10 yếu tố giúp sự kiện có sức lan truyền cao.

Có lẽ không một buổi họp nào mà bạn không nghe “Chúng tôi hi vọng sự kiện sẽ có sức lan tỏa”. Không hề cấm mọi người có hi vọng vào việc đó nhưng Event Channel hoàn toàn không đồng ý rằng chúng ta chỉ ngồi đó và “hi vọng”.

Đầu tiên, một số sự kiện bản thân đã có nhiều cơ hội để có thể trở thành đề tài được chia sẻ rộng rãi qua các trang web. Thứ hai, nếu bạn để ý sẽ có những tín hiệu khá rõ ràng rằng đặc điểm của các sự kiện sẽ trở thành hiện tượng giúp nó lan tỏa một cách rộng rãi.

Việc tạo nên những điểm nhấn và truyền bá sự kiện của bạn qua các trang mạng xã hội thật sự chưa đạt đến độ gọi là nghệ thuật và thật đáng tiếc khi phải nói việc lập một trang Facebook hoặc Twitter là không đủ.

Một vài sự kiện trở thành hit và cũng chỉ trong những trường hợp khá đặc biệt. Bạn có thể hướng đến mục tiêu gây sức lan tỏa tốt hơn cho sự kiện của mình, nhưng nó nên là khát vọng thôi chứ không phải là một mục tiêu hữu hình.


Sự kiện được nhắm đến bởi cộng đồng mạng

Lấy Brooklyn Beta ra làm ví dụ điển hình và yếu tố về nguồn gốc như thế nào từ một cộng đồng trực tuyến sôi động có nhiều khả năng lan tỏa cao sẽ có thể bán được vé tốt.

Đây là ý tưởng thâm nhiễm – từ cộng đồng.

Làm thế nào để đạt được điều đó: Nếu bạn có một ý tưởng cho sự kiện tiếp theo, hãy liên lạc ngay đến cộng đồng liên quan đến sự kiện đó để có được sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn phải tìm cho được những người mang tính ảnh hưởng trong cộng đồng đó và mời họ vào vai trò sáng tạo cho chính sự kiện sắp tới của bạn.

Sự kiện dựa vào công nghệ tiên tiến

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến công nghệ 3D và xa hơn nữa là thuật ngữ hologram – đúng hơn là sự phản ánh để thể hiện hình ảnh ba chiều nổi. Thật thú vị vì đây không phải là một cuộc cách mạng công nghệ, chỉ là một chút cái tiến về công nghệ hình ảnh mà thôi tuy nhiên nó cũng tạo nên sức hút riêng.

Trong một quy mô nhỏ hơn việc sự kiện sử dụng công nghệ NFC cũng là một yếu tố làm phong phú hơn cho việc trải nghiệm sự kiện.

Làm thế nào để đạt được điều đó: nghiên cứu công nghệ mới và sử dụng nó theo một hướng kỳ quặc nhất, tuy nhiên vẫn phải mang tính liên quan và sáng tạo. Áp dụng cách thức tiếp cận này một cách kỹ lưỡng và đừng quá quan trọng vào chiến thuật cốt lõi, bạn sẽ giản thiểu được rủi ro.

Sự kiện có sự tham gia của những tên tuổi tầm cỡ

Mỗi năm tất cả mọi người đều trong đợi vào sự kiện Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới diễn ra tại Davos với sự tham gia của những tên tuổi lừng lẫy như Nelson Mandela, Ban Ki-moon, Gordon Brown, Jimmy Wales, Roger Federer và Larry Page.


Format của chương trình không có gì đặc biệt và không phải nói là “đơn giản”. Tuy nhiên, điểm thu hút của chương trình chính là tầm cỡ của những người tham dự, trình bày hoặc tham gia làm cho sự kiện trở thành một cơ hội để kết nối và học hỏi.

Làm thế nào để đạt được điều đó: hãy mời những tên tuổi tầm cỡ. Những nhân vật với những cái tên mà Google mãi vẫn không ra sẽ không giúp ích gì được cho bạn đâu.

Nội dung có sẵn và cho phép chia sẻ

Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là một yếu tố giúp TED thành công và nếu bạn vẫn chưa biết về TED thì hãy mau tra Google đi nhé vì tôi nghĩ nó sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn đấy. Một hội nghị với một hành lang rào cản cực kỳ cao đã làm cho nội dung của sự kiện có sẵn cho tất cả mọi người và đương nhiên là với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Làm thế nào để đạt được điều đó: nhấn mạnh đến chất lượng nội dung của sự kiện và cho phép mọi người có thể truy xuất nó một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, truyền video trực tiếp sự kiện cũng là ý tưởng không tồi.

Ý tưởng sáng tạo độc nhất

Một cái đầu với những ý tưởng độc đáo là vô cùng cần thiết và cái mà tôi muốn nói đến ở đây chính là khi bạn tham dự một sự kiện và thốt lên rằng “wow, quả là độc đáo”.

