Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn

Sự sụp đổ của BlackBerry - Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn

Research In Motion (RIM), hãng di động từng là kẻ tiên phong trong lĩnh vực wireless email, giờ đây đã không còn đứng trên đỉnh vinh quang trong thị trường điện thoại thông minh. Với Android, iOS, và thậm chí Windows Phone đang dần chiếm lĩnh thị phần, hãng di động có trụ sở tại Waterloo, Ontario đang dần chìm trong cuộc chiến để thích nghi. Năm vừa qua là một chặng đường đầy chông gai và cũng là một bước ngoặt với RIM - một tập đoàn từng được nhìn nhận là sáng tạo và luôn đổi mới. Nhưng đó cũng có thể là sự bắt đầu... cho đoạn kết của RIM.

"Research In Motion", giờ đã sắp thành "Research, no Motion".

Mục lục:

Phần 1: Waterloo run rẩy
Phần 2: Trầy trật trong ngoài
Phần 3: Ngày đầu dựng nghiệp
Phần 4: Trỗi dậy huy hoàng
Phần 5: Đỉnh cao
Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn
Phần 7: Sa lầy
Phần 8: Tương lai mờ mịt


Phần 6: Đe doạ tiềm ẩn


Vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, với năng khiếu tạo ra sự kịch tính của mình, Steve Jobs đã giới thiệu chiếc iPhone và nói, "Cứ sau một khoảng thời gian, lại có một sản phẩm cách mạng ra đời và sẽ thay đổi tất cả (Every once in a while, a revolutionary product comes along that changes everything)". Ông thêm vào bài nói của mình những từ ngữ như "phép thuật" hay "tuyệt vời", những cùng than vãn về những chiếc smartphone hiện có trên thị trường, từ sự phức tạp không cần thiết cho đến trình duyệt web di động: "Mọi thứ thực sự tồi tệ ngoài kia!"

Ông cũng bày ra 4 chiếc smartphone lúc đó là Moto Q của Motorola, một chiếc Palm Treo, Nokia E62 và BlackBerry Pearl. Vấn đề với chúng, theo như ông nói, là phần bàn phím phía dưới. "Chúng đều có phần bàn phím này dù bạn có cần hay không. Chúng đều có những nút điều khiển bằng plastic dành cho bất kì chương trình nào," ông nói, "Điều mà chúng tôi sẽ làm là bỏ hẳn đi những cái nút đó và thay bằng một màn hình lớn." Apple đã biến bàn phím trở thành một phần của phần mềm.

Steve Jobs tuyên bố phần mềm iPhone của họ tân tiến hơn các phần mềm khác tới 5 năm. Quả thực, tại buổi họp ngay sau keynote của Steve Jobs, các lãnh đạo của RIM đã nói rằng "chiếc điện thoại của Jesus" là điều không tưởng. Có thật hay không thì nó cũng phù hợp với hướng tập trung của Lazaridis vào phần cứng. Ông không bàn cãi gì về thiết kế của iOS; Lazaridis vốn đã khâm phục các thiết kế của Apple. Tuy nhiên ông nói "Không phải ai cũng có thể gõ được trên tấm kính ấy. Tất cả mọi laptop và điện thoại đều có một bàn phím cứng đi kèm. Tôi nghĩ rằng thiết kế của chúng ta sẽ cho chúng ta một lợi thế." Phần cứng mạnh hơn sẽ thắng thế, đó là điều mà Lazaridis nghĩ.

RIM thể hiện một phong thái ung dung trước công chúng, bác bỏ chiếc iPhone như là một thiết bị tiếp theo trong hàng ngũ những thiết bị được cho là "BlackBerry killers". Balsillie nói, "Nó chỉ là một lựa chọn tiếp theo để tiến vào một nơi đã vốn chật hẹp với vô số lựa chọn cho người tiêu dùng… Tuy nhiên đó không phải là điều đáng ngại đối với BlackBerry.” Trong khi đó, Apple cũng tìm cách trả lời RIM bằng các giải pháp kỹ thuật trong sản phẩm.

RIM đã trở thành một nạn nhân của chính mình: họ không thể bỏ mặc nhóm khách hàng doanh nghiệp hiện tại, và cũng không thể dễ dàng để cập nhật hệ điều hành đã lỗi thời của họ để theo kịp iPhone.

Apple quyết đinh bỏ chữ "Computer" ra khỏi tên công ty và trong cùng một ngày, họ công bố chiếc iPhone, chuẩn bị cho một nước đi hoàn toàn mới. Nếu RIM muốn tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và cho khách hàng phổ thông đi theo, Apple lại chọn cách thu hút những người dùng phổ thông với cả phần cứng lẫn phần mềm dễ dùng và có thiết kế bắt mắt rồi sau đó tiến dần vào thế giới doanh nghiệp. Một trình duyệt web mạnh mẽ đi kèm với hệ thống app đang ngày càng lớn dần khiến Apple được chuẩn bị kĩ càng hơn để đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng luôn muốn sự kết nối liên tục thay vì chỉ có email.

Sự khác biệt còn lớn hơn cả chiến lược. Apple về cơ bản là một công ty điện tử tiêu dùng được lãnh đạo bởi một người không phải là một kỹ sư; còn RIM là một công ty công nghệ không dây sáng lập bởi một kỹ sư điện tử. Lazaridis tin vào việc đo lường số lượng và vào thế giới của logic, con số và các công thức. "Một trong những điều mà chúng tôi tạo ra tại RIM," ông thường giải thích, "là niềm tin vào các con số, vào toán học, vào sự giới hạn của vật lý và những hiểu biết chung về vật lý. Nếu bạn không thể hiểu những giới hạn thì bạn không thể tạo ra thứ gì có thể hoạt động tốt trong các giới hạn đó."

Và khi nghĩ về thiết kế của smartphone, Lazaridis và công ty của ông cũng nghĩ về các giới hạn. Đó là giới hạn về kích cỡ: chiếc điện thoại phải đủ nhỏ để có thể mang theo và đủ lớn để sử dụng được. Ngoài ra còn là giới hạn về pin: một chiếc điện thoại hết pin là chiếc điện thoại vô dụng. Và cuối cùng là giới hạn về băng thông: Lazaridis tin rằng cần phải bảo toàn băng thông để mạng có thể cân bằng. Một thiết bị chiếm quá nhiều băng thông sẽ gây tắc nghẽn mạng - giống như cách mà AT&T khi iPhone ngày càng được biến đến nhiều hơn.

RIM thiết kế chiếc điện thoại của mình với các giới hạn và sự bảo thủ trong thiết kế có sự hấp dẫn của riêng nó. Apple đã bỏ qua những quy tắc tự đặt ra của RIM và tạo ra một chiếc iPhone có tuổi thọ pin không xuất sắc và thậm chí còn chiếm hết băng thông.

RIM thiết kế chiếc điện thoại của mình với các giới hạn và sự bảo thủ trong thiết kế có sự hấp dẫn của riêng nó. Kích thước và tuổi thọ pin hấp dẫn những người cần di chuyển liên tục; tỷ lệ chiếm dụng băng thông thấp sẽ phù hợp với các nhà mạng. Apple đã bỏ qua những quy tắc tự đặt ra của RIM và tạo ra một chiếc iPhone có tuổi thọ pin không xuất sắc và thậm chí còn chiếm hết băng thông. Tuy nhiên việc tối ưu hoá hệ thống mạng là chuyện của nhà mạng, còn với Apple, họ đã đánh cược rằng người dùng sẽ chịu được được việc tuổi thọ pin không cao bởi chiếc điện thoại này có những khả năng không tưởng.


Khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy chiến lược của Apple khá hiển nhiên và cũng rõ ràng là đang thắng thế. Tuy nhiên Steve Ballmer - CEO của Microsoft - lại tóm tắt những gì mà các đối thủ của Apple đều đang muốn nghe khi ông phát biểu trong một buổi phỏng vấn:

500 đô ư? Được trợ giá hoàn toàn? Có nhiều lựa chọn? Đây là chiếc điện thoại đắt nhất trên thế giới và nó thậm chí còn không có gì đặc biệt đối với các khách hàng doanh nghiệp bởi việc thiếu bàn phím khiến nó khó có thể trở thành một chiếc điện thoại tốt cho việc quản lý email. Có thể sẽ có nhiều người mua nó hoặc không... Nhưng hiện tại chúng tôi đang bán ra hàng triệu chiếc điện thoại mỗi năm. Apple thì chẳng bán được cái nào hết. Trong 6 tháng tới, tất cả những gì họ có sẽ chỉ là một chiếc điện thoại đắt nhất trên thị trường. Hãy chờ xem sự cạnh tranh sẽ diễn ra như thế nào.

Và hậu quả của sự cạnh tranh đã xảy ra thật.

"iPhone ư? Hiện tại chúng tôi đang bán ra hàng triệu chiếc điện thoại mỗi năm. Apple thì chẳng bán được cái nào hết."

Ngày cả bây giờ, mô hình lấy khách hàng làm trung tâm vẫn chưa phổ biến ở tất cả mọi nơi bởi nó tập trung vào một loại khách hàng nhất định, iPhone và hệ điều hành Android của Google (sử dụng một biện pháp tương tự) có thể đang thống trị thị trường Bắc Mỹ, nơi mà RIM đang mất dần thị phần, nhưng dù RIM đang bắt đầu làm ăn thua lỗ và các khách hàng thuộc nhóm chính phủ đang dần thay đổi đối tác – Halliburton, một tập đoàn dầu mỏ đa quốc gia chuyển sang sử dụng iPhone, Đoàn uỷ nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration) chuyển về iOS, và Quân đội Hoa Kỳ đang thử nghiệm sử dụng Android – RIM vẫn đang có 75 nghìn subscriber trên toàn thế giới. Tại Pháp, Nam Phi, Mexico và Argentina, Indonesia, Ả rập Saudi, với 61% doanh thu đến từ bên ngoài thị trường US, UK và Canada. Hơn một nửa tăng trưởng phần cứng đến từ bên ngoài thị trường Hoa Kỳ

Những nỗ lực ban đầu của Balsillie để đưa BlackBerry đến với người dùng rộng rãi hơn đã giúp RIM có một vị thế vững vàng giữa rất nhiều các thiết bị di động trên thế giới, với BBM là một selling point. Tại các quốc gia và nhà mạng không trợ giá điện thoại, giá tiền trở thành một yếu tố quan trọng, cũng như với mức sử dụng dữ liệu mạng, tuỳ thuộc vào việc khách hàng phải trả bao nhiêu. Theo một cách nào đó thì RIM đang dần trở thành Nokia trong quá khứ: một thương hiệu quốc tế nhưng không thể bám trụ lại tại thị trường Mỹ.


Nhưng điều gì đã xảy ra sau khi iPhone ra đời?

Có thể nói rằng iPhone đã khiến RIM mù quáng – cũng như với Nokia, Palm và Microsoft. Những công ty này phản ứng lại bằng cách trang bị lại hệ điều hành của mình; Android cũng chọn nước đi tương tự từ khi còn trong trứng nước. Những sự thay đổi mang tính chiến lược như vậy là cần thiết để giữ lại sự cạnh tranh, nhưng không có công ty nào trong số đó có đủ nguồn lực để đầu tư vào hệ điều hành cũ. Một số có thị phần nhỏ (như Palm, Microsoft) hay có một hệ điều hành thay thế đang trong quá trình xây dựng (như Nokia chuyển từ Symbian sang Meego).

Nhưng điều gì đã xảy ra sau khi iPhone ra đời? Có thể nói rằng iPhone đã khiến RIM mù quáng – cũng như với Nokia, Palm và Microsoft.

RIM không có những lựa chọn tương tự. Họ không thể dễ dàng cập nhật hệ điều hành già cỗi của mình, nhưng việc chuyển hẳn sang một hệ điều hành mới có thể khiến công ty này mất đi các khách hàng cũ – và điều đó cũng sẽ kéo dài vài năm. Vậy tại sao họ lại thực hiện dự án đó nếu nó không thực sự cần thiết? Đây không phải là một trường hợp rõ ràng cần phải thay đổi định hướng kinh doanh ngay lập tức, trong khi iPhone vẫn chưa trở thành “BlackBerry killer”. Ngay cả sau khi iPhone 3G ra mắt, doanh thu của BlackBerry vẫn chưa có dấu hiệu sa sút, và trong thực tế lại còn tăng lên. Những người mới sử dụng smartphone có nhiều lí do để lựa chọn 2 sản phẩm của Apple và RIM: một chiếc iPhone đắt tiền với các chức năng multimedia hoàn thiện cùng giao diện tuyệt vời, hay một chiếc BlackBerry với giá rẻ hơn và bàn phím vật lý cùng chức năng nhắn tin hoàn thiện. Nhờ vào đó, khi iPhone ra mắt, doanh số bán hàng của BlackBerry cũng được cải thiện đáng kể, tuy nhiên trong khi iPhone đang ngày càng thay đổi để hoàn thiện thì RIM lại mất quá nhiều thời gian để phán ứng lại.

