History of Agency #5: Saatchi & Saatchi Vietnam

Saatchi & Saatchi là một công ty quảng cáo truyền thông toàn cầu có mạng lưới 140 văn phòng tại 76 quốc gia với hơn 6500 nhân viên.

Hôm nay mình sẽ "đào" một agency mà mình rất thích, mặc dù họ thì ít khi nào quảng bá về mình, chỉ chăm chỉ lo xây dựng tình yêu giữa các thương hiệu và người tiêu dùng mà thôi. Nên hôm nay Phúc sẽ giới thiệu họ đến các bạn đọc giả yêu thích loạt bài "Get your agency dream job", biết đâu được sẽ có ai đó "xiêu lòng".

Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Saatchi & Saatchi

Saatchi & Saatchi là một công ty quảng cáo truyền thông toàn cầu có mạng lưới 140 văn phòng tại 76 quốc gia với hơn 6500 nhân viên. Công ty được sáng lập tại London vào năm 1970 nhưng hiện nay đặt trụ sở tại New York, sát nhập với tập đoàn Publicis vào năm 2000.

Những năm khởi đầu trong ngành truyền thông

Được thành lập bởi hai anh em nhà Saatchi, Maurice Saatchi (nay là Huân Tước) và nhà sưu tầm nghệ thuật Charles Saatchi vào năm 1970. Khởi đầu sự nghiệp với vị trí “copywriter” tại văn phòng Benton & Bowles năm 1965 ở New York, sau đó Charles Saatchi làm việc cho Collett Dickenson Pearce và John Collins & Partners, Charles Saatchi “lập hội” cùng với giám đốc hình ảnh- art director, Ross Cramer và năm 1967 họ cùng nhau sáng lập công ty tư vấn sáng tạo CramerSaatchi, tiền thân của Saatchi & Saatchi hiện tại.

Công việc tư vấn sáng tạo nhận được sự cống hiến của huyền thoại John Hegarty (đồng sáng lập công ty quảng cáo BBH) và Jeremy Sinclair, trực tiếp làm việc với các khách hàng của công ty, mẫu quảng cáo “Pregnant Man” (tạm dịch: “Khi đàn ông có bầu”) đầu tiên của Sinclair cho tổ chức Health Education Council đã tạo nên sức hấp dẫn rất lớn mặc dù lúc này công ty vẫn đang ở quy mô nhỏ. Sau đó người em trai của Charles, Maurice Saatchi đã gia nhập vào công ty năm 1970 khi Cramer quyết định “ly hôn”, ngay sau đó tên công ty được đổi lại thành “Saatchi & Saatchi PLC”, và phát triển thành một công ty quảng cáo với đầy đủ các dịch vụ.

Những chiến dịch đáng chú ý của công ty giai đoạn này bao gồm "Labor Isn't Working" (tạm dịch: “Người lao động đang thất nghiệp”) dưới danh nghĩa Đảng Bảo thủ được khởi động trước khi cuộc tổng tuyển cử năm 1970 ở Anh. Tiếp nối sau đó là hàng loạt các chiến dịch công ty thực hiện cho British Airway và Silk Cut, những công ty đã có mối quan hệ rất “sâu đậm” cùng Saatchi & Saatchi lúc bấy giờ. Hãng được đánh giá rất cao bởi chất lượng sáng tạo với một thái độ táo bạo, cùng với sự phục vụ của những “sao mai”: Sir John Hegarty (đồng sáng lập BBH), Sir Martin Sorell (hiện đang là chủ tịch của tập đoàn WPP), và Huân Tước Tim Bell.

Hai anh em Saatchi lúc này nổi tiếng với chính sách mua bán sát nhập, loại trừ các đối thủ có nguy cơ tổn hại đến công ty trên thị trường, cùng với một số chính sách kinh doanh tài chính rối rắm, hình thành nên nhiều nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến công ty sau này.

Khó khăn và suy thoái

Khó khăn ngày càng gia tăng trong bối cảnh các công ty quảng cáo cạnh tranh gay gắt nhằm đạt được những hợp đồng “kếch xù”. Tuy nhiên, Saatchi & Saatchi lúc này vẫn là agency đứng đầu về lợi nhuận ở Anh năm 1987 và Worldwide Group đã xác nhận công ty lập kỷ lục tài chính về năm thứ 17 liên tiếp liên tục tăng trưởng, từ con số 70,1 triệu bảng lên đến 124,1 triệu bảng năm 1986. Worldwide Group cũng công bố danh sách mở rộng này trên hai sàn chứng khoán lớn bao gồm: Paris Bourse và New York Stock Exchange.

Hai anh em nhà Saatchi đã quyết định mạo hiểm vào cái ngày họ lên kế hoạch tiếp quản điều hành ngân hàng Midland Bank, đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Midland bank là ngân hàng lớn thứ 4 tại Anh thời điểm này với 2100 chi nhánh trải dài khắp vương quốc. Ủy ban ngân hàng đã từ chối lời đề nghị vào tháng 9 năm 1987, chất vấn và điều tra rộng hơn về khả năng của anh em Saatchi trong việc điều hành một ngân hàng, có thể việc này đã bị rò rỉ thông tin đến báo chí. Cùng tháng đó Maurice Saatchi đến gặp ban điều hành của Ủy ban ngân hàng Hill Samuel (ngân hàng phục vụ tài chính cho các doanh nghiệp) để bàn về việc sát nhập. Lần này, giới báo chí tài chính ở Anh bắt đầu quan tâm đến những diễn biến tiếp theo của anh em nhà Saatchi và điều này đã trở thành đề tài bị chế giễu, điều chưa từng có trước đây trong ngành, với những lời phê bình nhắm vào quan điểm các khách hàng của ngân hàng đó, nhân viên và các cổ đông đã làm nên một thứ chẳng ra gì khi trở thành một phần của công ty quảng cáo.

Tháng 10 năm 1987, thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ, cổ phiếu của Saatchi & Saatchi rớt giá hơn 1/3 chỉ trong vòng 24 giờ. Nỗi lo lắng tồi tệ nhất đối với trình trạng khủng hoảng bấy giờ, trước năm 1988 Saatchi & Saatchi PLC không thể dựa vào sự uy tín để tập hợp được đủ số lượng vốn cần cho các hoạt động sát nhập theo đúng kế hoạch.

Lợi nhuận tăng trở lại 11% năm 1988 đạt mức 138 triệu bảng, nhưng năm 1989, báo cáo lợi nhuận lần đầu tiên thông báo mức giảm trong suốt 18 năm liên tục tăng trưởng của hãng khi lợi nhuận bất ngờ lao dốc chỉ còn 21,8 triệu bảng. Điều này đã được cảnh báo trước tại cuộc họp tổng hàng năm vào tháng 3 năm 1989, giá cổ phiếu nhanh chóng giảm từ 0,6 bảng đến 3,2 bảng, 16% từ tháng 1 đến tháng 3, năm 1989, không những vậy có đến 800 nhân viên bị sa thải (mặc dù vào năm 1993 số nhân viên của hãng đã lên đến 7000 người). Tháng 6 năm 1989, công ty đã công bố ý định bán đi một số mảng kinh doanh để tập trung vào quảng cáo và các dịch vụ liên quan. Cuối năm Robert Louis Dreyfus được bổ nhiệm làm CEO, ông lập tức ảnh hưởng đến công ty bằng các hoạt động M&A thành công, hoàn toàn làm chủ các hoạt động tái cơ cấu công ty cho đến khi ra đi vào giữa năm 1992. Người kế nhiệm ông là Charles Scott, đã tham gia cùng với Robert Louis Dreyfus vào công ty với vị trí giám đốc tài chính năm 1989, ông tiếp tục các chính sách cắt giảm chi phí và củng cố động lực phát triển, tuy nhiên lại phát sinh rất nhiều mâu thuẫn với Maurice Saatchi, những tranh cãi của họ thường bị báo chí đăng tải, cùng với những câu chuyện tranh giành quyền lực. Tuy đứng trước nhiều "scandal" về tài chính và nội bộ quản lý, nhưng không thể phủ nhận Saatchi & Saatchi là một công ty quảng cáo có sức sáng tạo tuyệt vời, bằng chứng chính là vị trí top các công ty quảng cáo có lợi nhuận cao nhất của họ.

