Nội dung lên lịch sẵn trong thuở bình minh của nội dung thời gian thực

Nội dung lên lịch sẵn dường như đang dần đánh mất vị thế khi phải chịu sức ép từ sự trỗi dậy của Instagram Stories, Facebook Live, đang chiếm ưu thế nhờ tương tác thời gian thực.

Thế nhưng Buffer và Hootsuite, hai nền tảng lên lịch sẵn (scheduling platform) hàng đầu, đang đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay. Phải chăng đây là cảnh tượng yên bình trước cơn bão?

Những video phát trực tiếp, bản tin (story) tự biến mất sau 24 giờ và những nội dung tạm thời khác dường như đã tìm được hướng đi cho riêng mình.

Tính năng Instagram Stories đang phát triển rất nhanh. Hơn 400 triệu người sử dụng tính năng này mỗi ngày. Con số này tăng 60% so với năm ngoái. Facebook cũng đang gặt hái được thành công tương tự với các video Facebook Live. Trong khi đó, toàn bộ mô hình kinh doanh của Snapchat phát triển dựa trên các nội dung “đăng hôm nay, biến mất vào ngày mai”. Sự phổ biến và phát triển của loại hình này có lẽ chính là lời đáp trả trực tiếp cho tình trạng bão hòa các nội dung được lên lịch tự động trên mạng xã hội.

Hơn 400 triệu người sử dụng tính năng Instagram Stories mỗi ngày. Ảnh: Buffer.

Khi lên lịch sẵn, thay vì đăng tải ngay lập tức, phương pháp này sử dụng một công cụ lên lịch đăng như Hootsuite hay Buffer để lên kế hoạch cho các bài đăng trước thời hạn. Sau đó, ứng dụng này sẽ tự động đăng nội dung đã được lên lịch trước đó. Đây là công cụ giúp các doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ nội dung tương thích một cách liên tục, nhưng đôi khi lại hạn chế sự tương tác thời gian thực.

Tương tác thời gian thực là yếu tố giúp làm nên lợi thế cho các nền tảng phương tiện xã hội, giúp chúng không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ nội dung kỹ thuật số. Dù nội dung lên lịch sẵn là thủ phạm hay chỉ là một nạn nhân vô tội, nhưng dường như các nền tảng lên lịch tự động đang mất dần ưu thế.

Tuy nhiên, hiện thực đang hoàn toàn trái ngược. Buffer và Hootsuite, hai nền tảng lên lịch tự động đầu ngành, đang đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay.

Buffer cho biết vào quý đầu năm 2018, công ty này có 82.156 khách hàng trả phí, cao hơn so với con số 64.515 người năm 2016. Buffer cũng báo cáo doanh thu năm 2017 đạt mức 15,6 triệu đô la Mỹ, gần gấp đôi so với năm 2015.

Hootsuite cũng đang đạt mức tăng trưởng tương tự. Công ty này vừa vượt qua con số 16 triệu người dùng (tăng từ 10 triệu người năm 2014), gần đây gọi thành công số vốn 50 triệu đô la Mỹ để tiếp tục tăng trưởng.

Nếu nội dung trực tuyến và thời gian thực đang được ưa chuộng, vậy thì tại sao các nền tảng lên lịch tự động lại có kết quả kinh doanh tốt đến vậy? Vì sao các nhà đầu tư và khách hàng vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào những công cụ dường như không còn hợp thời nữa?

Ryan Holmes, giám đốc điều hành của tập đoàn đa phương tiện Hootsuite, chụp hình với cặp kính “Spectacles” được sản xuất bởi tập đoàn Snap trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Bloonberg tại London, Anh vào ngày 12.01.2017. Ảnh: Simon Dawson/Bloomberg

Bình yên trước cơn bão?

Nếu như hình ảnh của thế hệ trước gắn liền với tách trà nóng mỗi sáng thì xu hướng dùng trà, cà phê của giới trẻ hiện tại lại theo nhiều cách khác.

Các nền tảng lên lịch sẵn từ lâu đã vấp phải nhiều thách thức, do trước đây phụ thuộc vào việc tiếp cận các giao diện lập trình ứng dụng (API), trong đó các nền tảng phương tiện xã hội có thể thay đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Một đơn cử là Snapchat. Ứng dụng này từng quay lưng với các nhà phát triển, nhưng hiện nay đang xem xét đến việc nhượng bộ chút ít. Hiện tại Instagram chỉ cho phép lên lịch đăng ảnh (không cho phép lên lịch video), và Facebook đang loại đi tính năng lên lịch bài đăng trên trang cá nhân.

Nhưng hiện tại các nền tảng lên lịch tự động đang phải đối mặt một thách thức hoàn toàn khác: các nền tảng và khách hàng dường như không còn gần gũi với nội dung đã được lên lịch trước. Tuy vậy, từ quan điểm tài chính, Buffer và Hootsuite có vẻ vẫn đang kinh doanh thuận lợi.

Có phải các nhà doanh nghiệp quá chậm chạp trong ứng dụng các xu hướng kỹ thuật số mới, và chúng ta đang chứng kiến sự bình yên trước cơn bão?

Kevan Lee, giám đốc marketing của Buffet, đồng tình với quan điểm này. “Stories, video phát trực tiếp và các nội dung biến mất trong 24 giờ vẫn chưa chạm đến điểm bão hòa”, ông Lee cho hay. “Đây vẫn là ngành còn nhiều điều để khám phá, và phần lớn cũng hướng đến khách hàng”.

Ông Penny Wilson, giám đốc marketing của Hootsuite cho rằng: “Dù các định dạng thời gian thực ngày càng gia tăng, các chuyên viên marketing không hề có dấu hiệu ngừng sử dụng các nội dung được lên kế hoạch tự động khi xây dựng nền tảng cho chiến dịch của họ.”