Phản hồi đầu tiên của RIM là chiếc BlackBerry Bold 9000, chiếc điện thoại nổi tiếng ra mắt tại Mỹ vào tháng 11 năm 2008 với nhiều nhận xét tích cực cho màn hình và các font chữ mới, tuy nhiên trình duyệt web của sản phẩm vẫn gặp phải nhiều sự thất vọng. Ngày ra mắt của Bold 9000 vốn được dự tính công bố vào mùa hè cũng bị lùi lại do vấn đề tương thích với mạng 3G của AT&T. BlackBerry Storm là sản phẩm tiếp nối, đồng thời cũng là chiếc smartphone cảm ứng không có bàn phím đầu tiên của RIM, tuy nhiên lại nhận được nhiều nhận xét trái chiều. Trong khi trình quản lý email vẫn được đánh giá cao, nó lại không có Wi-Fi và phần mềm gặp nhiều vấn đề.

Research In Motion vẫn còn tính cạnh tranh trên thị trường: Họ vẫn có thị phần đáng kể và vào năm 2009, họ còn trở thành công ty phát triển nhanh nhất thế giới, công bố bởi tập chí Fortune. Tuy nhiên đi kèm theo lại là một hệ điều hành đã quá lỗi thời. Apple tạo ra một chiếc điện thoại, với một hệ điều hành. Android cũng có giao diện dành cho màn hình cảm ứng và tương thích với nhiều loại điện thoại khác nhau, khiến cho BlackBerry trở nên yếu thế hơn.

Vào năm 2010, RIM bắt đầu từ bỏ BlackBerry OS. Sau khi mua một số công ty phần mềm, đặc biệt là công ty phần mềm Canada QNX và cả công ty thiết kế Thuỵ Điển The Astonishing Tribe để phát triển giao diện người dùng. Việc mua lại này khiến RIM có khả năng phát triển một hệ điều hành thế hệ mới khiến tablet mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện phát triển cho chiếc "superphone" mà công ty này đang chế tạo.

BlackBerry đang dần được coi như là một kẻ mới tham gia vào cuộc chơi nhưng không thể thắng, hơn là một công ty tiên phong như họ đã từng.

Điều này cần thiết phải xảy ra, khi RIM đang dần mất đi thị phần và tệ hơn là trong tương lai, họ có thể mất đi cả dấu ấn thương hiệu. BlackBerry đang dần được coi như là một kẻ tham gia vào cuộc chơi nhưng không thể thắng, hơn là một công ty tiên phong. RIM sẽ đánh mất đi những yếu tố cạnh tranh nếu thiết nền tảng phần mềm đủ mạnh. Tuy nhiên chỉ phần mềm thôi liệu đã đủ? Và liệu RIM có đang bước vào cuộc chơi quá muộn?


Mời bạn đón xem tiếp phần 7 vào ngày mai với tựa đề "Sa lầy":

Mọi thứ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2011, năm được biết đến như là "Năm của Bức huyết thư". Vào tháng 7, ngay trước khi RIM thông báo việc giảm thiểu nhân viên, website BGR công bố một bức thư gửi tới một "lãnh đạo cấp cao của RIM". Trong bức thư, sự "chuyển tiếp" được miêu tả là "hỗn loạn" và lực lượng nhân viên cảm thấy "không có động lực" bởi sự thiếu sót trong lãnh đạo. Tác giả bức thư cũng miêu tả bản thân mình là một người trung thành với công ty và đang nói ra những sự thật khó nghe.

Nguồn The Verge