Xu hướng trong ngành thức ăn nhẹ

Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới với mức tăng trưởng đạt 6,81% cùng nhóm dân số không ngừng thay đổi. Vì thế những sở thích và hành vi tiêu dùng thực phẩm cũng có sự thay đổi lớn. Nhưng vấn đề là thị trường thực phẩm, đặc biệt là ngành thức ăn nhẹ, thay đổi như thế nào?

Thức ăn nhẹ gần như hiện diện trong mọi ngăn bếp của các gia đình Việt Nam, đây chính là động cơ thúc đẩy ngành thực phẩm đóng gói tăng trưởng. Trong ngành hàng này, chúng ta sẽ thấy được những đặc điểm sau đây:

  • Sự đổi mới góp phần làm thị trường thức ăn nhẹ trở nên năng động, ngày càng nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường mỗi năm để thử nghiệm và theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Các sản phẩm không ngừng được bổ sung hương vị mới bởi một phần do ảnh hưởng của ẩm thực nước ngoài khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng lan rộng. Mặc dù một số xu hướng đang phát triển rộng rãi, tuy nhiên sự khác biệt về khẩu vị địa phương vẫn tồn tại và bản địa hóa là một yếu tố quan trọng để thành công.
  • Các sản phẩm theo mùa được ưa chuộng. Tết, dịp tặng quà theo truyền thống của người Việt, là một mùa sôi động của ngành thức ăn nhẹ, đây cũng là thời điểm đóng góp đáng kể giá trị chi tiêu hàng năm của toàn ngành.
  • Số lượng hộ gia đình trưởng thành ngày càng tăng đã mở ra những cơ hội khai phá những tiềm năng chưa được biết tới. Đây là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều cho đồ ăn vặt, họ không chỉ ăn để cho "vui miệng" mà còn chú ý đến giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Báo cáo này sẽ giúp mở ra những cái nhìn sâu hơn về các xu hướng định hình ngành thức ăn nhẹ, qua đó bạn có thể nắm bắt những cơ hội tăng trưởng trong tương lai.

[Download báo cáo tại đây]

David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel