Bí kíp quét sinh trắc học (NFC) thành công trên các app ngân hàng tại Việt Nam
Công nghệ thanh toán không ngừng phát triển, đưa đến cho người dùng những trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn. Việc áp dụng sinh trắc học (NFC) vào các ứng dụng ngân hàng chính là minh chứng rõ ràng cho xu hướng này. Tuy nhiên, đôi lúc việc quét sinh trắc học có thể gặp trục trặc, khiến người dùng cảm thấy bực bội và mất thời gian.
Bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích dành cho không chỉ người dùng app ngân hàng, mà còn các team của ngân hàng số, các nhà phân phối sản phẩm app ngân hàng số, giúp giải đáp thắc mắc và hướng dẫn chi tiết cách thức quét sinh trắc học (NFC) thành công trên app ngân hàng.
1. Vì sao cần thực hiện quét sinh trắc học (NFC) vào các ứng dụng ngân hàng
Đọc CCCD gắn chip bằng NFC là bước quan trọng trong quá trình xác thực thông tin khi cài đặt sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên NFC là gì và điện thoại nào có NFC thì không phải ai cũng biết.
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, việc chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử với số tiền trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay dựa trên việc so sánh đặc điểm của người dùng với dữ liệu dân cư quốc gia của Bộ Công an hoặc qua VNeID.
Để tiến hành xác thực sinh trắc học, các ngân hàng thường yêu cầu quét khuôn mặt và đọc thẻ CCCD bằng công nghệ NFC. Tuy nhiên, đây là bước rất nhiều người gặp khó bởi không phải điện thoại nào cũng hỗ trợ NFC, hơn nữa việc đặt điện thoại vào đúng vị trí cũng không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ phần nào giúp bạn giải quyết những khó khăn trong bước này.
2. NFC là gì? Dùng để làm gì?
NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn (trường gần) trong phạm vi 4cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, máy tính bảng, loa, tai nghe,…) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm).
Ngày nay, kết nối NFC đóng vai trò quan trọng khi được dùng để xác thực sinh trắc học tài khoản ngân hàng, thanh toán một chạm không dùng thẻ và tiền mặt,...
3. Các bước tổng quan để quét sinh trắc học (NFC)
3.1 Chuẩn bị gì trước khi quét sinh trắc học (NFC)
Thiết bị:
- Điện thoại thông minh có hỗ trợ NFC (phần lớn các điện thoại thông minh hiện nay đều được trang bị tính năng này).
- Thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) có hỗ trợ NFC.
- Ứng dụng ngân hàng đã được cập nhật phiên bản mới nhất.
Điều kiện:
- Đảm bảo điện thoại được sạc pin đầy đủ.
- Bề mặt chip thẻ CCCD/BHYT không bị bẩn, trầy xước hoặc hư hỏng.
- Mạng internet trên điện thoại hoạt động ổn định.
3.2 Hướng dẫn quét sinh trắc học (NFC)
-
Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng và truy cập tính năng thanh toán hoặc đăng nhập
-
Bước 2: Chọn phương thức thanh toán bằng sinh trắc học (NFC).
-
Bước 3: Đặt mặt sau thẻ CCCD/BHYT (có chứa chip) lên vị trí quét NFC trên điện thoại. Vị trí quét thường được đặt ở mặt lưng điện thoại, gần camera sau.
- Bước 4: Giữ điện thoại và thẻ CCCD/BHYT ổn định trong vài giây cho đến khi giao dịch được hoàn tất.
Xem Video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
*Lưu ý:
- Không cần tháo ốp lưng điện thoại khi quét. Tuy nhiên, nếu ốp lưng quá dày hoặc làm bằng kim loại có thể ảnh hưởng đến khả năng kết nối NFC.
- Đảm bảo đặt đúng mặt sau thẻ CCCD/BHYT lên vị trí quét NFC.
- Giữ điện thoại và thẻ CCCD/BHYT ổn định trong quá trình quét.
- Không di chuyển điện thoại hoặc thẻ CCCD/BHYT khi đang quét.
4. Lý do và cách khắc phục các lỗi thường gặp khi quét sinh trắc học (NFC)
4.1 Hệ thống ngân hàng gặp lỗi do lượng truy cập tăng đột biến
Hệ thống một số ngân hàng gặp lỗi, khó giao dịch ngày đầu áp dụng sinh trắc học là do lượng truy cập tăng đột biến.
