Giám đốc thương hiệu Uber toàn cầu: “Nhiệm vụ” của tôi là cải thiện Uber

Dù không đưa Uber thoát khỏi những vấn đề liên quan tới văn hóa công ty, nhưng Bozoma Saint John, Giám đốc thương hiệu Uber toàn cầu sẽ thực hiện “nhiệm vụ cá nhân” của mình – cải thiện tinh thần của nhân viên công ty.

Chia sẻ với tạp chí Poppy Harlow của CNN, Bozoma cho rằng giải quyết các vấn đề của Uber không chỉ phụ thuộc vào một cá nhân. Vậy nên, việc này cũng không thể phụ thuộc vào riêng mình bà được. Tuy nhiên, bà sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo mình là sự lựa chọn đúng đắn cho các giải pháp của công ty.

Tháng 6/2017, Bozoma rời khỏi cương vị lãnh đạo lĩnh vực marketing của Apple Music. Sau đó, bà đảm nhận công việc tại Uber với nhiệm vụ xây dựng thương hiệu Uber vững mạnh trong lòng khách hàng.

Bổ sung Bozoma được coi như là sự tái khởi động một chiến lược thay đổi của Uber. Công ty đã bổ sung một nữ quản lý da màu vào hàng ngũ của mình sau những rắc rối liên quan tới văn hóa công ty. Travis Kalanick, người sáng lập Uber đã phải từ chức sau hàng loạt rắc rối liên quan tới khủng hoảng quan hệ công chúng.

Khi được bổ nhiệm vào Uber, Bozoma đã nhận được nhiều sự dự đoán trong giới công nghệ cao. Ví dụ như: “Đây liệu là người phụ nữ sẽ cứu Uber?” Tuy nhiên, bà cho rằng những gắn ghép như vậy không hợp lý. Nó sẽ “ảnh hưởng xấu” tới “nhóm người lớn hơn thực sự cống hiến để cứu Uber.”

Tháng 2 năm ngoái, công ty đã thuê cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Eric Holder tiến hành một cuộc điều tra nội bộ để giải quyết các lời tố cáo công khai của kỹ sư Susan Fowler về văn hóa làm việc nguy hại trong công ty. Kết quả là nhiều nhân viên cấp cao đã buộc phải thôi việc, kể cả vị trí CEO.

Uber vốn là startup có vốn thành lập nhiều nhất thế giới với 70 tỷ USD. Chia sẻ về người sáng lập Uber (Kalanick), Bozoma cho biết bà không có “sự nghi ngờ” nào về ông ta trước khi gia nhập công ty. Đối với nhiều người trong giới công nghệ, Kalanick được biết đến như một lãnh đạo hung hăng với rất nhiều vấn đề nghi vấn về đạo đức. Bà nhớ lại cuộc họp kéo dài tới tám giờ đồng hồ với Kalanick: “Tôi có thể cảm nhận rõ ràng sự tổn thương của ông ấy.” “Ông ấy cũng không chắc chắn điều gì sẽ tới trong tương lai - và ông ấy cần giúp đỡ. Điều đó được đưa ra dù không trực tiếp.” Bên cạnh Bozoma, Uber cũng bổ nhiệm Frances Frei, một giáo sư và nhà quản lý tại trường Harvard Business School. Cùng với giám đốc nhân sự của Uber, Liane Hornsey, Frei cũng đang cố gắng cải thiện văn hóa của công ty. “Tôi tin tưởng vào đội ngũ xung quanh ông ta bởi nó đã hoàn toàn thay đổi,” Bozoma chia sẻ. “Vì vậy, sự đặt cược không chỉ năm trong ông ta, mà còn là trong cả đội ngũ lãnh đạo.”

Khi được hỏi về việc liệu còn liên lạc với Kalanick hay không, Bozoma cho biết: “Không hẳn.” Cụ thể là “Chỉ thi thoảng thôi.”

Gần đây, Bozoma tham gia Salam, một nhóm nhân viên Hồi giáo của Uber với tư cách nhà tài trợ. Dù không phải là người Hồi giáo nhưng với bà, điều quan trọng là họ đã trở thành đồng minh của Uber với độ ngũ nhân viên vô cùng đa dạng.

Các cáo buộc về môi trường làm việc bất bình đẳng cũng được Uber phủ nhận. Tháng 10 năm ngoái, ba sỹ sư Latina đã kiện công ty vì sự bất bình đẳng trong chế độ lương bổng giữa phụ nữ và người da màu với các đồng nghiệp nam đồng tính da trắng hoặc người châu Á.

Quá trình hoạt động của Uber cũng thiếu sự đồng hành của các cơ quan vững chắc. Trước khi Bozoma gia nhập công ty, Viện Phụ nữ và Công nghệ Anita Borg đã cắt đứt mối quan hệ với công ty và cáo buộc họ về sự xuất hiện của chủ nghĩa tình dục. Điều này khiến Bozoma phải mạnh mẽ thúc đẩy việc hỗ trơ cho các nhân viên nữ Uber.

“Đây chính là thời điểm để đoàn kết trở lại”, bà nói.

Quang Anh / money.cnn.com
Nguồn ICT News