Marketer Nhàn Nguyễn
Nhàn Nguyễn

Business solution @ Datasection Việt Nam

Thảo luận social media về vấn đề bỏ Tết cổ truyền

Tết cổ truyền là một truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc ta được duy trì và phát huy hàng nghìn năm. Tuy nhiên mấy năm gần đây, cứ đến dịp giáp Tết các ý kiến tranh cãi về vấn để bỏ hay giữ Tết cổ truyền luôn gia tăng. Vậy ý kiến của người dân Việt Nam với đề xuất bỏ Tết như thế nào?

Theo nghiên cứu của Datasection Việt Nam, trước tết 2017, lượng bài viết và thảo luận về vấn đề bỏ Tết cổ truyền trên mạng xã hội Facebook tập trung vào tháng 1/2017 (tháng 12/2016 âm lịch) với 95,868 bài. Đến năm nay, lượt thảo luận về vấn đề này đã tăng mạnh vào tháng 12 với số lượng gần gấp đôi năm ngoái, dự kiến còn tiếp tục tăng trong tháng 1/2018. Như vậy vấn đề bàn luận “có nên bỏ Tết cổ truyền không?” vẫn còn rất được quan tâm đến.

Người dân có muốn bỏ Tết cổ truyền không?

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như tất cả người dân Việt Nam (98.8%) đều chưa sẵn sàng để bỏ Tết cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm. Chỉ có một số ít người dùng mạng xã hội bị thuyết phục bởi các lợi ích cho cá nhân và toàn xã hội mà việc bỏ Tết đem lại.

Lý do phản đối việc bỏ Tết cổ truyền là gì?

Kết quả phân tích các ý kiến của người dùng mạng xã hội cho thấy lý do chủ yếu là do thói quan về phong tục ăn Tết âm cùng văn hoá ngày Tết đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Trong đó, có 3 lý lẽ chính nhất là: Tết là truyền thống của dân tộc, nếu bỏ Tết là bỏ đi bản sắc văn hoá; hơn nữa từ lâu Tết được coi là dịp để đoàn tụ gia đình của người Việt. Vì vậy, nhiều người dân không muốn bỏ Tết cổ truyền.

Lý do đồng ý bỏ Tết cổ truyền?

Phần lớn nhừng người đồng ý bỏ Tết cổ truyền đều cho rằng Tết rất tốn kém, nếu bỏ Tết cổ truyền, ăn chung với Tết Dương lịch sẽ giúp người dân tiết kiệm một khoản tiền lớn cho các nhu cầu khác. Bên cạnh đó cũng còn các lý do như: Tết Âm là văn hoá của Trung Quốc, nên bỏ Tết giúp chúng ta thoát khỏi văn hóa Trung Quốc; Dịp nghỉ Tết dài kéo theo các vấn đề như cờ bạc, rượu chè, tai nạn giao thông…Việc chuyển sang ăn Tết dương cũng hoà nhập với thế giới hơn, thúc đẩy kinh tết phát triển…

Kết luận

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hoá là tiền đề để chủ đề "Bỏ Tết hay không" trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Song ít nhất là năm nay, Tết vấn đang được nhà nhà hổi hả chuẩn bị và hân hoan chờ đón. Trong bất cứ bối cảnh nào, hãy rạch ròi giữa hai khái niệm: "ngày Tết" và "cách mà chúng ta nghỉ Tết".

-ST-