Hệ thống nhiều ngân hàng báo lỗi hoặc quá tải khiến khách hàng không chuyển khoản trực tuyến được trong ngày đầu tiên bắt buộc xác thực sinh trắc học với giao dịch giá trị lớn. Một số ngân hàng cũng xuất hiện tình trạng quá tải tính năng cập nhật sinh trắc học.
“Hệ thống một số ngân hàng gặp lỗi, khó giao dịch ngày đầu áp dụng sinh trắc học là do lượng truy cập tăng đột biến”, theo Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng.
Thông tin này được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết trong hội thảo Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, sáng 4/7. Hiện tượng này xảy ra, Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng nói do lưu lượng truy cập tăng đột biến và đã được khắc phục.
4.2 Không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học do điện thoại không có NFC
Một vài mẫu điện thoại cũ có thể không tương thích với tính năng NFC, khiến cho việc quét dữ liệu từ CCCD gắn chip không được khả thi. Đối với những thiết bị iOS, chỉ những sản phẩm iOS từ 7 series trở lên và iPhone SE 2020 trở đi mới hỗ trợ NFC. Còn những thiết bị Android, bạn hãy tham khảo danh sách những sản phẩm đang hỗ trợ NFC sau đây:
+ Samsung Galaxy Series: ( Galaxy S series (S21, S22, S23,...), Galaxy Note series (Note 20, Note 10,...), Galaxy A series (A52, A72,...).
+ Google Pixel Series: Pixel 4, 5, 6, 7.
+ OnePlus Series: OnePlus 8, 9, 10, Nord.
+ Sony Xperia Series: Xperia 1, 5, 10.
+ Xiaomi: Mi series (Mi 11, Mi 10,...), Redmi Note series (Note 10 Pro,...).
-> Chi tiết các dòng điện thoại, vui lòng xem bên dưới, trong bài viết này
Khi gặp phải vấn đề này, bạn nên mượn điện thoại của bạn bè, người thân của mình có hỗ trợ NFC để thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hoặc bạn hãy đến ngân hàng để nhân viên hỗ trợ thực hiện xác thực thủ công.
Xem video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
Tin vui cho các thiết bị không đọc được NFC, khi ra quầy giao dịch của ngân hàng bạn sẽ được hỗ trợ: TẠI ĐÂY
4.3 Điện thoại không được tháo ốp lưng
Qua thử nghiệm của người viết, để thao tác tối ưu nhất, bạn nên tạm thời tháo bỏ cả ốp điện thoại trong quá trình này quét NFC vì ốp lưng có thể cản trở việc điện thoại nhận diện chip.
Ốp điện thoại thường không ảnh hưởng đến tín hiệu, nhưng tốt nhất vẫn nên tạm thời bỏ ra, nhất là các loại ốp quá dày.
4.4 Điện thoại không nhận diện thẻ CCCD/BHYT.
Khởi động lại điện thoại hoặc xóa thẻ CCCD/BHYT khỏi ứng dụng ngân hàng và thêm lại.
4.5 App ngân hàng của bạn chưa có quét NFC
Cập nhật phiên bản ứng dụng ngân hàng mới nhất để được quét NFC theo quy định có hiệu lực từ 01/07/2024.
4.6 Thẻ CCCD được gắn chip không được nằm cố định khi quét NFC
Nếu muốn quét NFC được nhanh chóng và tiện lợi, bạn hãy đặt thẻ CCCD có gắn chip của mình ở trên một bề mặt phẳng như ở trên bàn hoặc ở dưới sàn nhà, kế tiếp bạn hãy đặt điện thoại lên thẻ để đọc thông tin.
Tránh cầm thẻ CCCD và điện thoại cùng lúc vì việc này có thể khiến tay của bạn bị rung và gây khó khăn cho quá trình đọc dữ liệu.
Cách này đã được rất nhiều người áp dụng và thành công khi quét NFC CCCD trên iPhone, hình ảnh minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách thực hiện.
4.7 Không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học do sai vị trí đặt thẻ
Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người gặp khó khăn khi không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học là do đặt thẻ CCCD không đúng cách.
Để quét NFC thành công, bạn hãy đảm bảo rằng mặt sau của thẻ CCCD (nơi chứa con chip) được hướng về phía mặt lưng của smartphone của bạn.
Trong phần hướng dẫn, đa số các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đặt điện thoại trực tiếp lên mặt sau CCCD. Tùy thuộc vào vị trí đầu đọc NFC trên điện thoại mà vị trí tương đối có thể hơi khác nhau. Ở CCCD, chip NFC nằm ở vị trí dấu mộc đỏ.
