Sự hình thành nền bảo hộ kinh tế toàn cầu và những tác động đến thị trường Việt Nam

Thế giới dường như đang thay đổi khác đi trong bối cảnh hiện tại so với những gì đã diễn ra trước đó. Những thay đổi về tình hình chính trị đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đang ở đỉnh điểm của sự bảo hộ kinh tế toàn cầu. Vậy sự bảo hộ ấy liệu rằng có ảnh hưởng gì đến thị trường Việt Nam?

Bài viết dưới đây của Suresh Iyer – Giám Đốc – BP Dịch Vụ Đo Lường Bán Lẻ - Nielsen Việt Nam sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh từ góc độ chuyên gia nghiên cứu thị trường về những ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế toàn cầu đếnthị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường bán lẻ và ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Ba sự kiện bắt đầu từ năm 2001 đã làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu là điều không thể tránh khỏi và cũng là tiếp điểm cho sự hình thành chủ nghĩa bảo hộ thương mại không giới hạn. Thứ nhất, đó là sự kiện khủng bố xảy ra tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9. Thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007 – 2008 và cuối cùng là phong trào di cư Mùa Xuân Ả Rập và các cuộc khủng hoảng người tị nạn tiếp theo đã chia rẽ các đường lối chính trị thành quyền lợi rõ ràng trong các nền kinh tế phát triển ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Mặc dù không phải là điều hiếm thấy khi thấy các chính trị gia đang phản đối ầm ĩ về vấn đề việc làm tại địa phương và chủ nghĩa bảo hộ trong thời kỳ thắt chặt kinh tế; và sau đó nhanh chóng vượt qua lý lẽ bù đắp cho những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại trong thời gian vừa qua - nhưng lần này thì rất khác. Mối đe dọa từ việc khủng bố cùng với những biến động chính trị và sự vận động kinh tế không suôn sẻ ở các thị trường phát triển đồng nghĩa với việc 'Chủ nghĩa bảo hộ' đã xuất hiện ở đây và sẽ tồn tại ít nhất là trong vài năm nữa. Cuộc bầu cử Mỹ cùng với chiến thắng của Tổng thống Trump và những tháng đầu tiên của ông tại văn phòng nhằm khẳng định hành vi này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Ông Suresh Iyer – Giám Đốc – BP Dịch Vụ Đo Lường Bán Lẻ - Nielsen Việt Nam, tác giả bài viết.

Vậy các dữ liệu chứng minh rằng thương mại giao dịch như một phần của GDP toàn cầu đang bị ảnh hưởng? Hoặc dòng vốn toàn cầu có vai trò quan trọng đối với các thị trường mới nổi đang dần cạn kiệt?

Câu trả lời hẳn rất rõ ràng, là Có!

Theo chuyên gia chiến lược toàn cầu của Morgan Stanley Investment Management, Ruchir Sharma - lần đầu tiên kể từ những năm 1980, ngành thương mại toàn cầu, trong những năm của thập niên 2010, đã phát triển chậm hơn so với nền kinh tế toàn cầu. Các ngân hàng quốc tế lớn đã giới hạn lại phạm vi hoạt động của họ, và họ cũng bắt đầu trở nên quan ngại hơn đối với các khoản cho vay ở nước ngoài. Sau khi tăng vọt trong hơn ba thập kỷ, dòng vốn đạt tới đỉnh điểm lịch sử là 9 nghìn tỷ đô la và chiếm 16% trong nền kinh tế toàn cầu trong năm 2007, sau đó giảm xuống 1,2 nghìn tỷ đô la - chỉ chiếm 2% nền kinh tế toàn cầu.

Trong cuộc cạnh tranh về thuế mà các chính trị gia đang tìm cách giảm bớt gánh nặng về thuế cho các công ty trong nước và làm giảm bớt tính cạnh tranh toàn cầu, chính quyền của tổng thống Trump đang nghiêm túc xem xét nghiêm túc vấn đề này và điều đó có nghĩa là tất cả những vấn đề nêu trên sẽ không nhanh chóng được cải thiện trong tương lai gần.

Vậy việc này có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường Việt Nam?

