E-Fatigue, sự lệ thuộc vào công nghệ của giới trẻ

Bài viết phân tích về thực trạng việc sử dụng các thiết bị di động và mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam hiện nay dựa trên báo cáo E-Fatigue trong dự án Sunrise Energy được thực hiện bởi Havas Riverorchid Insight Team.

Sunrise Energy là dự án nghiên cứu về những xu hướng, xu thế của xã hội. Công cụ sử dụng trong dự án là Maven - mạng lưới người nổi tiếng, những người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trong công chúng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm kết nối và chia sẻ những giá trị của xã hội cũng như dự đoán những xu hướng trong tương lai.

E-Fatigue nói về hiện trạng chúng ta sử dụng nhiều thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu, dẫn đến bị lệ thuộc vào công nghệ. Những cuộc nói chuyện và gặp gỡ giữa bạn bè trở nên vô vị khi mọi người chỉ biết dán mắt vô điện thoại của mình. Từ khi điện thoại thông minh ra đời và sự phát triển cũng như ngày càng phổ biến của mạng Internet, con người đã từ đào mình vào cái bẫy của công nghệ.

I. Có phải chúng ta đã quá lệ thuộc vào công nghệ?

Nguồn: Dwight A. Owens, M.D.

Điện thoại hiện nay đang dần trở thành vật bất ly thân của con người. Điện thoại giúp con người thực hiện công việc, check email, kết nối với người thân, bạn bè, thậm chí còn trở thành một người trợ lý cá nhân toàn năng. Tuy nhiên, mọi thứ luôn có mặt trái, và sự phát triển của công nghệ cũng như các ứng dụng của điện thoại thông minh dường như khiến cho con người đang dần rời xa ngay chính thế giới thực tại. Họ quên nhìn bầu trời buổi sáng trong xanh chỉ vì check newsfeed. Quên giúp người gặp nạn chỉ vì mải mê quay phim, chụp hình. Quên nói lời cảm ơn chỉ vì một đoạn phim hay đang xem dở. Quên phụ giúp ông bà cha mẹ chỉ vì còn nhiều thứ ngoài kia phải kết nối.

Nguồn: Hang The Bankers.

Quay về Việt Nam những năm 80-90, cả nhả quây quần bên nhau xem tivi mỗi tối, cùng như tâm sự, chia sẽ những mẫu chuyện hằng ngày. Bây giờ, về nhà là mạnh ai về phòng người nấy, dán mắt vô đọc tin tức trên thiết bị di động. Những lời hỏi thăm cũng bớt dần đi.

Nguồn: The New York Times.

Ta có thể ngẩng cao đầu và tự hào vì mình là người biết cập nhật công nghệ, rành rẽ mọi thiết bị mới hay nắm bắt thông tin rất nhanh. Nhưng hãy nhìn lại, bạn có đánh rơi nhịp nào không? Những điều hạnh phúc rất bình dị, rất nhỏ nhoi, rất tinh tế, bạn đã vô tình lướt qua nó đấy. Nên hãy sống chậm thời, chậm lại trong lời nói và cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống này một cách trọn vẹn hơn nhé! Còn nhiều điều đang chờ bạn khám phá phía trước.

Nguồn: Vivid Life.

II. Tại sao chúng ta bị lệ thuộc vào công nghệ

Vậy tại sao con người lại bị lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ như vậy? Liệu họ đã từng bao giờ nghĩ đến những hậu quả cũng như biện pháp khắc phục chưa? Và họ đã biết cách sử dụng công nghệ hiệu quả chưa, vì công nghệ không sai, cái sai là do cách con người sử dụng và lệ thuộc vào nó.

1. Ngại giao tiếp

Lí do đầu tiên ngại giao tiếp. Ở những buổi tiệc hay sự kiện, bạn là người được mời, nhưng bạn chẳng quen ai ở đó. Tất nhiên bạn sẽ cảm thấy lạc lỏng, và cách nhanh nhất cũng như hiệu quả nhất để giảm đi cảm giác ấy là dùi đầu vào chiếc điện thoại. Thế thì tại sao không mở lòng mình, chủ động làm quen với mọi người, bất kể họ là ai. Vì bạn sẽ không biết được, câu chuyện sắp diễn ra sẽ thú vị và chắc rằng bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều cái hay của nó. Giao tiếp và luôn đặt câu hỏi là hai thói quen giúp chúng ta có thể khai thác tối đa những vấn đề còn thắc mắc hay chỉ đơn giản là sẽ không bị đứng ngoài. Vậy thì tại sao không sử dụng công nghệ để kết nối mọi người, chúng ta có thể kết bạn mới, lập group chat và dần hình thành những nhóm bạn riêng biệt cho những hoạt động khác nhau như tập gym, xem ca nhạc, xem phim, đi phượt hay các hoạt động khác. Có thể thấy được, do chúng ta chưa tận dụng hết được chức năng của nó, chứ công nghệ được sinh ra là để phục vụ cho con người.

Nguồn: Eric Krise.

2. Khao khát thông tin, khao khát được cập nhật

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến cho con người đang dần trở nên phụ thuộc và công nghệ là kết quả của việc khao khát thông tin, khao khát được chia sẻ và tìm hiểu. Việc sử dụng công nghệ giúp chúng ta chủ động tìm thông tin, khi tất cả đều có trên mạng Internet, chỉ cần chúng ta có chủ động hay không thôi. Có những trang web, blog hay page có những bài phân tích rất hay về xã hội, cuộc sống, môi trường, lễ hội, văn hóa và con người từng vùng miền. Một kho tàng kiến thức khổng lồ như vậy, thì sự nhẫn nại, ham học hỏi và biết chọn lọc là điều cần có ở người sử dụng.

Đó là một điều đáng khen và học hỏi, khi chúng ta ý thức được việc cần phải biết thêm thông tin hằng ngày. Sự học là cả một hành trình, mạng Internet và các thiết bị số giúp thông tin dễ dàng được tiếp cận và chia sẽ. Nhưng để hiệu quả hơn, mỗi ngày chỉ nên dành khoảng 2-3 giờ đồng hồ đọc thông tin không liên tục. Phân chia thời gian đọc phù hợp giúp khả năng tiếp thu tốt hơn cũng như tránh được bệnh về mắt sau này.

Nguồn: Dreams Time.

Lindsay Holmes(3) dẫn chứng rằng, 70% người trưởng thành ở Mỹ cảm thấy nhức mắt khi sử dụng thiết bị số. Do mắt ta tiếp xúc với màn hình xanh liên tục, nó sẽ giảm khả năng điều tiết và nhạy bén của mắt.

3. Phục vụ cho công việc, việc học hay nhu cầu cá nhân

Ngoài ra, có thể chúng ta cần sử dụng thiết bị công nghệ liên tục để phục vụ cho công việc, việc học hay nhu cầu cá nhân. Áp lực công việc, chỉ tiêu tháng hay những giấy tờ quan trọng cần giải quyết khiến chúng ta luôn phải để mắt đến chiếc laptop, khi về nhà, công việc cũng về theo. Đó là điều không nên, bởi vì nó sẽ làm cho ta ngày càng căng thẳng. Công nghệ sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu, cho công việc, chứ không phải là cái gông vô hình. Hãy dử dụng công nghệ hiệu quả hơn, công nghệ có thể nhắc chúng ta khi nào diễn ra cuộc họp, to-do-list, hay trình chiếu nội dung thuyết trình và lên kế hoạch cụ thể trong ngày thông qua ứng dụng Daily task, những điều trên giúp con người chủ động hơn trong công việc và các vấn đề có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất.

Sự cân bằng là điều nên có, để cuộc sống và công việc trở về đúng guồng quay của nó. Hãy thử để chế độ rung khi về nhà, dẹp tất cả mọi công việc sang một bên, hòa mình vào các công việc ở nhà như chơi với con nhỏ, chăm sóc cây cảnh, dọn dẹp nhà cửa và quây quần bên mâm cơm gia đình. Nếu công việc đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, bạn có thể kiểm tra mail vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.

Nguồn: Philip Bloom.

Văn hóa làm việc của người Mỹ rất hay, vào ngày thường, họ có thể đi sớm về muộn để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Đến ngày nghỉ, thời gian sẽ được dành trọn cho gia đình. Chỉ khi những việc khẩn cấp có liên quan đến cá nhân đó, thì họ mới làm vào ngày nghỉ. Vào cuối tuần, đồng nghiệp cũng rất hạn chế gọi điện và nói về công việc.

4. Con người rất dễ bị nghiện game

Còn một yếu tố nữa là chúng ta rất dễ bị gây nghiện. Các bậc cha mẹ thường hay nói con cái mình sao suốt ngày cứ chơi game trên máy tính mà không lo học hành. Nhưng thực tế, chính họ cũng bị thu hút bởi những trò game mini. Công nghệ trên điện thoại, laptop và máy tính bảng ngày càng hiện đại, phần nào giúp những trò game online dễ dàng tiếp cận hơn với người chơi. Cái gì cũng có hai mặt của nó, game cũng không ngoại lệ, một mặt sẽ giúp người chơi giải trí sau giờ làm việc căng thẳng hay những lúc thảnh thơi, rèn luyện kỹ năng suy luận, phân tích hay ước lượng thời gian, không gian.

Nguồn: Barbara Dunlap.

Mặt khác, một số game trực tuyến đòi hỏi người chơi phải tương tác liên tục như canh giờ để thu hoạch, theo dõi tiến độ xây dựng và khảo sát nhà của người chơi khác. Dẫn đến việc chúng ta luôn dí mắt vô cái màn hình nhỏ bé đó. Có thể thấy rằng, không phải game nào cũng tiêu cực, có những trò chơi giúp trẻ sáng tạo và thông minh hơn. Quan trọng là người lớn nên theo sát và góp ý cho các em, để các em có được trải nghiệm công nghệ lành mạnh nhất.

Theo Pamela DeLoatch(2), 95% các em từ 12-17 tuổi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị số, nó làm thay đổi cách thức vận hành não bô của trẻ. Việc chơi game có thể khiến não bộ phân tâm và suy giảm trí nhớ. Sử dụng công cụ tim kiếm thông tin, giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin, nhưng chúng không thể ghi nhớ lâu được. Công nghệ thông tin phát triển, nó làm trẻ em mất đi khả năng sáng tạo và tưởng tượng, vì tất cả đểu hiện lên sẵn trước mặt, với muôn màu hình vẽ và hiệu ứng sinh động. Trái lại, Barbara Dunlap(7) cho rằng việc sử dụng công nghệ như mail giúp các em giữ liên lạc với bạn bè, thầy cô và nhà trường. Các em có thể khám phá những vùng đất mới như viện bảo tàng, khu vui chơi, trang trại hay một đất nước nào đó qua những đoạn video được đăng tải trên YouTube, điều đó giúp mở rộng tầm hiểu biết và kiến thức xã hội, Waskom Pollard(8) cũng tán thành với ý kiến trên.

Để khắc phục hiện trạng trên, cha mẹ nên khuyến khích trẻ viết lên giấy, cứ để các em tự do viết hay vẽ những gì mình thích, thể hiện suy nghĩ và cảm xúc thật của mình. Ngoài ra, nên hạn chế việc sử dụng thiết bị công nghệ. Còn một cách hay nữa là khuyến khích việc đọc sách. Kathryn Berry(4) cũng đồng tình với quan điểm trên, trẻ em cần tham gia các hoạt động ngoài trời và hạn chế việc xem tivi cũng như chơi game liên tục (King et al., 2012)(5).

Nguồn: Daily Motion.

5. Con người rất dễ bị nghiện bởi mạng xã hội

Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng bị gây nghiện bởi mạng xã hội Facebook. Từ khi thiết bị công nghệ và mạng Internet trở nên phổ biến, mọi người, mọi nhà đều chơi Facebook. Ban đầu nó chỉ là một kênh thông tin để họ cập nhật cảm nghĩ, hình ảnh cũng như hoạt động hằng ngày. Dần dần người ta trở nên lệ thuộc khiến cho Facebook dường như đang trở thành một thế giới thứ hai, một thế giới mà ở đó mọi mối quan hệ, mọi công việc, mọi tin tức của xã hội đều được hiển thị.

