VietJet trước thách thức phải nhận quá nhiều máy bay

VietJet đang phát triển hoạt động tại thị trường quốc tế và tiếp nhận thêm hơn 200 chiếc máy bay để giữ đà tăng trưởng. Nhưng đây là một nhiệm vụ không dễ dàng tại thị trường Đông Nam Á đầy khốc liệt.

Được thành lập năm 2011, VietJet sử dụng hình ảnh các tiếp viên mặc bikini để quảng bá thương hiệu. Hãng hàng không giá rẻ này nắm bắt được cơ hội của một nền kinh tế đang phát triển nhanh và dân số trẻ - những người bắt đầu thích du lịch nhiều hơn.

Tuy nhiên, thách thức đang chờ đợi VietJet ở bước đi tiếp theo, khi công ty này vươn lên tầm khu vực và quốc tế. Tại đây, hạm đội nhỏ bé của VietJet khó có cửa cạnh tranh với các công ty tới từ Nga hay Trung Quốc.

Cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á đang chững lại và vị trí để xây dựng các sân bay mới không có nhiều. Ngay cả một sân bay kém đông đúc như Kuala Lumpur cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng không.

Điều này dấy lên những nghi ngờ về khả năng tiếp nhận một trong những đơn hàng máy bay lớn nhất khu vực của VietJet. Nhà phân tích Brendan Sobie của công ty tư vấn CAPA nhận định rằng VietJet vô cùng thành công trong 5 năm qua nhưng những gì công ty này làm được chỉ gói gọn trong thị trường nội địa.

Một trong những lo ngại lớn nhất vào thời điểm này của VietJet là đơn đặt hàng máy bay số lượng lớn sắp được thực hiện trong thời gian tới.

Ông Sobie dự báo thị trường Việt Nam sẽ bắt đầu giảm tốc trong khi việc phát triển ra thị trường toàn cầu còn khó khăn hơn. Khi đó, mọi người có quyền hoài nghi về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay của VietJet.

Theo CAPA, thị trường hàng không nội địa của Việt Nam tăng trưởng 30% trong năm 2016 lên mức 28 triệu lượt khác. Tốc độ này gấp gần 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành VietJet – bà Nguyễn Thị Phương Thảo – đang vạch ra kế hoạch phát triển kinh doanh tại Trung Quốc, Australia và Nga, nơi bà từng học tập và làm việc. Vị nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam gạt bỏ những lo ngại cạnh tranh quá mức bất chấp thực tế rằng các hãng hàng không nội địa Trung Quốc đang bùng nổ. Kể từ khi các quy định hàng không được cởi bỏ năm 2013, có hơn 10 hãng hàng không mới xuất hiện tại quốc gia này.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, bà Thảo cho biết các quốc gia khác vẫn đang làm việc với Trung Quốc và VietJet có lợi thế riêng của mình trong thương vụ này. Hãng hàng không tư nhân số 1 Việt Nam có thể kết hợp với các đối tác nội địa Trung Quốc để mở rộng thị trường tại đó.

Quá nhiều máy bay?

Một trong những lo ngại lớn nhất vào thời điểm này của VietJet là đơn đặt hàng máy bay số lượng lớn sắp được thực hiện trong thời gian tới, bao gồm hơn 100 máy bay Airbus A320 va 100 máy bay Boeing 737 Max 200s. Đây là là sự kết hợp hiếm thấy trong đơn hàng của các hãng hàng không giá rẻ thế hệ mới.

Thị trường hàng không nội địa của Việt Nam tăng trưởng 30% trong năm 2016 lên mức 28 triệu lượt khác. Tốc độ này gấp gần 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, đơn hàng Boeing bị nhiều người đặt dấu hỏi về tính chính trị bởi nó được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama. Bà Thảo đã bác bỏ ý kiến này.

Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters cho biết đơn hàng hơn 200 máy bay này của VietJet có thể tái xác nhận hoặc có điều khoản hủy. Bà Thảo cho biết hoạt động kinh doanh của công ty đủ để thực hiện đơn hàng hơn 20 tỷ USD này mặc dù VietJet hiễn vẫn đang nợ 5.000 tỷ VND.

Người phát ngôn của Boeing cho biết thỏa thuận với VietJet không có gì thay đổi cho tới thời điểm này. Trong khi đó, Airbus từ chối bình luận về vấn đề này.

Kết thúc năm 2016, VietJet hiện có khoảng 40 máy bay và đặt mục tiêu tăng lên 200 chiếc vào năm 2023.

Rõ ràng, VietJet thực hiện điều này khi nhìn thấy triển vọng tăng trưởng. Số lượng hành khách tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tăng với tốc độ nhanh nhất thế giới. Lợi nhuận trước thuế của VietJet tăng gần gấp đôi trong năm 2016 để vượt mốc 100 triệu USD và dự kiến tăng 33% vào năm nay.

Bên cạnh đó, VietJet dự kiến huy động 170 triệu USD thông qua việc bán cổ phiếu vào tháng 2.

Cho tới thời điểm này, nhà phân tích Shukor Yusof của Endau Analytics cho rằng VietJet vẫn đang làm tốt. Tuy nhiên, ông có chút hoài nghi về việc VietJet có thể duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh hiện nay mà không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh sau thuế.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư