History of Agency #6: J. Walter Thompson (P1) - Lịch sử hai thế kỷ

James Walter Thompson (J. Walter Thompson), một trong những công ty quảng cáo nổi tiếng nhất, lâu đời nhất trên thế giới, tiên phong sáng tạo ra những ý tưởng kể từ năm 1864. Nhân kỷ niệm 150 năm thành lập của J. Walter Thompson, chúng ta sẽ cùng nhau quay ngược về quá khứ, du hành xuyên thời gian để tìm hiểu về lịch sử của J. Walter Thompson, cũng là những trang sử tiêu biểu nhất của ngành quảng cáo hiện đại.

J. Walter Thompson –136 năm lịch sử qua hai thế kỷ

1864-1869: Thế giới xung quanh chàng trai trẻ James Walter Thompson đang thay đổi

Ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1847, tại Pittsfield, Massachusetts., lúc này vẫn chưa có phát kiến tân kỳ nào, nhưng mọi thứ rồi sẽ nhanh chóng thay đổi sau đó. Năm 1864 là thời gian của cuộc cách mạng vĩ đại. Ở Mỹ, đạo luật giải phóng nô lệ đã được ký kết và thông qua, và một công ty quảng cáo nơi chắp cánh cho sự nghiệp của James Walter Thompson được sáng lập. Carlton & Smith đã mở rộng cánh cửa sau khi James Walter Thompson kết thúc 4 năm phục vụ trong hải quân, trên tàu USS Saratoga.

Năm 1868 sau khi giải ngũ, James Walter Thompson tìm thấy cho mình công ty có nhiều người dẫn dắt tuyệt vởi- những chủ môi giới quảng cáo, William J. Carlton & Edmund A. Smith. Họ đã thuê ông bán các không gian trống bên trong các ấn phẩm tôn giáo. Tin tức được lưu chuyển với tốc độ kinh hoàng vào thế kỷ XIX nhờ máy điện báo, dẫn tới kết thúc của dịch vụ “Pony Express” (dịch vụ giao liên bằng sức ngựa thời bấy giờ), đây là cuộc cách mạng truyền thông đột phá mở ra thời cơ cho James Walter Thompson.

1870 -1879: Cách mạng công nghiệp tiếp triển, James Walter Thompson nắm lấy cơ hội

Cuộc cách mạng công nghiệp đã giúp cho Nước Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế có năng suất tốt nhất thế giới. Các chủ cửa hiệu nhận thấy bản thân họ lúc này bận rộn hơn bao giờ hết trong việc cung cấp hàng tiêu dùng mới cho người dân Mỹ. Chàng trai trẻ Thompson đã nắm lấy cơ hội ngàn vàng đó. Với 500 USE, ông mua tại công ty Carlton & Smith và chi thêm 800 USD cho các trang thiết bị, James Walter Thompson đã thành lập công ty quảng cáo mang tên ông chỉ một năm sau đó.

FUN FACT: Người sáng lập của J. Walter Thompson quyết định lấy tên công ty là J. Walter Thompson bởi vì có quá nhiều người tên James Thompsons trong thành phố.

“Skilled work, when published, costs no more than the work without skill: so that the best work, such as I give, is the cheapest because it brings better results.”– J. Walter Thompson (tạm dịch: “Công việc được thực hiện khéo léo, khi công bố, chi phí không nhiều hơn công việc được thực hiện mà không có kỹ năng: vậy kết quả công việc tốt nhất có được khi nó mang chi phí thấp nhất, bởi vì theo sau nó là kết quả tốt hơn.”)

1880 –1889: Ngành quảng cáo hiện đại khai sinh

The Gilded Age—(tạm dịch: “Kỷ Nguyên Vàng”) bắt đầu từ cuối những năm 1870 cho đến những năm đầu 1910, thời kỳ phát triển công nghiệp tạo đà cho kinh tế đi lên. James Walter Thompson đã thấy một cơ hội, ông đặt ra câu hỏi tại sao không thuê những nhà văn, nhà báo và các hoạ sĩ để tạo nên những quảng cáo thú vị cho các doanh nghiệp này, để thay thế cho các quảng cáo nhàm chán được chính các công ty đó tự thực hiện? Đây là bước ngoặt không chỉ riêng của J.Walter Thompson mà còn cho cả ngành quảng cáo.

Cuối thế kỷ XIX, James Walter Thompson đã đi tiên phong trong việc phát triển bộ phận sáng tạo bằng cách thuê những nhà văn, nhà báo và hoạ sĩ để tạo ra các quảng cáo. Ông nhận ra rằng không gian quảng cáo sẽ được bán nhiều hơn nếu công ty có thể cung cấp một dịch vụ được thực hiện bởi chính những người tạo ra quảng cáo có nội dung bên trong. Tất cả các “Writer” và “Art Director” chúng ta đều nợ James Walter Thompson một lời cảm ơn đặc biệt cho ý tưởng này của ông.

Năm 1886, công ty “Ponds Extract” và J. Walter Thompson thiết lập một mối quan hệ có lợi cho đôi bên mà nhờ đó tạo nên hàng ngàn quảng cáo thành công của Ponds Extract.

1887, biểu tượng “Chim Cú” của J. Walter Thompson tung cánh.

The Might Owl (tạm dịch: “Cú mèo vĩ đại”), biểu tượng gốc của công ty quảng cáo J. Walter Thompson, đại diện cho sự khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm, óc phán đoán và kiến thức. Chiếc đèn xuất hiện là biểu tượng cho ánh sáng và tầm nhìn thông suốt, để tất cả những điều mang giá trị tuyệt vời như vậy được tiếp tục, J. Walter Thompson đã đưa “Cú mèo vĩ đại” trở lại thời hiện tại, năm 2014, để làm logo cho hãng. “Cẩn thận nhé, những con chuột trên cánh đồng quảng cáo!”.

James Walter Thompson, người đàn ông tiến bộ của thời đại, đã nhận ra người thực sự quyết định mua sản phẩm trong gia đình. Vậy là ông lại tiên phong đưa ra ý tưởng thay thế các quảng cáo trong tạp chí và các ấn phẩm đại chúng khác bằng các quảng cáo mới nhắm đến mục tiêu là phụ nữ.

Năm 1889, một quảng cáo trong nội bộ công ty đã tuyên bố có tới 80% các mẫu quảng cáo ở Mỹ được triển khai bởi J. Walter Thompson New York.

James Walter Thompson hoạt động tích cực trong câu lạc bộ thuyền buồm New York. Bạn chẳng thể có một bí danh: “The Commodore” (tạm dịch: “Thiếu tướng hải quân”, "Thuyền trưởng") mà không có lý do. Vậy nên sau khi dành được vị trí “Thuyền trưởng” trong ngành, James Walter Thompson đã tìm ra một cách tốt nhất để thoát ly hoàn toàn khỏi công việc bằng cách trở thành “Thuyền trưởng” trên chiếc thuyền buồm của riêng ông.

1890–1899: Vị chiến tướng bước ra thế giới

Trước năm 1890, lượng đọc giả của các tạp chí tại Mỹ đã lên đến 18 triệu người. Hơn 4400 tạp chí được xuát bản trong thời điểm này. Bộ phận sáng tạo nổi tiếng của J. Walter Thompson đã phải làm việc cật lực ngoài giờ để theo kịp tiến độ.

Năm 1897, không thích tạo ra bất cứ thứ gì không bền vững trước thời gian, J. Walter Thompson đã cho ra mắt “The Rock of Gibraltar”, biểu tượng của hãng bảo hiểm Prudential. Biểu tượng này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha đã mở ra những thị trường mới cho công ty J. Walter Thompson, tiếng nói của họ hiện diện trên toàn cầu, James Walter Thompson có một phát ngôn bất hủ: “Trade follows the flag. Where trade goes, the J. Walter Thompson Agency is ready to go also.” (tạm dịch: “Thương mại đi theo quốc kỳ, Ở đâu có thương mại, ở đó có công ty quảng cáo J. Walter Thompson Agency sẵn sàng.”)

Năm 1899, văn phòng J. Walter Thompson ở London được thành lập, đưa J. Walter Thompson trở thành công ty quảng cáo quốc tế đầu tiên trên thế giới.

“Any spot on earth where goods are to be sold by advertising is inside the fence of the Thompson field.” – J. Walter Thompson, 1898 (tạm dịch: “Bất cứ địa điểm nào trên trái đất nơi mà những hàng hoá được bán ra bởi quảng cáo thì nơi đó là của Thompson.”)

Tín hiệu radio đầu tiên lên sóng vào năm 1897, những tin tốt lành cho tất cả những người có chất giọng mượt mà.

1900–1909: Dập tắt ngọn nến, để những chú ngựa nghỉ ngơi

Giai đoạn đầu thế kỷ XX đánh dấu một thời điểm then chốt trong lịch sử của công ty J. Walter Thompson. Nước Mỹ củng cố vị trí siêu cường sức mạnh. Cùng với sự thành lập của Ford Motor Company năm 1903, thời đại của ngành công nghiệp xe hơi mở ra.

Năm 1901, J. Walter Thompson đã khuyến khích những người làm kinh doanh tại Mỹ quảng cáo nhiều hơn và mở rộng ra thị trường quốc tế. “The Thompson Blue” và “Red Books of Advertising” đã cung cấp một hướng dẫn bao quát các cơ hội quảng cáo trên tất cả các thị trường. Kodak bắt đầu bán “The Kodak Brownie”, mở ra kỷ nguyên quảng cáo hình ảnh cùng với công nghệ in “Offset” vào đầu thế kỷ XX.

Năm 1902 J. Walter Thompson bắt đầu làm việc với Unilever. “Cuộc hôn nhân” bền chặt giữa J. Walter Thompson và Unilever là điều được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử ngành quảng cáo.

Năm 1908, J. Walter Thompson mời Bà Helen Lansdowne đến làm việc cho vị trí “Copywriter. Sự xuất hiện của bà phá vỡ mọi định kiến và đưa bà trở thành Nữ Giám đốc sáng tạo đầu tiên trên thế giới.

“She represented the magic, the emotion, that brings advertising to life...An ardent feminist she won Thompson the reputation for being the agency in which bright young women had the best chance to succeed.” (Tạm dịch: “Bà ấy là biểu tượng của sự kỳ diệu, cảm xúc, mang quảng cáo vào cuộc sống… Một người chiến đấu vì sự bình đẳng nam nữ, góp phần đưa tên tuổi của Thompson trở thành nơi mà ở đó phụ nữ có được cơ hội tốt nhất để thành công.”)–Burt Manning, “Advertising Leadership 1864-1989"

1910–1919: Tình dục, Chiến tranh, Xe hơi

Mặc dù hứng chịu nhiều thảm hoạ nhưng không thể phủ nhận là giai đoạn này vẫn có nhiều phát minh và đổi mới, Henry Ford giới thiệu “The Model T” và J. Walter Thompson tạo nên cuộc cách mạng mà ngày nay kết quả của cuộc cách mạng đó được ứng dụng rất rộng rãi và tạo nên vô số tranh luận, J. Walter Thompson chọn cách thu hút bản chất hoang dại nhất của chúng ta, trong một quảng cáo xà phòng Woodbury, quảng cáo đầu tiên sử dụng yếu tố SEX.

Năm 1911, SEX bán được hàng, J. Walter Thompson đã chứng minh điều này bằng việc lần đầu tiên sử dụng SEX trong quảng cáo xà phòng Woodbury với câu headline “A skin you love to touch” (Tạm dịch: “Một làn da bạn thích chạm vào”). Câu headline này có vẻ “nhẹ” so với tiêu chuẩn ngày nay.

Năm 1912, có hai sự kiện nổi bật xảy ra, “The Thompson T-Square” ra mắt, định hình phương pháp tiếp cận của công ty với công việc lập kế hoạch chiến lược - Planning. Trong tổng thể quá trình hình thành chiến dịch, những câu hỏi có trên T-Square bắt buộc phải có câu trả lời.

Cũng trong năm 1912, tàu Titanic gặp nạn, đáng buồn thay đội ngũ research và planning của J. Walter Thompson cũng ở trên còn tàu này, chỉ có một người duy nhất sống sót.

“To answer these questions (on the Thompson T-Square), the agency must first be able to grasp the business problem of selling the commodity just as clearly as the organization of the manufacturer who makes it.” (Tạm dịch: Để trả lời những câu hỏi trên “The Thompson T-Square”, việc đầu tiên công ty phải làm là thấu hiểu các vấn đề kinh doanh, tổ chức, vận hành và sản xuất thật rõ ràng, chi tiết.”) – Stanley B. Resor, chủ tịch J. Walter Thompson, 1916-1945 .

James Webb Young từ bỏ sự nghiệp bán các ấn phẩm tôn giáo để gia nhập J. Walter Thompson với vị trí Copywriter. Ông thậm chí trở thành Vice "President" với vai trò quan trọng cho công ty đến năm 1964.

Thế chiến thứ nhất lan rộng toàn Châu Âu năm 1914. Những chiếc xe hơi bắt đầu trở nên phổ biến, Ford trở thành khách hàng của J. Walter Thompson, và mẫu xe “The Model T” được giới thiệu đến giới trung lưu của Mỹ.

Năm 1919, làm thế nào bạn nói với phụ nữ về mùi cơ thể? Phải cực kỳ, cực kỳ cẩn thận. Hai vị Giám đốc sáng tạo của J. Walter Thompson, Helen Lansdowne và James Webb Young đã tạo nên cú đột phá vào vấn đề được xem là “riêng tư, cấm kỵ” này để bước vào thị trường các sản phẩm ngăn mùi dành cho phụ nữ.

1920–1929: Một bữa tiệc toàn cầu

Kinh nghiệm tại thị trường nước ngoài mang về cho J. Walter Thompson những bước phát triển lớn hơn, công ty xác định được rằng mọi người khắp nơi trên thế giới đều chia sẻ những nhu cầu và khát khao giống nhau về cơ bản. J. Walter Thompson đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ bán được hàng loạt các sản phẩm trên toàn cầu.

J. Walter Thompson bắt đầu mối quan hệ lâu dài, mang lại lợi ích cho cả đôi bên với hãng Kraft Foods. Đây là cột mốc đánh dấu cho cả lịch sử của sandwich và quảng cáo, J. Walter Thompson đã hỗ trợ Kraft phổ biến món sandwich nướng phô mai ra khắp nước Mỹ.

Năm 1922, Đây là một năm đánh dấu một cú nổ lớn cho tinh thần tiên phong của J. Walter Thompson. Bước đi tiên phong của J. Walter Thompson là việc đưa những người nổi tiếng vào quảng cáo để chứng nhận sản phẩm, để phô bày những chất lượng thượng hạng của Pond’s Extract.

Năm 1923, Nestlé trở thành một công ty tập đoàn lớn, họ cũng bắt đầu làm việc cùng với J. Walter Thompson.

Năm 1925, “Say cheese!”, J. Walter Thompson minh hoạ các quảng cáo bằng những hình ảnh người thật, việc thật, một lần nữa công ty là những người tiên phong ứng dụng nghệ thuật nhiếp ảnh trong quảng cáo.

Năm 1927, các quý ông của J. Walter Thompson đã khởi động “động cơ” của họ khi General Motors trở thành khách hàng của công ty, J. Walter Thompson cũng hỗ trợ GM trong việc mở rộng ra thị trường thế giới. TV được mang ra ánh sáng vào năm 1927, hai đài truyền hình đầu tiên của Mỹ GE.WRGB và NBC bắt đầu hoạt động ở New York. Quảng cáo được khai sinh ở vùng đất cội nguồn của nhân loại, J. Walter Thompson mở những văn phòng đầu tiên ở Nam Phi và Ai Cập. Kimberly-Clark trở thành khách hàng của J. Walter Thompson cho đến ngày nay.

Năm 1928, toàn ngành quảng cáo khóc thương cho một nhân vật tiên phong đã vĩnh viễn ra đi, James Walter Thompson đã qua đời ở tuổi 81 vì một cơn đột quỵ. Cùng năm này, quan hệ đối tác giữa J. Walter Thompson với Shell được thiết lập.

Năm 1929, J. Walter Thompson có thêm Stouffer’s làm khách hàng của họ. J. Walter Thompson phổ biến hoá các thực phẩm đông lạnh ăn liền và thực phẩm đông lạnh cần phải được chế biến.

J. Walter Thompson khởi động một chương trình tài trợ cho Standard Brand mang tên “Fleischmann’s Yeast Hour” trên khắp mạng lưới NBC Red Network.

1930–1939: Tăng trưởng trong thời kỳ Đại khủng hoảng

Ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng được thu hẹp lại khi J. Walter Thompson kiên trì giúp đỡ những khách hàng của họ quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ cơ bản thay vì là các hàng hoá xa xỉ.

Năm 1933, ngay cả cuộc đại khủng hoảng cũng không thể cản trở sự phát triển của radio. Bất chấp kinh tế đang lao dốc trầm trọng, J. Walter Thompson vẫn tiếp tục tạo ra sự tiên phong trong radio với các vở kịch nhiều kỳ và những thể loại chương trình giải trí khác.

Năm 1934, mối quan hệ giữa J. Walter Thompson và Kellogg’s hình thành thông qua việc quảng bá sản phẩm Rice Krispies dùng chung với sữa.

Những nự cười trên môi toả sáng nhiều hơn khi hình ảnh nhiều màu sắc thay thế các hình ảnh trắng đen nhờ cuộn phim Kodachrome được thương mại hoá.

Năm 1938, Dan Seymour, Former President/CEO của J. Walter Thompson, người giới thiệu cho một chương trình radio nổi tiếng của Orson Welles năm 1938 mang tên “War of the Worlds”, tạo nên nỗi ám ảnh sợ hãi bằng những thông cáo thực tế về sự xâm lăng của người Sao Hoả. Hơn một triệu người gần như bị thuyết phục rằng cả nước Mỹ sẽ bị xoá sổ bởi cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh chỉ trong một thời gian ngắn.

1940–1949: J. Walter Thompson liên kết cùng Rolex- Người Mỹ liên kết để chiến thắng.

Nửa đầu thập niên 1940 được lấp đầy với các tác động văn hoá trong Thế chiến thứ 2. Mỗi ngày, công dân Mỹ ngày càng đóng góp nhiều công sức hơn vào cuộc chiến, trong khi đó J. Walter Thompson hỗ trợ sản xuất các ấn phẩm xã hội để phục vụ cho chiến tranh. Mặc dù hứng chịu sự tàn khốc của chiến tranh nhưng thập niên 40 của thế kỷ XX vẫn là thời kỳ phát đạt của ngành quảng cáo.

Năm 1941, Thế chiến lần 2 đòi hỏi các nhà máy phải sản xuất các sản phẩm phục vụ cho chiến tranh thay vì hàng tiêu dùng thông thường. J. Walter Thompson đã giúp đỡ các nhà sản xuất tạo nên các ấn phẩm truyền thông để hỗ trợ cho các nỗ lực chiến tranh và nhắc nhở người tiêu dùng rằng nếu cả nước Mỹ thắng trận, đồng nghĩa sẽ có nhiều hàng tiêu dùng hơn trong tương lai.

Năm 1943, nước Mỹ tìm thấy chính mình trong trận chiến lớn nhất thế giới từng phải đối mặt. J. Walter Thompson thôi thúc công dân Mỹ hỗ trợ cho đất nước bằng việc mua trái phiếu, làm rõ những thông tin gây nghi ngờ, và tham gia các hoạt động yêu nước.

Năm 1942, du lịch hàng không chỉ dành cho phi công? J. Walter Thompson hợp tác cùng Pan American để làm cho công chúng nhận thức rằng du lịch hàng không là dành cho tất cả mọi người.

Năm 1944, J. Walter Thompson mở văn phòng đầu tiên tại New Delhi.

Cùng với các nguyên liệu sản xuất xe hơi được cung ứng nhanh hơn, J. Walter Thompson đã giúp cho Ford có tương lai tốt hơn với câu slogan nổi tiếng “There’s a Ford in your future.” (Tạm dịch: Một chiếc Ford đang đợi bạn.”)

Năm 1946, tiêu chuẩn vàng cho những chiếc đồng hồ vàng, Rolex làm việc cùng J. Walter Thompson. Tất cả các nhân viên ngay lập tức hỏi về việc giảm giá của công ty, và mối quan hệ này tiếp tục cho đến ngày nay.

“Our audience is getting more demanding all the time - it is not a question of talking down to them. The problem, the opportunity, is to talk far enough up to them.” (Tạm dịch: “Khán giả của chúng ta ngày càng yêu cầu nhiều hơn- không phải vấn đề kìm hãm họ. Vấn đề, cơ hội, là để nói chuyện khiến họ thoả mãn)– Sam Meek, Vice President International Operations 1930-1964.

Năm 1947, J. Walter Thompson chỉ đạo và sản xuất loạt kịch trực tiếp với thời lượng phát sóng một giờ lần đầu tiên trên TV, mang tên "Kraft Television Theater“. Không lâu sau, những mạng lưới các chương trình TV phát sóng đều đặn bắt đầu, kết quả là nhà nhà đều có TV. Năm 1947, J. Walter Thompson bắt đầu làm việc với Thuỷ quân lục chiến, sau đó viết nên câu slogan “The few. The proud. The Marines” trong những năm 1970.

1950–1959: Màn hình nhỏ, ý tưởng lớn

TV trở thành một vật không thể thiếu trong phòng khách của các hộ gia đình, J. Walter Thompson hỗ trợ các khách hàng chiếm vị thế trên cuộc chơi truyền thông, bằng việc sản xuất cả các chương trình và quảng cáo thương mại. Mặc dù thập niên 1950, xã hội còn dè dặt, bảo thủ, sự sáng tạo vẫn phát triển nhờ vào sự xuất bản của các tiểu thuyết “The Catcher in the Rye”, “Fahrenheit 451” và “Lolita”.

Năm 1953, phô mai luôn luôn đẹp hơn khi có màu sắc. J. Walter Thompson tạo nên loạt quảng cáo TV màu đầu tiên cho các sản phẩm của Kraft.

Năm 1954, một trong những con số được yêu thích nhất của quảng cáo. Jeremy Bullmore sáng tạo quảng cáo đầu tiên tại J. Walter Thompson cho Pan Am trước khi sự nghiệp của ông thăng hoa, với vị trí đứng đầu J. Walter Thompson London.

Năm 1958, một đoàn người đầy màu sắc ngày càng đông đúc hơn sau khi J. Walter Thompson lên sóng quảng cáo màu đầu tiên của xà phòng Lux., lập tức có rất nhiều người muốn làm điều tương tự.

Thập niên 1950 những chiếc máy tính lần đầu tiên xuất hiện và J. Walter Thompson đã nhanh chóng ứng dụng phát minh này vào quảng cáo để phục vụ cho nghiên cứu và lập kế hoạch.

J. Walter Thompson và sự gắn bó với các khách hàng.

Giống như bất kỳ điều gì được xây dựng trên một nền móng vững chắc, những mối quan hệ lâu dài nhất giữa J. Walter Thompson và các khách hàng của họ thách thức cả thời gian.

1960–1969: Thời đại thay đổi

Kinh doanh và TV màu bùng nổ, sự phát triển của quyền công dân đã thúc đẩy người dân Mỹ thay đổi. J. Walter Thompson phản ảnh sự thay đổi của văn hoá, cả nghệ thuật và sáng tạo, với chiến dịch quảng bá lừng danh cho 7-Up.

Năm 1963, một bài hát đã đi vào tuổi thơ của rất nhiều người dân Mỹ. J. Walter Thompson đã tạo ra bài hát “I Wish I Were an Oscar Mayer Wiener”. (Tạm dịch: “Tớ ước tớ là một cây xúc xích Oscar Mayer Wiener.”)

Năm 1963, J. Walter Thompson sáng tạo nên chiến dịch tung hàng cho Kodak Instamatic trên toàn cầu. J. Walter Thompson bắt đầu làm việc cùng Johnson & Johnson.

Năm 1965 Kraft tài trợ cho chương trình truyền hình thương mại đầu tiên được phát qua vệ tinh. Đây cũng là thập kỷ của “sự ngầu”, và chẳng có gì “ngầu” hơn chiếc Ford Mustang. Khi Ford Motor cộng tác với J. Walter Thompson này để “thả xích” cho con ngựa hoang này chạy trên đường phố Mỹ, Mustang lập tức trở thành một ngôi sao. Sự mê hoặc của Mustang có trên những câu chuyện trong Newsweek, Time và bộ phim Goldfinger, khi James Bond bị truy đuổi bởi một chiếc Mustang mui trần.

Năm 1968, J. Walter Thompson thành lập phòng planning đầu tiên trên thế giới quảng cáo, dưới sự lãnh đạo của Stephen King. Dù không phải là tác giả của tiểu thuyết viễn tưởng kinh dị- nhưng thật đáng sợ khi phòng planning rất nhanh chóng được tất cà các công ty quảng cáo khác ứng dụng theo.

J. Walter Thompson cũng “trao nhẫn” với DeBeers năm 1968. Sang năm tiếp theo J. Walter Thompson đã thực hiện một chiến dịch “I hate it but I love it” cho Listerine chuyển một điều tiêu cực sang tích cực “Bạn sẽ yêu một hương vị bạn ghét”. J. Walter Thompson lại tạo nên một cuộc cách mạng mới khi Charlotte Beers trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Senior VP tại J. Walter Thompson, sau khi được tuyển dụng từ Uncle Ben’s.

1970–1979: Bình đẳng nam nữ, Việt Nam và những bước ngoặt

Cuộc cách mạng thay đổi xã hội đã mang quyền công dân và sự bình đẳng nam nữ tiến lên một nấc thang mới, đồng thời tạo ra thử thách cho chính ngành quảng cáo. J. Walter Thompson đã giúp các khách hàng phản ứng lại sự thay đổi của xã hội bằng cách sản xuất nhiều hơn các quảng cáo và cho thấy sự linh động trong vai trò của nam và nữ.

Năm 1971, J. Walter Thompson phân vai cho một diễn viên xuất chúng, đạo diễn kiêm biên đạo múa Geoffrey Holder cho quảng cáo “Uncola Nuts” của 7-Up.

Năm 1974, một bài hát dễ thương khác xuất hiện, với sự tham gia của cậu bé 4 tuổi Andy Lambros hát bài “My Bologna Has a First Name, It's O-S-C-A-R,” sáng tác bởi Mike Williams.

Chiến dịch quảng bá cho món thịt nguội bologna suốt thập niên 1970 qua nhiều phiên bản khác nhau. Đây là quảng cáo cực ấn tượng với sự xuất hiện của Charles “Chuck” Taliano Jr, một sĩ quan hải quân Mỹ và sĩ quan huấn luyện, được Wilson A Seibert Jr, một copywriter và creative exec, sáng tạo. Quảng cáo làm nổi bật đại ý “The Marines are looking for a few good men.” (Tạm dịch: “Hải quân chỉ tìm kiếm vài người tốt.”).

1980–1989: Sự xuất hiện của máy tính cá nhân, Trung Quốc mở cửa

Trung Quốc nổi lên sau khi mở cửa, thúc đẩy các tiềm năng phát triển của thị trường Châu Á. Những doanh nghiệp Mỹ cũng tận dụng cơ hội này, điển hình là J. Walter Thompson đã mở chi nhánh tại Hong Kong.

Năm 1982, hãy để trận chiến của burger bắt đầu. Thể loại quảng cáo so sánh lần đầu tiên được ra mắt. J. Walter Thompson đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh này trong chiến dịch mà họ thực hiện cho Burger King.

Một ông chủ mới nổi lên vào năm 1987, WPP đã đưa ra lời đề nghị với và hai bên đã đạt được thoả thuận J. Walter Thompson, lần đầu tiên cả một tập đoàn lớn chỉ thua mua các công ty trong lĩnh vực quảng cáo.

1990–1999: Nước Đức thống nhất và công nghệ thông tin bùng nổ.

Bức tường Berlin đổ xuống đã dọn đường cho thị trường toàn cầu và sự đổi mới trong kinh doanh quốc tế. Đồng thời Internet đã bắt đầu được biết tới nhiều hơn.

Năm của điện thoại thông minh mang đến những chức năng mới như email và danh bạ. Motorola đã gọi điện đến J. Walter Thompson để mang những phát kiến mới trên điện thoại của họ vào thị trường.

Năm 1991, Internet đi vào cuộc sống đời thường, tạo ra cuộc cách mạng khiến cho vị thế của TV sau này sẽ đứng đằng sau các thiết bị có khả năng kết nối Internet.

Năm 1994, Sony tung ra chiếc máy chơi game đầu tiên, PlayStation. Báo hiệu cho một ngành mới có giá trị lên đến 66 tỷ USD năm 2014.

Năm 1995, Yahoo mail được tung ra, xương sống của Internet được đặt tên theo vùng sản xuất cà phê nổi tiếng, Java bởi Sun Microsystems. J. Walter Thompson ra mắt Web Lab để kết nối mạng lưới quảng cáo quốc tế của họ trên toàn cầu.

Năm 1996, Bob Jeffrey trở thành chủ tịch của J. Walter Thompson New York. Mệnh lệnh đầu tiên của ông là khởi động digital@J. Walter Thompson.

Năm 1999, J. Walter Thompson ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness với chiến dịch thương mại toàn cầu đầu tiên cho Ford, với sự góp giọng mạnh mẽ của ngôi sao opera tuổi teen Charlotte Church được lên sóng gần như cùng lúc trên khắp các kênh truyền hình khắp thế giới.

Năm 1999, Serena Williams chiến thắng giải Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, digital@J. Walter Thompson thắng mảng digital của Lipton, chuẩn bị cho những thứ mà sau này trở thành trận chiến sử thi của các búp bê “puppet” mang dáng vóc của các siêu sao đang tranh tài cùng nhau, đây là hoạt động kích hoạt trong mùa Super Bowl và trận chiến nhanh chóng lan truyền trên online. That’s brisk, baby!

Merrill Lynch mang Wall Street tới Main Street. JWT mang họ đến phòng khách khởi động Merrill Lynch Online.

To be continued...(Đừng vội tắt đi, "bên dưới" có những thứ hay ho đang đợi bạn)

J. Walter Thompson (P2) - Viết tiếp trang sử trong thiên niên kỷ mới

J. Walter Thompson Vietnam (P3) - Dấu ấn gã không lồ

Tham khảo thêm thông tin và các hoạt động của JWT qua loạt bài viết sau:

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây.

* Nguồn: Tổng hợp