Nguồn: Daily Excelsior

Thời đại Facebook mở ra một kênh quảng cáo mới cho doanh nghiệp, chỉ cần một khoản phí hằng ngày (hay dài hơn tùy theo nhu cầu sử dụng), họ có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng như ý muốn hiệu quả nhất. Người thân có thể tìm lại nhau qua mạng xã hội này, bạn bè có thể trò chuyện, trao đổi tư liệu học tập và học tập từ những page chia sẽ kinh nghiệm sống và những điều nên học. Chính vì những lợi ích thiết thực trên, Facebook trở thành một tượng đài của mạng xã hội tại Việt Nam. Theo báo VOV(9), có đến 48%, các doanh nghiệp chọn giải pháp quảng cáo trên mạng xã hội nhằm tối ưu quá hiệu quả với kinh phí vừa phải.

Nhưng khi nhà nhà đều quảng cáo trên Facebook, nó khiến mạng xã hội mất đi bản chất thuần của nó và biến thành một kênh mua bán thương mại. Người thích cũng có, thích vì có thể tìm mua được tất cả những gì mình muốn trên mạng, người không thích cũng có, vì luôn bị làm phiền bởi những bài đăng quảng bá sản phẩm. Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên sử dụng kênh tiếp thị này hiệu quả hơn, và ngoài đẩy mạnh hoạt động trên Facebook, các hình thức khác như hoạt động ngoài trời , event, từ thiện hay hoạt động xã hội cũng sẽ có ích trong việc xây dựng thương hiệu.

Nguồn: Ambro.

Theo Kelley Simpson(1), 90% sinh viên sử dụng mạng xã hội trong tuần. Người sử dụng quan tâm đến cảm nghĩ của người khác, và họ không muốn bỏ lỡ một khoảnh khắc nào trên thế giới ảo đó. Chúng ta nên biết rằng dù công nghệ có tiến triển tới đâu, nó cũng khó lòng lột tả hết cảm xúc thật, vẻ đẹp tự nhiên, mùi hương, âm sắc có thể cảm nhận bằng chính các giác quan của bạn.

III. Nhìn nhận 2 mặt của công nghệ và tìm lại sự cân bằng

Một trong những tính năng phổ biến và rất hay của ông nghệ là người dùng có thể chia sẽ video hay TVC. Khi các nhãn hàng biết cách vận dụng và truyền đi những thông điệp nhân vân, nó sẽ hình thành một làn sóng lan truyền và giúp nhãn hàng đạt được hiệu quả truyền thông như mong muốn.

Ví dụ như quảng cáo tết của Coco-cola với thông điệp "Quà Tết ý nghĩa" truyền tải câu chuyện về người cha, mong ngóng con gái của mình phải bươm chải kiếm sống nên thành thị, cô báo rằng Tết này sẽ không về được, vì bận việc ở xưởng làm. Người cha viết một lá thư và nhắn nhủ với cô rằng, ông không mong chờ quà Tết hay tiền gửi về mà chỉ mong con có thể về nhà đoàn tựu với gia đình. Giây phút đoàn tụ chan chứa giọt nước mắt, nụ cười và những cái ôm đầy tình thương.

Đoạn TVC chứa đựng hai thông điệp, một là, những người con xa quê luôn muốn kiếm thêm một ít tiền, để gửi về phụ giúp cho cha mẹ, họ sẵn sàng quên đi sự mệt nhọc và nỗi buồn nhớ quê. Hai là, cha mẹ không mong giàu sang hay ấm no, chỉ mong đủ sống và vòng tay đủ rộng để ôm chặt các con hơn. Chúng ta có thể thấy, nhờ công nghệ, những thông điệp nhân văn được lan truyền rộng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Nguồn: YouTube.

Tuy nhiên, hy nhìn lại những khoảng thời gian trước kia, thời điểm công nghệ vẫn chưa phổ biến. Bọn trẻ cùng nhau nô đùa ngoài sân, tham gia phụ giúp cha mẹ công việc nhà, tha hồ lấm bẩn để học hỏi nhiều hơn. Hiện nay, khi trẻ em được tiếp xúc công nghệ quá nhiều, ánh mắt thơ ngây trở nên mơ hồ, không cảm xúc trước màn hình kỹ thuật số. Sự phát triển của công nghệ giúp các em dễ dàng tìm được những kênh giải trí nhanh chóng, nhưng cũng hạn chế nhiều mặt. Sẽ không còn những cuộc chơi đùa chạy quanh sân vườn, thay vào đó là mỗi người một góc, trên tay là những thiết bị số hiện đại.

Công nghệ không có lỗi, chúng ta nên tiết chế thời gian các bé tiếp xúc với thiết bị điện tử như tivi, laptop, hay smart phone để các em có được sự cân bằng và không bị lệ thuộc. Như cách mà nhãn hàng Oppo đã tận dụng xu hướng lệ thuộc công nghệ để truyền đi thông điệp: "Đặt điện thoại xuống, làm cha cần cả đôi tay" .

Nguồn: YouTube.

Thế thì ngay bây giờ, chúng ta hay hãy nhìn lại những gì mình đã bỏ lỡ, quan tâm nhiều hơn mọi người xung quanh. Thay vì gọi điện thoại, hãy cố gắng về thăm cha mẹ nhiều nhất có thể. Thay vì gửi điện hoa, hãy tận tay mang những bông hoa chứa đựng những điều thiêng liêng đến người thân hay bạn bè. Thay vì mỗi người một góc cầm điện thoại, hãy bỏ xuống và nói chuyện với nhau, tâm sự, chia sẽ và cùng trao đổi để biết thêm nhiều thứ khác nữa. Thay vì ngồi chơi game cả ngày, hãy ra công viên đi bộ, tham gia lớp Yoga, học một ngôn ngữ mới, suy nghĩ và ghi nhớ các sự việc, các hoạt động thiện nguyện cũng như yêu thương nhiều hơn (Theo Jessica Gwinn)(6).

Tạm kết

Sự phát triển của công nghệ và sự lệ thuộc nó không liên quan đến nhau. Việc sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm sẽ giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Giúp công việc trở nên thuận lợi, việc học tập hiệu quả, giao tiếp trọn vẹn và kết nối mọi người gần nhau hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng sai mục đích và quá lệ thuộc, có thể dẫn đến những vấn đế phát sinh không như ý.

Để xem đầy đủ báo cáo về "E-fatigue" của Havas Riverorchid Insight Team, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected]. Trong mail xin cho biết rõ thông tin cá nhân, lí do tại sao muốn tìm hiểu thêm về báo cáo và mục đích sử dụng.

Nếu muốn hợp tác với Havas Riverorchid Insight Team, xin xui lòng contact với Ms. Lan Phương. Email: [email protected]

Tư liệu tham khảo:
(1) Bài viết của Kelley Simpson trên trang của Đại học New Hampshire về "Tác động xấu đến sức khỏe khi sử dụng thiết bị công nghệ".
(2) Bài báo của Pamela DeLoatch trên trang Edudemic về "Tác hại của công nghệ"

(3) Bài báo của Lindsay Holmes trên trang Huffington Post về "Ảnh hưởng tìm ẩn của công nghệ đến tinh thần và cơ thề bạn"
(4) Bài viết của Kathryn Berry trên trang Child Psychologist về "Hiện trạng nghiện công nghệ trong giới trẻ"

(5) King, D., Delfabbro, P., Griffiths, M. & Gradisar, M. (2012). Cognitive-Behavioural Approaches to Outpatient Treatment of Internet Addiction in Children and Adolescents. Journal of Clinical Psychology, 68 (11), 1185-1195.
(6) Bài viết của Jessica Gwinn trên Alzheimers về "Lạm dụng công nghệ và chứng mất trí kỹ thuật số"
(7) Bài viết của Barbara Dunlap trên Live Strong về "Lợi ích khi trẻ em sử dụng công nghệ"
(8) Bài viết của Waskom Pollard trên Tạp chi gia đình Maryland về "Mặt tính cực của trẻ em và công nghệ"
(9) Bài viết của VOV Vietnam về "98% doanh nghiệp chọn phương thức quảng cáo trực tuyến"