Trục xuất anh em nhà Saatchi

David Herro là một nhân viên phân tích và quản lý quỹ đầu tư của Mỹ. Ông làm việc cho công ty Harris Associates L.P, nắm giữa 9,6% cổ phần của Saatchi & Saatchi. Ông duy trì liên hệ với công ty cũ The State of Wisconsin Investment Board, công ty này cũng nắm giữ 8,1% cổ phẩn trong thời gian Herro còn làm việc, cùng với vài cộng sự tại General Electric Investment Corp, nắm giữ 5% cổ phần. Herro trở thành cổ đông của Saatchi & Saatchi năm 1992, giữa những ảnh hưởng tiêu cực lên việc đầu tư bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa Charles Scott và Maurice Saatchi, ông đã đưa việc này lên hội đồng cổ đông cùng với ý định điều chỉnh giám sát việc kinh doanh chặt chẽ, cẩn thận.

Chiến dịch đoạt giải vàng liên hoan Cannes Lions 2014 của Del Campo Saatchi & Saatchi

Cuối năm 1994. Herro phát biểu quan điểm của ông (cũng là quan điểm của các cổ đông thân tin với Herro) lên hội đồng cổ đông của Saatchi & Saatchi PLC yêu cầu Maurice Saatchi nên rời khỏi vị trí chủ tịch vì sự chậm trễ trong việc cắt giảm chi phí, và duy trì văn phòng xa hoa tại Berkeley Square quá lâu. Maurice được cân nhắc về việc tiếp quản, hoặc tiếp quản một phần; ý định trong kế hoạch của mới này của Herro được xem như một sự ưu đãi dành cho Maurice Saatchi. Tháng 12 năm 1994, hội đồng cổ đông không chịu đựng được áp lực từ cổ đông và sa thải Maurice Saatchi. Nhưng chỉ trong vòng một tháng sau đó, hàng loạt các giám đốc điều hành cấp cao Jeremy Sinclair, Bill Muirhead, David Kershaw, Moray McLennan, Nick Hurrell, Simon Dicketts, vàJames Lowther cũng đã từ chức để cùng làm việc với Maurice Saatchi ở một công ty mới thành lập mang tên M&C Saatchi. Charles Saatchi, các nhân viên cũ và nhiều khách hàng quan trọng cũng đến cộng tác với công ty mới bao gồm: Gallaher Group, Mirror Newspaper, nhà bán lẻ Dixons và British Airways (sau khi trải qua một cuộc “pitch” cạnh tranh cao).

Những bước tiến ổn định

Anh em nhà Saatchi bị trục xuất và sự thành lập của M&C Saatchi được xem là khoảng thời gian hỗn loạn. Những người nắm giữ vị trí điều hành cấp cao, lúc này chỉ là những con bù nhìn từ đã thoát ly khỏi văn phòng London để tham gia vào công ty mới được thành lập. Đi cùng họ là con số doanh thu gần 40 triệu bảng, cộng thêm 11 triệu bảng từ kiện tụng và tranh chấp với các nhân viên rời bỏ công ty cũ.

Năm 1995, Saatchi & Saatchi PLC được đổi tên thành Cordiant Communications Group và các hoạt động kinh doanh bổ trợ được chia thành hai nhóm chính: Nghiên cứu thị trường và Quảng cáo. Mạng lưới quảng cáo của Saatchi & Saatchi đã hình thành nên yếu tố quyết định, việc “thu mua, sát nhập” vô tội vạ, đã là đặc trưng của công ty trong suốt thập kỷ 1980 và trở thành gánh nặng cho hệ thống quản lý mới, điều này dẫn đến việc nhiều tài sản của công ty được đem bán, gồm có công ty thiết kế Fitch (bán cho tập đoàn WPP), công ty tư vấn quản trị The Hay Group và 383 văn phòng khác trên thế giới.

Sau sự kiện đình công năm 1995, vấn đề tối quan trọng mà ban lãnh đạo mới cần tập trung giải quyết và việc duy trì những mối quan hệ giữa Saatchi & Saatchi với các khách hàng lâu năm bao mà tại thời điểm này đã có những mối quan hệ đối tác đã lên đến hơn một thập kỷ, bao gồm: Campbell Soup Company, Hewlett-Packard, Johnson & Johnson, Procter & Gamble, DuPont, Philip Morris và General Mills. Sức mạnh của những mối quan hệ này là lợi ích từ các thương vụ mua bán sát nhập trước đó của Compton, Bates Worldwide và Dancer Fitzgerald Sample với mối quan hệ cùng Procter & Gamble mà họ đã hình thành từ những năm 1920. Trong khi đó British Airways và Mars đã không còn là đối tác của công ty do sự bất ổn trong quá khứ ở London, nhưng sự kiện này cũng không làm ảnh hưởng đến thị trường lớn nhất của công ty ở Mỹ.

Năm 1997, Saatchi & Saatchi chính thức loại bỏ “Advertising” trong tên của công ty. Đây là một phần mệnh lệnh được Kevin Robert đưa ra, ông là một người làm marketing kỳ cựu trong lĩnh vực đồ uống và được mời về với hy vọng vực dậy công ty. Một quyết định quan trọng khác mà Roberts thực hiện là việc chuyển văn phòng từ Charlotte Street, London đến Hudson Street, thành phố New York, lúc này công ty được định vị là “ideas company”, công ty sáng tạo ý tưởng, hãng cũng bắt đầu khai thác mảng kinh doanh trên internet, ngành công nghiệp lúc này vẫn còn khá non trẻ vào năm 1997.

Gia nhập Publicis

Vào năm 2000, sau nhiều đồn đoán về việc công ty sẽ sát nhập với tập đoàn Omniom hay WPP, Saatchi & Saatchi đã gia nhập Publicis Group, một tập đoàn truyền thông toàn cầu với lịch sử hình thành bắt nguồn từ Paris, Pháp. Publicis vẫn để Roberts làm CEO, vì tập đoàn hài lòng với định vị của ông về một công ty “ideas company”, công ty sáng tạo ý tưởng. Saatchi & Saatchi vẫn phải đối mặt với khá nhiều rắc rối trong giai đoạn này đặc biệt là sau sự kiện bong bóng “dot-com” (sự kiện các cổ phiêu của các công ty công nghệ cao bị đầu cơ, làm cho chỉ số NASDAQ tăng cao kỷ lục, dẫn đến suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000), làm cho công ty phải đóng cửa văn phòng tại San Francisco, tiếp nối là việc Hewlett- Packard chấm dứt “cuộc hôn nhân” tốt đẹp 15 năm với Saatchi & Saatchi. Johnson & Johnson cũng quyết định xem xét lại mối quan hệ hợp tác, rút 100 triệu USD từ nhãn hàng thuốc Tylenol. Vài tháng sau, InBex thông báo, nhãn hiệu bia Beck’s Brewery của họ đã chuyển sang hợp tác cùng một công ty quảng cáo lớn khác. Đối mặt với những thách thức này, Roberts đã cam kết sẽ đem về doanh thu từ những khách hàng vẫn đang hợp tác cùng Saatchi & Saatchi, điều này dẫn đến những nhiệm vụ mới, điển hình là Saatchi Los Angeles phải nỗ lực bảo vệ hai hợp đồng mới của họ với Pur Filtered Water và Millstone Gourmet Coffee. Những nỗ lực đã phát huy tác dụng giúp văn phòng ở Los Angeles có thể tự chống đỡ sau khi họ đánh mất một hợp đồng trí giá 40 triệu USD với Toyota.

Sau những mất mát tưởng chừng đã đánh gục Saatchi & Saatchi, thì triết lý “Lovemark” của Roberts (sau này được xuất bản thành sách) đã giúp cho công ty vực dậy một cách không tưởng. Tong khi nhiều người tỏ ra hoài nghi về triết lý này. Roberts đã chứng mình cho cả thế giới thấy triết lý của ông là đúng đắn khi vào năm 2006 ông mang về gần 700 triệu USD giá trị hợp đồng từ hai khách hàng, chuỗi thức ăn nhanh Wendy’s và chuỗi cửa hàng bách hoá JC Penney. Lần lượt Hội đồng du lịch New York và hãng kem Cold Stone Creamery trở thành khách hàng của công ty, sự hợp tác này được miêu tả là xuất phát từ niềm tin mạnh mẽ vào triết lý “Lovemark”. Mặc dù vậy, cuối cùng Wendy Thomas chủ nhân của chuỗi thức ăn nhanh Wendy’s vẫn quyết định chấm dứt hợp đồng để chuyển sang một công ty khác với lý do bất đồng về quan điểm làm quảng cáo với Saatchi & Saatchi.

Mặc dù đã có danh tiếng từ sớm từ chiến dịch “Labour isn’t working” cho Đảng Bảo thủ vào năm 1979, nhưng đến năm 2007 Saatchi & Saatchi lại được chỉ định thực hiện chiến dịch quảng bá cho Đảng Lao động. Công ty đã tạo nên chiến dịch mang tên “Not Flash, Just Gordon” (tạm dịch: Là Gordon, không phải tia chớp) để thông báo về một cuốc tuyển cử diễn ra trước thời hạn được thiết lập bởi thủ tướng anh Gordon Brown.

Liên minh mới hình thành

Trong khi ở công ty ở Mỹ đang thăng hoá với mô hình công ty chuyên đưa ra các ý tưởng sáng tạo cho khách hàng thì văn phòng ở London tiếp tục trượt dốc, ra khỏi top 10 công ty quảng cáo có doanh thu cao nhất tại Anh. Đầu năm 2007, văn phòng London đã phải chứng kiến cảnh phần lớn các công việc của Toyota UK và Châu Âu được đưa đến cho công ty mới nổi CHI & Partners, chỉ một vài tháng sau khi họ mất toàn bộ hợp đồng với Lexus, đích đến của Lexus không cần nói ra chắc ai cũng biết.

Tháng 7 năm 2007, thông báo lớn được chủ tịch Maurice Leve của Publicis đưa ra xác nhận việc Saatchi & Saatchi sẽ hình thành một liên minh mới với một công ty thuộc “gia đình” Publicis, Fallon, việc sát nhập diễn ra thuận lợi và thành công trên toàn bộ mạng lưới các văn phòng. Trong khi văn phòng của họ ở London với danh sách các khách hàng như Sony, Orange và Asda đã chấp thuận công ty mới được hình thành, tuy nhiên tại văn phòng của Fallon ở Minneapolis, họ lại mất đi rất nhiều khách hàng bao gồm Citigroup, BMW, Sony, Dyson và Starbucks.

Liên minh mới hình thành được mang tên Saatchi & Saatchi-Fallon (SSF Group), sẽ hoạt động dưới sự điều hành của Kevin Roberts, người được bổ nhiệm làm CEO của công ty mới, báo cáo trực tiếp cho ông là Robert Senior, một trong những đối tác đầu tiên của Fallon London, người sẽ điều hành các hoạt động tại thị trường Anh và Châu Âu, bao gồm cả văn phòng Saatchi và Fallon London. Đầu năm 2008, Chris Foster, công thần của Saatchi với gần một thập kỷ cống hiến, được bổ nhiệm làm CEO của Fallon Minneapolis, nhằm chạy đua để trở thành đối tác của Procter & Gamble hoặc General Mills.

Trải qua một năm hoạt động, tháng 10 năm 2008, SSF Group đã đạt được hợp đồng với gã khổng lồ trong ngành sô-cô-la Cadbury và ciao phó các công việc quảng bá Dairy Milk và các thương hiệu có liên can trên rất nhiều thị trường mà ông lớn này đang hoạt động, Anhm Châu Âu, Nga, Canada và Mỹ), với tổng giá trị hợp đồng lên đén 200 triệu USD. Trong khi Fallon London sẽ phụ trách công việc sáng tạo tại thị trường Châu Âu, thì văn phòng Saatchi New York sẽ quản lý tại Mỹ, nơi mà Cadbury thật sự chưa có tên tuổi nếu so sánh với đối thủ chính của họ là Hershey.

Các hoạt động đáng chú ý

Saatchi & Saatchi đặt ác chi nhánh ở hơn 80 quốc gia, trụ sở chính đặt tại thành phố New York, các văn phòng chính khác ở Mỹ, nằm ở Torrance, California, phục vụ cho các khách hàng “siêu bự” gồm: Toyota, Procter & Gamble và General Mills.

Văn phòng tại London, quê hương ban đầu của công ty, năm trên đường Charlotte Street và tại đó có một quán rượu được đặt tên là “The Pregnant Man”, theo tên mẫu quảng cáo nổi tiếng đầu tiên của hãng. London bây giờ thường xuyên là nơi Saatchi & Saatchi thực hiện các công việc cho các khách hàng của họ tại thị trường Châu Âu, điển hình là Toyota, Sony và Visa. Khẩu hiệu của công ty “Nothing is impossible” (tạm dịch: Không gì là không thể) được chạm khắc trên chính lối vào văn phòng ở đường Charlotte Street.

Saatchi & Saatchi cũng thường xuyên thực hiện những cách “kỳ lạ” để tuyển dụng nhân viên mới bằng cách đưa ra thử thách cho các ứng viên, yêu cầu họ tạo những hội nhóm trên mạng xã hội Facebook và cạnh tranh cùng nhau để xem ai là người có được nhiều thành viên nhất trong hội của mình.

Năm 2006 được xem là năm tập trung đổi mới bắt nguồn từ xu thế digital. Rất nhiều Marketer đã chú ý vào việc người tiêu dùng của họ thay đổi sang các kênh truyền thông khác, chẳng hạn như điện thoại di động và các dịch vụ Internet băng thông rộng. Saatchi & Saatchi cũng có những động thái đầu tiên, họ liên doanh cấp toàn cầu với Hyperfactory, một công ty quảng cáo toàn cầu trên điện thoại di động. Hãng cũng tập trung rất nhiều nỗ lực ở các hoạt động digital và gặt hái nhiều giải thưởng vào năm 2006 với PricewaterhouseCoopers (công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp: tư vấn tài chính, luật, bảo hiểm,…) và Procter & Gamble.

Hiện tại, Saatchi & Saatchi vẫn đang là một trong nhưng công ty quảng cáo mạnh mẽ nhất thế giới, là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ muốn gia nhập vào ngành quảng cáo, truyền thông. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Saatchi & Saatchi Vietnam và triết lý “Lovemark” nổi tiếng của họ.

Phần 2: Triết lý “Lovemark” vang danh trên toàn thế giới

Sức mạnh của cảm xúc tác động rất mạnh lên bản thân con người chúng ta, đây chính là yếu tố điều khiển hành vi, không phải là lý trí. Về bản chất sự khác nhau giữa cảm xúc và lý trí đó là cảm xúc dẫn đến hành động trong khi đó lý trí chỉ đưa ra quyết định. Những cảm xúc nguyên thuỷ của con người bao gồm: vui vẻ, buồn bã, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, ghét. sau đó sẽ chuyển hoá thành những cảm xúc phức tạp hơn như: tình yêu, thẹn thùng, kiêu hãnh, ghen tỵ, căm thù, tội lỗi, tham lam.

Vậy tại sao Saatchi & Saatchi lại chọn “tình yêu”? Bởi vì đó là thứ không thể mua, bán, đòi hỏi hay yêu cầu, Tình yêu chỉ có thể cho đi, và nếu bạn cho đi thật nhiều tình yêu thì bạn cũng sẽ được yêu mến bội phần, hãy dành thời gian để xây dựng tình yêu đó. Triết lý Lovemark được phat triển bởi những bộ óc thiên tài từ mạng lưới Saatchi & Saatchi Worldwide. Lovemark được định nghĩa là những thương hiệu nằm trên tầng cao nhất, có những kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Muốn tạo dựng một Lovemark, ta phải có được những thành phần không thể thiếu được của tình yêu.

  • Sự huyền bí với những câu chuyện hay, ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta cũng có thể đào sâu vào những giấc mơ và thêm vào đó công thức “bí mật”. Hoặc những câu chuyện thần thoại, không tưởng, những biểu tượng, hay những câu chuyện với kết thúc diệu kỳ có thể mang tới cảm hứng vô cùng lớn lao, đầy là thành tố đầu tiên.
  • Thành phần thứ hai là sự động chạm cảm quan của con người bao gồm: nhìn, nghe, ngửi, chạm, nếm.
  • Thành tố cuối cùng là sự thân mật được xây dựng dựa trên cam kết, cảm thông và niềm đam mê bất tận.

Lovemark là triết lý được Saatchi & Saatchi áp dựng trên khắp thế giới để giúp các khách hàng của họ xây dựng được lòng trung thành thương hiệu vượt trên cả lý trí của người tiêu dùng, tạo ra một sự liên kết cảm xúc sâu sắc, những giá trị dài hạn, sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh và giúp các thương hiệu tránh sa lầy vào “cái bẫy” quan điểm sản phẩm.

Phần 3: Saatchi & Saatchi Vietnam

Năm 1995, khi vào Việt Nam, Saatchi & Saatchi đã có ý định biến mình thành doanh nghiệp bản địa. Đây là công ty quảng cáo nước ngoài thứ 2 vào Việt Nam, sau người anh em của nó là Bates (lúc đó cả 2 thuộc Tập đoàn Truyền thông Cordiant) và Hoàng Thị Mai Hương trở thành người phụ nữ đầu tiên được trao quyền quản lý một công ty truyền thông quốc tế lớn.

5 năm sau, Cordiant bán lại Saatchi & Saatchi cho Tập đoàn Publicis và Bates cho Tập đoàn WPP. Trước năm 1998, tại Việt Nam chưa có liên doanh nào trong lĩnh vực quảng cáo được thành lập do những quy định về mặt luật pháp. Đến năm 1998, khi luật được sửa đổi, có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, Saatchi & Saatchi với mong muốn bấy lâu xác lập liên doanh để hợp thức hóa hoạt động kinh doanh đã có những động thái. Đó là Saatchi & Saatchi đề nghị Hoàng Thị Mai Hương lập một công ty truyền thông riêng có tên Venus và đưa công ty này liên doanh với Saatchi & Saatchi. Và liên doanh đã ra đời với 30% tỉ lệ sở hữu thuộc về Venus.

Để tránh giẫm chân lên nhau, Venus phát triển theo mô hình “Below the lines” (gồm các dịch vụ PR và tổ chức sự kiện), hỗ trợ cho hoạt động “Above the lines” (tức quảng cáo) của Saatchi & Saatchi. Sự tách bạch và tận dụng lợi thế của nhau đã giúp Venus tăng trưởng 20%/năm và “người khổng lồ” Saatchi & Saatchi tăng trưởng 15% (trong khi tốc độ tăng trưởng chung của ngành quảng cáo chỉ khoảng 10%/năm).

Ở Việt Nam, tổng chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là khoảng hơn 500 triệu USD. Ước tính doanh thu của các công ty quảng cáo chỉ tương đương 20% mức này, tức khoảng 100 triệu USD với tỉ suất lợi nhuận trung bình 15-20%, phần lớn 80% còn lại thuộc về các kênh truyền thông. Lợi nhuận không cao nhưng hầu hết các công ty quảng cáo quốc tề đều đã có mặt ở đây bởi tiềm năng tăng trưởng của thị trường, cũng như họ phải theo chân các khách hàng quốc tế đến đây.

Tập đoàn Publicis Việt Nam theo thời gian đã “nở nang”. Lúc này, nữ lãnh đạo 48 tuổi Hoàng Thị Mai Hương cùng hơn 100 đồng nghiệp đang sáng tạo không ngừng tại 3 công ty con thuộc Publicis là Saatchi & Saatchi, Vivaki, Publicis và đối tác Venus. (Trích bài: Hoàng Thị Mai Hương : ‘Tướng bà’ quyền lực trong ngành quảng cáo).

Work that Works, (tạm dịch: Giải pháp thực sự hiệu quả) là sứ mạng của Saatchi & Saatchi Vietnam, để công ty được tôn trọng như một nơi ấp ủ những ý tưởng có khả năng thay đổi thế giới. Saatchi & Saatchi Vietnam luôn phấn đấu để sản sinh ra những ý tưởng vượt trội sẽ làm biến đổi công việc kinh doanh, thương hiệu và danh tiếng của nhưng khách hàng đặt lòng tin vào công ty. Để thực hiện được sứ mạng này họ không bắt đầu với một mẫu quảng cáo, thiết kế hay một cái tên, họ bắt đầu với ý tưởng.

Ý tưởng có thể làm được nhiều thứ hơn thay vì chỉ giúp thương hiệu của bạn tung sản phẩm ra thị trường, giúp xây dựng thương hiệu của bạn, nhưng đồng thời tạo ra một tầm nhìn phát triển dài hạn cho chính công ty của bạn. Với tư tưởng “Nothing is impossiple”- không gì là không thể, hợp tác cùng với đối tác, không phải là người làm thuê cho họ. Chúng ta sẽ theo dõi triết lý này được thể hiện như thế nào ở Việt Nam qua loạt TVC và print dưới đây.

Các print- ad đoạt tượng sư tử đồng tại liên hoan quảng cáo sáng tạo Cannes Lions năm 2008 ở hạng mục Press

Và một số print nổi bật khác...

Hiện nay văn phòng Saatchi & Saatchi Vietnam toạ lạc tại địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây.

* Nguồn: Tổng hợp