Kỷ nguyên mới trong con đường đến thị trường Châu Á

Vừa qua, Tập đoàn DKSH, nhà cung cấp Dịch vụ Phát triển Thị trường hàng đầu với trọng điểm tại khu vực Châu Á, đã công bố bản báo cáo nghiên cứu Dịch vụ phát triển thị trường (DVPTTT) toàn cầu lần thứ sáu.

Nghiên cứu mang tên "Một kỷ nguyên mới của sự đa dạng trong các con đường đến thị trường Châu Á" cung cấp những thông tin về những thay đổi nhanh chóng tại các thị trường Châu Á và mô tả những thách thức khi mở rộng thị trường đến và tại Châu Á.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp DVPTTT thu hút sự chú ý của các công ty đa quốc gia cũng như các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam, vì không những giúp các công ty giảm được chi phí đưa sản phẩm đến thị trường, mà còn giúp cải thiện doanh số và tăng thị phần. Là một mô hình mới trong lĩnh vực cung ứng, DVPTTT giúp các công ty tiếp cận khách hàng ở những thị trường mới và hỗ trợ tiếp thị, bán hàng, phân phối, kho vận và dịch vụ hậu mãi.

Nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hóa chất và kỹ thuật công nghệ đang sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp DVPTTT để nhanh chóng thâm nhập thị trường mới hoặc mở rộng những thị trường hiện hữu thành công và hạn chế rủi ro.

Bản báo cáo nghiên cứu DVPTTT toàn cầu lần thứ sáu vừa công bố đã cho thấy Châu Á vẫn được xem là động cơ tăng trưởng chính của toàn cầu. Chưa bao giờ việc công ty trong nước và quốc tế muốn mở rộng thị trường trong khu vực này lại nhiều như trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, tâm lý người tiêu dùng đang ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém. Thay đổi hành vi khách hàng, thay đổi xã hội, sự xuất hiện của những đối thủ mới, xu hướng sử dụng dịch vụ bên ngoài, và việc ứng dụng các công nghệ mới đang tạo ra nhiều thách thức đối với các công ty trong kế hoạch mở rộng thị trường của họ. Trong bản Báo cáo về Dịch vụ Phát triển Thị trường lần thứ Sáu, DKSH đã cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện cũng như những cân nhắc khi đối mặt với những vấn đề trên.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ở mức 5,7% cho năm 2016 và năm 2017, những thị trường mới nổi ở Châu Á tiếp tục nằm trong danh sách các nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Sự thu hút của những thị trường này đối với các công ty quốc tế do đó vẫn không thay đổi - hoặc thậm chí là ngày càng mạnh mẽ hơn. Thêm vào đó, các công ty Châu Á địa phương cũng đang cạnh tranh rất mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở nhiều thị trường khác nhau.

Mặc dù đa số sản phẩm tại Châu Á vẫn được bán thông qua các kênh bán lẻ truyền thống, xu hướng chuyển dịch sang thương mại điện tử đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp số hóa hoàn toàn tối ưu tại ở Châu Á: Tại Đài Loan, số lượng người mua sắm và thanh toán qua điện thoại thông minh là hơn 60%, trong khi tại Myanmar giao dịch tiền mặt vẫn chiếm đa số, dân số khu vực thành thị đang ngày càng mua trực tuyến nhiều hơn nhưng vẫn trả tiền mặt trực tiếp, chẳng hạn như trong các cửa hàng tạp hóa.

Tiến sĩ Joerg Wolle, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn DKSH, cho biết: "Bản báo cáo khẳng định những xu hướng đã được chúng tôi quan sát những năm gần đây: một mặt, Châu Á vẫn là động cơ tăng trưởng chính của toàn cầu; mặt khác, việc vận chuyển hàng hóa đơn giản qua các đại dương về với đất liền không còn hiệu quả nữa.

Trong nhiều khía cạnh, Châu Á đang phát triển và thay đổi nhanh chóng về xã hội, công nghệ và nhân khẩu học - thậm chí có thể nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Bất cứ ai muốn thành công tại Châu Á cần phải liên tục thay đổi và thích ứng các chiến lược tiếp thị và bán hàng của họ. Nếu không có một chuyên môn sâu được tích lũy trong thời gian dài, thì điều này có thể rất khó khăn.

Nguồn Dân trí