu Á hiện đang hình thành tầng lớp giàu có hơn - tài sản có giá trị từ 30 triệu USD trở lên và tích lũy tài sản với tốc độ nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Đáng chú ý là Việt Nam xếp thứ 3 trong số những nước có số lượng người giàu gia tăng nhanh nhất thế giới với (12,7%).

Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân ngày một tăng lên. Việt Nam được nhìn nhận là một trong những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, các nhà phân tích nhận định Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển ngành hàng xa xỉ.

Tầng lớp trung lưu và trung lưu ngày càng tăng của Việt Nam cũng như dân số trẻ với thu nhập ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa xa xỉ. Điều này đã mở ra cơ hội cho các thương hiệu cao cấp của phương Tây trong thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh này.

Cá nhân có thu nhập cao của Việt Nam (HNIs), hiện đang ở mức 12.807, dự kiến tăng 139% lên 30.338 vào năm 2025. Tuy nhiên, trong khi không hoàn toàn tập trung vào tiêu dùng xa xỉ thì động lực chính của thị trường tiêu dùng Việt Nam sẽ ngày càng tăng tầng lớp trung lưu và dân số trẻ.

Hiện tại, các thương hiệu xa xỉ ở Việt Nam chủ yếu được phân phối bởi 2 công ty. Nổi tiếng nhất trong giới hàng hiệu là ông Johnathan Hạnh Nguyễn và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group). Hoạt động phân phối hàng hiệu của IPP chủ yếu được thực hiện thông qua công ty con là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC).

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn (ngoài cùng bên trái).

DAFC thành lập vào năm 2005 và là một nhà phân phối thời trang cao cấp hàng đầu tại Việt Nam với các nhãn hiệu Bally, Salvatore Ferragamo, Burberry, Cartier, Rolex, Tudor, BVLGARI, Paul & Shark, Tumi, cửa hàng đa thương hiệu cao cấp Jacqueline và tầm trung RESA, Dolce & Gabbana, Giuseppe Zanotti.

Hiện tại, DAFC hiện đang nhà phân phối cho hơn 60 thương hiệu hàng đầu thế giới. Theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông, doanh thu của DAFC lần lượt đạt 800, 862, 970 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2017.

Cạnh tranh với IPP trong phân khúc hàng xa xỉ tại Việt Nam là Công ty OpenAsia doanh nhân Đoàn Viết Đại Từ. Thông qua công ty con là Công ty TNHH Quốc tế Tam Sơn, thành lập năm 2005, OpenAisa mang những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như Hermès và Kenzo tới Việt Nam.

Từ đó tới nay, Tam Sơn liên tục mở rộng danh sách các thương hiệu mà Công ty đại diện ở nhiều mảng sản phẩm cao cấp từ thời trang tới đồng hồ, trang sức, sản phẩm âm thanh nghe nhìn: Vacheron Constantin, Piaget, Chopard, Bottega Veneta, Saint Laurent, Hugo Boss, Bang & Olufsen… Ngoài ra, trong năm 2017, Tam Sơ cũng đã thành lập Tam Sơn Yachting để phân phối du thuyền tại Việt Nam.

Đoàn Viết Đại Từ

Ông Đoàn Viết Đại Từ (bên phải).

Trong giai đoạn 2015-2017, doanh thu của Tam Sơn trong giai đoạn 2015-2017 lần lượt đạt mức 948; 1.117 và 1.337 tỷ đồng. Dù mức lợi nhuận của 2 công ty là chưa cao, nhưng với xu hướng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, và sự mở cửa giao thương quốc tế, số người giàu vẫn sẽ ngày một tăng lên và ngành hàng xa xỉ sẽ vẫn có tiềm năng lớn.

Đỗ Ngọc Minh

Ông Đỗ Ngọc Minh và David Beckham.

Ngoài ông Jonathan Hạnh Nguyễn và ông Đoàn Viết Đại Từ, một số gương mặt tại Việt Nam cũng tham gia kinh doanh hàng hiệu còn có: ông Đỗ Ngọc Minh, CEO của Công ty Luala (và là con rể của ông Đào Hồng Tuyển) và người đẹp - doanh nhân Lý Nhã Kỳ.

Như Mai
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư