Đánh thức “sự khác biệt” thương hiệu với công nghệ số hóa bao bì

Bước vào kỷ nguyên công nghệ, bao bì cũng không nằm ngoài làn sóng chung khi bắt đầu tạo cho mình xu hướng riêng với cuộc cách mạng ‘bao bì số’.

Trước áp lực từ làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc nâng cao năng lực sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang có thiên hướng đầu tư về công nghệ trong quảng bá thương hiệu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo sự khác biệt. Đã có nhiều giải pháp được tìm đến, nhưng nổi trội nhất hiện nay, chính là xu hướng quảng bá thương hiệu bằng giải pháp bao bì số thông qua cơ sở tương tác trên nền tảng di động.

Ước tính đến năm 2017, có hơn 3,4 tỷ người trên toàn thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Chính vì thế, giải pháp bao bì số chính là một cuộc cách mạng đột phá trong xu hướng tiếp thị 4.0 với việc sử dụng thiết bị di động để khai thác nội dung của thương hiệu. Trên thực tế, ngày càng có nhiều thương hiệu và nhà thiết kế bao bì đã và đang hướng đến việc thiết lập kết nối giữa bao bì và người tiêu dùng thông qua internet.

Lợi thế của giải pháp “bao bì số” so với các kênh tiếp thị số phổ biến khác hiện nay có sự cách biệt rất lớn. Bản thân bao bì đã có khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng của mình nhanh hơn, gần hơn và chính xác hơn; kết hợp cùng tính tương tác vượt trội từ nền tảng di động, người dùng hoàn toàn có thể tìm thấy, tiếp nhận thông tin cần thiết trực tiếp với sản phẩm trên tay bất kỳ thời gian nào, bất cứ nơi đâu – đây chính là hiệu quả mà nhiều hình thức tiếp thị đang nỗ lực tìm đến.

Bao bì đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ của riêng mình?

Cánh cửa bao bì số rộng mở với doanh nghiệp Việt

Trở lại Việt Nam, sau một thời gian dài 4.0 xuất hiện như một hiện tượng, ngành bao bì ít nhiều cũng chỉ đang đứng ở ngưỡng cửa số hóa. Vào ngày 06/10/2018 vừa qua, tại hội thảo “Đánh thức sự khác biệt thương hiệu bằng ứng dụng công nghệ 4.0” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM (ITPC) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Digismart tổ chức, đã đánh dấu cột mốc phát triển đáng chú ý của khu vực bao bì số với ứng dụng Blippar – giải pháp số hóa bao bì bằng ứng dụng công nghệ 4.0 tại Việt Nam.

Cụ thể, ông Chu Xuân Nam - Phó giám đốc công ty Digismart và là đại diện phát triển ứng dụng Blippar tại Việt Nam, đã giới thiệu Blippar như một nền tảng để sáng tạo nội dung thực tế ảo tăng cường cho nhiều ngành như mỹ phẩm, thực phẩm, nước giải khát, và hàng tiêu dùng.

Theo đó, các mẫu bao bì truyền thống có sẵn trên thị trường Việt Nam, giờ đây đã có thể cải tiến thành “bao bì số” hoàn toàn dễ dàng với công nghệ thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp sẵn trên nền tảng ứng dụng Blippar.

Những quảng cáo truyền thống sẽ “sống động” hơn với giải pháp từ Blippar.

Với Blippar, các marketer có thể số hóa các quảng cáo in ấn như brochure, leaflet, print-ad và bao bì tĩnh nhàm chán, mang đến những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn hơn. Những bao bì được tích hợp AR có thể được xem như một kênh truyền thông mới khi marketer có thể kể câu chuyện của thương hiệu, tăng tương tác với người tiêu dùng ngay tại thời điểm ra quyết định mua hàng.

Cũng bằng những hiệu ứng hình ảnh mà AR tạo ra, các thương hiệu bán lẻ thời trang, mỹ phẩm có thể tăng cường và cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng khi cho phép họ thử nghiệm các sản phẩm, phối hợp chúng với nhau dễ dàng và linh hoạt. Các cửa hàng thức ăn nhanh có thể tích hợp những tính năng cho phép người tiêu dùng tương tác với món ăn hoặc bao bì để nhận quà, gọi thêm món hoặc giải trí trong lúc chờ đợi.