Đồng thời, điều chỉnh trái-phải, lên-xuống cho đến khi app hiển thị hình ảnh đang đọc. Để không bị di dời hay lệch khỏi vị trí, bạn nên để cả điện thoại và CCCD lên một mặt phẳng cứng, điều chỉnh vị trí điện thoại và CCCD sao cho hộp thoại xác nhận hiện ra.
Dưới đây, HyperLead sẽ để ảnh minh họa để bạn dễ dàng hơn để quét NFC CCCD hiệu quả.
Vì một số trường hợp bạn đã đặt đúng chiều như ảnh nhưng vẫn không thành công thì có thể nguyên nhân do hệ thống quét NFC gặp lỗi, bạn có thể áp dụng thử những mẹo bên dưới.
4.8 Không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học do thẻ chip
Trước khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học bằng cách quét CCCD, hãy đảm bảo rằng thẻ chip đã được lau sạch. Bụi bẩn cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất quét dữ liệu. Đừng quên gỡ bỏ lớp nhựa bọc ngoài thẻ CCCD trước khi tiến hành quét.
4.9 Nếu CCCD của bạn chưa gắn chip nên làm gì?
Đối với trường hợp người dùng vẫn chưa có CCCD gắn chip thì người dùng cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà mình đang sử dụng để được nhân viên hỗ trợ cập nhật thông tin bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không gắn chip (nếu như vẫn còn hạn sử dụng).
Khách hàng nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và không có căn cước công dân gắn chip có thể dùng hộ chiếu và mang đến chi nhánh ngân hàng để nhận sự hỗ trợ của nhân viên trong việc kiểm tra và tiến hành cập nhật thông tin sinh trắc học thủ công.
4.10 Quét thẻ CCCD/BHYT nhưng giao dịch không thành công.
Kiểm tra lại thông tin thanh toán (số tiền, tài khoản thụ hưởng,...) hoặc đảm bảo kết nối internet trên điện thoại hoạt động ổn định hoặc liên hệ bộ phận hỗ trợ khách hàng của ngân hàng để được tư vấn và hỗ trợ.
5. Một số mẹo khi xác thực CCCD bằng NFC ở một số ngân hàng hiện nay
5.1 Agribank
Xem hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.2 BIDV
Xem hướng dẫn đầy đủ cả iOS, Android: TẠI ĐÂY
5.3 Vietinbank
Xem hướng dẫn với điện thoại Android: TẠI ĐÂY
5.4 Vietcombank
Xem hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.5 MSB MRZ
Bước 1: Chụp mặt sau CCCD CHIP
Bước 2: Quét CCCD bằng NFC
Bước 3: Xác thực thành công
Video: TẠI ĐÂY
5.6 Techcombank MRZ/MOC Xác thực CCCD Chip
Bước 1 (Liveness): Chụp ảnh khuôn mặt, bạn đưa mặt vào đúng khung hình trong nét đứt rồi nhấn chụp.
Bước 2: Quét CCCD bằng NFC
Bước 3: thông báo thành công.
Video: TẠI ĐÂY
Mẹo: Techcombank, CCCD nên nằm cao hơn phần trên điện thoại khoảng 1/3 chiều cao. Đối với iPhone 13 mà người viết sử dụng, vị trí này cho kết quả kết nối thành công.
Xem hướng dẫn 1 Techcombank trên Iphone: TẠI ĐÂY
Xem hướng dẫn 2 Techcombank trên Iphone: TẠI ĐÂY
5.7 VPBank điện thoại Samsung
Xem video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.8 Sacombank điện thoại Iphone
Xem video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.9 TPBank, BIDV khó quét NFC trên điện thoại Iphone
Xem video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.10 TNEX trên Iphone
Xem video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
5.11 Cách quét NFC trên Iphone đối với đa phần ngân hàng và TGTT/ Ví điện tử
Bước 1: Chụp ảnh mặt trước
Bước 2: Chụp ảnh mặt sau
Bước 3: Đọc CHIP (NFC)
Bước 4: Liveness
Bước 5: Điều chỉnh và Xác thực thông tin
Giống như luồng Flow eKYC + check RAR/eID.