“Dù các định dạng thời gian thực ngày càng gia tăng, các chuyên viên marketing không hề có dấu hiệu ngừng sử dụng các nội dung được lên kế hoạch tự động khi xây dựng nền tảng cho chiến dịch của họ.”

Trong thực tế, phần mềm quản lý mạng xã hội đang dần trở thành một nhân tố được mong đợi trong bất cứ chiến lược truyền thông xã hội của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cũng giống như cách các doanh nghiệp theo dõi và phân tích thông tin website, các thương hiệu ngày nay ngày càng nghiêm túc hơn trong việc lên lịch, theo dõi và cải thiện các kênh truyền thông xã hội của họ.

Theo cuộc khảo sát của Clutch năm 2017, 79% các chuyên gia tiếp thị tự sử dụng phần mềm quản lý hoặc thuê ngoài các đại lý và các công ty tư vấn. Theo dữ liệu khách hàng của Hootsuite và Buffer, con số này không hề có dấu hiệu chậm lại trong thời gian tới.

Truy tìm vũ khí lợi hại của các chuyên gia marketing

Bởi mọi chuyên gia marketing hoàn toàn có khả năng tiếp cận phần mềm lên lịch tự động trên mạng xã hội, các công cụ lên lịch tự động đang tạo dựng nét riêng trong thương hiệu và sản phẩm để trở nên nổi bật và cung cấp các giá trị thặng dư cho doanh nghiệp.

“Buffer không xem bản thân như một công cụ lên lịch tự động nữa, giờ đây nó là một công cụ quản lý mạng xã hội, một nền tảng nơi các doanh nghiệp có thể quản lý mọi thứ tại một nơi duy nhất.”

Để đạt được mục tiêu đó, Buffer đã cải thiện đáng kể số liệu phân tích trên các gói trả phí. Các gói này cho khách hàng biết các bài đăng nào hoạt động tốt nhất, đánh dấu những người có ảnh hưởng và những người theo dõi tương tác nhiều nhất cùng các thông tin hữu ích khác.

Buffer cũng vừa tung ra Reply, một công cụ được thiết kế để giúp các nhóm hỗ trợ khách hàng trả lời dễ dàng và theo dõi mối quan tâm của khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Buffer khéo léo sắp xếp các tin nhắn trên Twitter, Facebook và Instagram thành các chuỗi hội thoại để các nhóm hỗ trợ khách hàng giải quyết cùng một lượt.

Hootsuite cũng ưu tiên sự linh hoạt. “Chúng tôi đáp ứng các nhu cầu khác bằng một hộp thư riêng để đảm bảo người dùng có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng của họ”, ông Wilson chia sẻ.

79% các chuyên gia tiếp thị tự sử dụng phần mềm quản lý hoặc thuê ngoài các đại lý và các công ty tư vấn. Ảnh: Buffer.com

“Chúng tôi có một sản phẩm thú vị sẽ ra mắt vào tháng tới. Sản phẩm này tạo điều kiện để người dùng tận dụng robot mạng trong chăm sóc khách hàng và chuyển các cuộc thoại này sang nhân viên là người thật khi cần thiết”, ông Wilson nói thêm.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?

Chừng nào các công ty còn nghĩ rằng việc lên lịch nội dung tự động còn giá trị, các nền tảng lên lịch tự động sẽ luôn có chỗ đứng trong makerting kỹ thuật số.

Cùng lúc đó, các nền tảng truyền thông xã hội rõ ràng muốn người dùng chia sẻ nhiều nội dung tạm thời hơn, thể hiện trong các cập nhật thuật toán mới nhất và các sản phẩm mới.

Khi lên lịch tự động cho nội dung, các doanh nghiệp cần sáng suốt chống lại cám dỗ của việc tạo một loạt các nội dung và lên lịch tự động cho chúng. Các bài đăng này chắc chắn sẽ xuất hiện rất ít trên dòng thời gian của khách hàng (bởi nền tảng không đề cao giá trị của chúng) và kém hấp dẫn (bởi người dùng tìm kiếm nội dung ở nơi khác).

“Chúng tôi khuyên khách hàng nên tránh lờ đi các bình luận công khai”, ông Wilson cho biết. “Giám sát nội dung quảng cáo và trả lời các bình luận của khách hàng để xây dựng mối quan hệ và danh tiếng là yếu tố quan trọng”.

Chỉ các doanh nghiệp coi trọng các cuộc hội thoại một đối một, các tin nhắn trực tiếp và các nội dung tạm thời mới có thể hưởng lợi từ cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Tuy vậy, xu hướng ưa chuộng các nội dung phát trực tiếp theo thời gian thực và biến mất sau 24 giờ của khách hàng đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp cứ gắn liền với các bài đăng được lên lịch tự động, điều này sẽ không thể giữ chân khách hàng một cách hiệu quả trên mạng xã hội.

Mạng xã hội đang ngày càng tăng cường bảo vệ người dùng cá nhân. Các chiến thuật như ngắt các thuật toán, thay đổi sản phẩm và thay đổi quyền truy cập giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ giúp trải nghiệm của khách hàng lôi cuốn, hấp dẫn và mang tính xã hội hơn.

Các doanh nghiệp sẽ vẫn luôn có chỗ đứng trên mạng xã hội, bởi xét cho cùng họ chính là những người trả tiền để quảng cáo. Tuy vậy, chỉ các doanh nghiệp coi trọng các cuộc hội thoại một đối một, các tin nhắn trực tiếp và các nội dung tạm thời mới có thể hưởng lợi từ cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Yan Erskine - Giám đốc dịch vụ khách hàng, BrandYourself
Nguồn Forbes Vietnam