Trong các ngành như dược hay kỹ thuật, những đơn thuốc và bản hướng dẫn lắp đặt thường phức tạp và khó hiểu hoàn toàn có thể được đơn giản hóa, hướng dẫn chi tiết bằng những hình ảnh 3D và video sinh động qua ứng dụng Blippar.

Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất của Blippar – giải pháp “bao bì số” đó chính là chức năng tích hợp tất cả kênh truyền thông tiếp thị số trên cùng một nền tảng, tạo nên nhiều giá trị về mặt tiện ích cho cả người bán lẫn người mua.

Hãy tưởng tượng việc khách mua hàng có thể vừa mua sắm trực tuyến, xem video, tham gia minigame, lướt thông tin trên website hay thậm chí là “ướm” thử sản phẩm vào không gian mong muốn… chỉ với bao bì sản phẩm và một lần quét ứng dụng; còn phía doanh nghiệp thì tiết kiệm được phần lớn chi phí quảng cáo đa kênh mà vẫn đảm bảo người tiêu dùng có những trải nghiệm đầy đủ về thương hiệu– tất cả những ý tưởng ấy chính là một vài trong số nhiều khả năng mà Blippar có thể mang đến.

Nhân tố thành công của nhiều dự án quảng cáo

Trên thế giới, Blippar hiện đã được triển khai trên hơn 170 quốc gia và đạt được giải thưởng giải pháp bao bì đột phá - “Bao bì công nghệ số” trong toàn thể chiến lược về cải tiến bao bì năm vừa qua.

Còn tại khu vực Đông Nam Á, các chiến dịch quảng cáo thành công, chú trọng sự “khác biệt” trên bao bì số mà Heinz và Nestlé Milo đã thực hiện chính là những dẫn chứng cụ thể nhất cho những khả năng mà Blippar có thể đem đến cho khách hàng.

Blippar được sử dụng cho một chiến dịch quảng cáo của tương cà Heinz.

Chiến dịch tương cà Heinz đã được chuyển đổi bao bì sản phẩm hằng ngày thành cẩm nang nấu ăn dành cho người tiêu dùng, cập nhật công thức nấu ăn dưới định dạng 3D kèm theo chức năng hỗ trợ video hướng dẫn thực hành, người dùng chỉ cần ấn vào nút “download” là lưu được công thức nấu ăn về smartphone. Chiến dịch đạt trên 414.000 người dùng khác nhau với thời gian trải nghiệm trung bình của một người là 3 phút 53 giây.

Hình chụp từ case study sử dụng Blippar của Nestlé Milo (Thái Lan).

Còn Nestlé Milo đã sử dụng Blippar vào chiến dịch quảng cáo tại Thái Lan “Nhà vô địch làm từ Milo”, hướng dẫn các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh dành cho trẻ, kể câu chuyện thành công, quá trình rèn luyện để trở thành các nhà vô địch Thái Lan. Chiến dịch đã thu hút 162.000 lượt quét bao bì, trung bình một người dùng quét 4 lần để trải nghiệm, thời gian trải nghiệm trung bình là 5 phút 14 giây, và lượt người dùng tương tác cao gấp 10 lần so với quảng cáo tivi hay mạng xã hội.

AR là một công nghệ khá mới, song việc xuất hiện các sản phẩm như Blippar đã mở rộng hơn cánh cửa tiếp cận những tiềm năng công nghệ mới cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khu vực có nhiều hạn chế về nguồn lực như SMEs. Còn quá sớm để nói về tương lai của bao bì số, nhưng với sự quyết tâm nhập cuộc, tinh thần “vượt sóng” của cộng đồng doanh nghiệp trong nước cùng những trợ lực công nghệ tiên tiến như Blippar, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai lạc quan của bao bì, ngành hàng tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế 4.0 tại Việt Nam nói chung.

Công ty TMHH MTV DigiSmart

Han Sovy
Nguồn DigiSmart