Lý do nào khiến Nike quyết định rút lui khỏi ngành Golf?

Khi Nike quyết định rút lui khỏi ngành cung cấp thiết bị sân golf, bao gồm các câu lạc bộ, bóng và tú đựng đồ… đã khiến không ít người ngạc nhiên. Bởi “ông lớn” này cũng đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào ngành kinh doanh sân golf trong suốt một thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, việc tài trợ cho các hai tay vợt nổi tiếng thế giới Tiger Woods và Rory McIlroy cũng đã “ngốn” của Nike từ 40 đến 60 triệu USD mỗi năm.

Với doanh số từ các câu lạc bộ giảm, số người chơi golf tăng trưởng chậm chạp, Nike quyết định sẽ chỉ tập trung vào quần áo và giày dép. Tuy nhiên, có vẻ như cả thế giới đều không còn mấy hứng thú với môn thể thao “sang chảnh” này nữa và tiềm năng để Nike kiếm lời từ thị trường này là vô cùng khó khăn.

Đó là sự sụt giảm nhu cầu tuyệt đối trong thị trường kinh doanh thiết bị sân golf.

Khi mới gia nhập vào thị trường này, Nike đã mạnh tay rót vốn lớn với những khoản đầu tư khủng. Sau hợp đồng tài trợ trị giá 40 triệu USD với tay vợt Woods, các câu lạc bộ, bóng, túi, quần áo và giầy của Nike xuất hiện ở hầu hết các cửa hàng bán dụng cụ thể thao tại nước Mỹ. Thậm chí, Nike Golf đã từng xuất hiện trên bản đồ.

Thế nhưng hai thập kỷ trôi qua, Nike đã thừa nhận một số sai lầm trong chiến lược tấn công vào thị trường ngành golf.

Sản phẩm không phù hợp

Nike là một thương hiệu nổi tiếng và một nhà sản xuất quần áo, giày dép hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các thiết bị phần cứng mà hãng này cung cấp lại không phù hợp với các kỹ năng tự nhiên. Sau khi cố gắng gia nhập thị trường cung cấp thiết bị cho môn khúc côn cầu, các máy theo dõi hoạt động hay các câu lạc bộ golf, Nike nhận ra rằng họ không thể cạnh tranh trong ngành kinh doanh phần cứng được.

Quá ôm đồm

Năm 1996, rõ ràng là Woods đã tạo nên một bước ngoặt lớn đối với ngành kinh doanh trang phục sân golf của Nike, kéo theo khách hàng tới các câu lạc bộ, bóng, túi xách và nhiều phụ kiện chơi golf khác. Tuy nhiên, chiến lược lôi kéo khách hàng từ một nhánh sản phẩm trong ngành golf đã bộc lộ hạn chế trong những năm gần đây. Adidas, Puma, hay Oakley cung cấp giày dép, quần áo và nhiều phụ kiện chơi golf khác nhưng họ không bán các câu lạc bộ dưới cùng một tên thương hiệu.

Bản thân ngành golf đang bị thế giới “tẩy chay”

Nếu so với sự phấn khích khi khán giả chứng kiến Tiger Woods thi đấu vào những năm 1996 thì đến nay, mối quan tâm của họ đã nhạt dần. Không hẳn là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng có lẽ một phần do sự nghiệp của Woods đi xuống vì dính vào những vụ bê bối. Và khó có thể cho Nike kiếm lời nếu như hiện tại khách hàng không dành tù 4-5 giờ mỗi ngày cho môn thể thao này như trước đây.

Tất cả những lý do trên buộc Nike phải dần thu hẹp mảng kinh doanh của mình tại thị trường ngành golf. Tuy nhiên, đây có thể là một động thái tốt cho ngành golf khi các công ty cung cấp thiết bị khác như Callaway, Titleist hay Taylor Made giảm bớt được đối thủ cạnh tranh và tạo ra doanh thu lớn hơn.

Khánh Ly
Nguồn Trí thức trẻ