Việt Nam đã và đang theo đuổi “Mô hình kinh tế đàn nhạn bay” (Flying Geese Economic Model), đây là mô hình hướng đến sự thịnh vượng và là mô hình được áp dụng thành công ở các nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc - quốc gia đã phát triển thành một "nền kinh tế trung lưu" (được định nghĩa là nền kinh tế có GDP danh nghĩa bình quân đầu người là 8.000 đến 12.000 USD/năm) trong 10 năm qua. Việt Nam cũng đã ở vào vị thế thuận lợi để làm được điều đó. Nếu nhìn vào sự tăng trưởng GDP trong 10 năm qua, GDP đã tăng trung bình 5% mỗi năm; và nó được phân bố theo nhân khẩu học với sự phân chia bao gồm 54% dân số dưới 35 tuổi và một tầng lớp trung lưu dự đoán là 33 triệu người vào năm 2020. Vì thế, điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam là phải nắm bắt được làn sóng này và tăng tốc tiến hành các cuộc thâm nhập thị trường trong 20 năm tới khi lực lượng lao động đa số vẫn còn trẻ. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng khi họ có lợi thế về nhân khẩu học và Việt Nam cũng cần nắm bắt thời cơ từ những cơ hội tương tự như vậy. Tuy nhiên, thế giới dường như đang thay đổi khác đi trong bối cảnh hiện tại so với những gì diễn ra trước đây tại thời điểm giữa những năm 2000 khi việc xuất khẩu từ các thị trường mới nổi được khuyến khích mạnh mẽ. Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và điều này đòi hỏi cần phải được thảo luận và nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Các nhà sản xuất chủ yếu dựa vào các biện pháp đã được thử nghiệm và đo lường để cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm gọi là "có thể chấp nhận được" hơn là mang lại một trải nghiệm thực sự "Wow" cho người tiêu dùng.

Nếu xét kỹ hơn, Việt Nam vào năm 1991 đã có 0,04% thị phần thương mại toàn cầu và hiện đang ở mức 1%. Đây là một bước nhảy vọt và khi Việt Nam tiến sâu vào nền kinh tế toàn cầu hoá, thì những bất ổn của thương mại thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia nhiều hơn bao giờ hết.

Thế nên, chiến lược để vượt khỏi tình hình này là thúc đẩy tiêu dùng trong nước sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới. Điều này nói có vẻ đơn giản, nhưng sau nhiều năm tập trung vào xuất khẩu thì chỉ số tiêu dùng nội bộ chưa thực sự được khuyến khích. Ngoài ra, các nhà sản xuất ở Việt Nam phục vụ cho người tiêu dùng trong nước cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cung cấp sản phẩm theo hướng này. Theo các nghiên cứu của chúng tôi trong suốt 3 năm qua, thật khó để có thể nêu ra một ví dụ cụ thể nào về sự đổi mới sáng tạo mang tính đột phá đối với tất cả các ngành hàng của thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) ở Việt Nam. Điều này này dường như đa phần là mang tính hệ thống, vì các nhà sản xuất chủ yếu dựa vào các biện pháp đã được thử nghiệm và đo lường để cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm gọi là "có thể chấp nhận được" hơn là mang lại một trải nghiệm thực sự "Wow" cho người tiêu dùng. Do đó, có thể cần giảm bớt sự tập trung lâu dài vào xuất khẩu để mang lại sự thay đổi mạnh mẽ cho tiêu dùng trong nước.

Như đã điểm qua, nền tảng của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng do một vài yếu tố như dân số trẻ năng động, tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh, xu thế đô thị hóa và sự tự tin, lạc quan được bén rể hơn một thập kỷ qua vào đại bộ phận dân số. Tuy nhiên sẽ rất thú vị khi quan sát cách mà thị trường thích ứng với trật tự bảo hộ mới và những gì sẽ có trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm nữa.

Chúng tôi mong muốn trao đổi thêm thông tin với bạn và lắng nghe suy nghĩ của bạn về chủ đề này. Để biết thêm chi tiết liên quan đến bài viết này, vui lòng liên hệ với Nielsen Việt Nam theo email: [email protected].