Chỉ có những nhà cải cách thực thụ mới được trả công xứng đáng bằng sự lan truyền chính sự kiện của mình từ khán giả. Chứ không phải là những kẻ đang tìm kiếm một sự đổi mới torng một mớ hỗn độn những sự kiện đã diễn ra rồi.

Làm thế nào để đạt được điều đó: Hãy nghiên cứu thật nhiều! Bạn phải biết rõ tất cả những format sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây, không sử dụng lại những cách thức đã được thực hiện trước đó. Nếu quá dễ dãi với bản thân thì sớm muộn gì những người tham dự cũng sẽ phát hiện ra bạn đang đạo ý tưởng thôi.

Sự kiện có thể tự tổ chức

Đây là trường hợp của những sự kiện như Barcamps, Twestivals, TedXs và Meetups. Khi bạn được trao quyền để chạy một sự kiện về nhượng quyền, bạn sẽ phải làm tất cả để nó được lan truyền.

Nếu bạn nhân rộng được sức ảnh hưởng lên 10 hay 100, điều đó chứng tỏ sự kiện của bạn có sức lan tỏa. Những lợi ích rõ ràng sẽ dành cho những người biết nắm bắt cơ hội ngay những giây phút đầu tiên, không nhất thiết chỉ giành cho những người tự tổ chức nó.

Làm thế nào để đạt được điều đó: hãy suy nghĩ đến một format sự kiện mà có thể được lập đi lập lại trên toàn thế giới. Cung cấp các công cụ cho những người tổ chức sự kiện khác nếu như họ muốn sử dụng format của bạn để tổ chức ở một địa điểm khác. Giữ thương hiệu phù hợp.

Sự kiện cho một buổi ra mắt đặc biệt

Điều này chỉ áp dụng cho một số trường hợp chọn lọc. Tuy nhiên nó lại có sức ảnh hưởng tốt, đơn cử là những sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple hay Google.

Những sự kiện này trở nên phổ biến một phần vì sự kỳ vọng quá lớn đến từ lượng người dùng đông đảo, nhưng sự thật thì đằng sau những sự kiện loại này luôn có một cổ máy tiếp thị hoạt động không ngừng nghỉ.

Làm thế nào để đạt được điều đó: Google hay Apple là những ông trùm mà chúng ta khó lòng bắt chước và tôi thì không khuyến khích điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận cung cấp một khoảng đủ lớn cho các dự án sáng tạo, các phương tiện truyền thông xã hội sẽ có những tác động tích cực đến sự nhận thức của khách hàng về sự kiện của bạn.

Sự kiện “đồng thực hiện”

Việc tạo ra một sự kiện với sự cam kết tham gia sáng lập, tổ chức từ những người chơi cũng là một ý kiến thú vị. Một ví dụ điển hình là sự kiện Picnic tại Amsterdam, các nhà tổ chức sự kiện đã đăng một yêu cầu làm poster lên Facebook và phần thưởng là chiếc vé miễn phí tham dự sự kiện.

Đây là một hình thức lây lan khá đơn giản nhưng mạnh mẽ vì được kết hợp từ những người tham dự.

Làm thế nào để đạt được điều đó: bạn cần phải thiết lập một phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra các chiến dịch tương tự. Hãy làm cho mọi chuyện thật đơn giản và mang đến những phần thưởng liên quan. Và bạn biết không, mọi người đang chán ngáy với những quảng cáo như “Chiến thắng 1 chiếc iPad” rồi đấy!


Truyền thông xã hội không trực tuyến

Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đầu tư mạnh vào công nghệ để kích thích tương tác trực tuyến và không trực tuyến. Bằng cách cho phép tương tác trực tuyến và không trực tuyến, bạn sẽ tận dụng được điểm đỏ trong sự kiện của bạn và tạo ra những dòng năng lượng thu hút khán giả trực tuyến.

Làm thế nào để đạt được điều đó: nghiên cứu về NFC và RFID.

Sự kiện của bạn bị tấn công

Sự kiện với mức độ lây lan thường xuất hiện trong một vài kịch bản và khá thường xuyên theo những lý do tiêu cực. Đâu đó có một thành phần rất đông đảo từ mạng luôn chờ đợi thời điểm thất bại hay những thảm họa về mặt PR.

Đôi khi người dùng luôn thích chơi đùa với những nhà tổ chức sự kiện non trẻ, chiếm quyền điều khiển và luôn muốn tấn công sự kiện đó chỉ với một mục đích: biến trải nghiệm của sự kiện trở thành một thảm họa PR.

Làm sao để tránh điều đó: hãy chắc chắn rằng bạn là người toàn quyền điều khiển về mặt tiếp thị cho sự kiện và những mặt sáng tạo của sự kiện phải liên quan mật thiết đến hệ tư tưởng của những người tham gia. Đừng thử những điều quá mới mẻ mà bản thân bạn chưa nghiên cứu kỹ vì bạn sẽ không biết được phản ứng của khách hàng dữ dội thế nào đâu.

Nguồn Event Channel