Video hướng dẫn: TẠI ĐÂY
6. Danh sách điện thoại hỗ trợ NFC cập nhật mới nhất 2024
*Lưu ý:
-
Phần lớn các hãng điện thoại thông minh hiện nay như iPhone, Samsung, OPPO, Xiaomi, Sony, Huawei, Nokia, OnePlus, Asus, Acer, + BlackBerry, Google, HTC, LG, Motorola,... đều có hỗ trợ NFC.
-
Danh sách được liệt kê dưới đây không phải là danh sách tất cả các sản phẩm smartphone có hỗ trợ công nghệ NFC.
-
Tính năng NFC trên các thiết bị iOS không còn tương thích với kết nối một chạm (Kể từ tháng 06/2017).
-
NFC không tương thích trên điện thoại chạy hệ điều hành Android 3.
7. Cách kiểm tra điện thoại có hỗ trợ NFC hay không
Vào Cài đặt > Chọn Kết nối > Nếu thấy có NFC (hoặc NFC và thanh toán) thì điện thoại bạn có hỗ trợ NFC.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách kéo thanh thông báo xuống và xem nếu có biểu tượng NFC như trong hình thì điện thoại của bạn có hỗ trợ NFC nhé!
Video công cụ kiểm tra có NFC không: TẠI ĐÂY
Xem video hướng dẫn dành cho Android: TẠI ĐÂY
8. Tắt NFC khi không sử dụng
Để tránh lãng phí pin một cách không cần thiết, khi không dùng đến NFC thì bạn nên tắt tính năng này đi. Chỉ kích hoạt nó lên khi nào cần sử dụng đến.
Có thể cần sự hỗ trợ của phần mềm: Không phải điện thoại của bạn có tính năng NFC-enabled và có thông tin thẻ tín dụng là đã có thể trả tiền ở bất cứ đâu.
Nếu người nhận muốn nhận tiền của bạn qua điện thoại NFC thì phải có thiết bị đọc tín hiệu NFC Reader và thẻ tín dụng mà bạn đang cài trong điện thoại NFC-enabled phải được chấp nhận.
Cùng với đó, điện thoại của bạn cũng phải cài đặt phần mềm quản lý thẻ tín dụng tương ứng với nhà cung cấp hàng hóa, có hỗ trợ trả tiền qua NFC.
Một số ngân hàng hoặc nhà phát hành thẻ tín dụng đã tạo một ứng dụng hỗ trợ cho điện thoại của bạn. Bạn có thể mở ứng dụng và dùng tính năng NFC để trả tiền bằng thông tin trong thẻ đã cài đặt.
9. Giải đáp một số câu hỏi liên quan quét sinh trắc học (NFC)
Làm thế nào để bật và sử dụng NFC trên Android?
- Trả lời: Để mở NFC, bạn thực hiện những thao tác như sau: Vào Cài đặt > Chọn Thêm > Tại mục NFC, kéo thanh trượt để bật hoặc tắt.
Bật NFC thường xuyên, liên tục có được không?
- Trả lời: Có thể, tuy nhiên hãy chỉ bật khi cần thiết, bởi:
+ Việc bật NFC gây hao hụt pin điện thoại.
+ Có thể vô tình nhận nhầm dữ liệu của ai đó nếu bạn ở gần người đang chia sẻ dữ liệu qua NFC.
+ Tránh được các rủi ro về bảo mật.
Dùng NFC để tìm thiết bị, AirTag được không?
- Trả lời: Để đề phòng AirTag bị đánh rơi và không thể tìm kiếm được thì bạn nên kích hoạt chế độ mất trên AirTag. Người nhặt được sẽ liên hệ với bạn để hoàn trả thông qua thông tin mà bạn đã để lại ở trên thiết bị.
Không cập nhật sinh trắc học ngân hàng thì có sao hay không?
Trong thời điểm hiện tại, có rất người gặp khó khăn khi quét CCCD và cập nhật thông tin sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng. Vậy nếu người dùng không muốn cập nhật thông tin sinh trắc học có ảnh hưởng gì không? Tài khoản ngân hàng sẽ bị gì khi không quét CCCD cho ngân hàng? Giải đáp thắc mắc trong phần dưới đây ngay:
Dựa vào quy định được đưa ra của những Ngân hàng Nhà nước, nếu người dùng không thực hiện việc cập nhật thông tin sinh trắc học không gây ảnh hưởng đến tài khoản. Nhưng kể từ ngày 1/7/2024 nếu chưa cập nhật, bạn sẽ gặp một vài hạn chế khi thực hiện các giao dịch như sau:
+ Rủi ro bảo mật cao: Thiếu thông tin CCCD để đối chiếu khi tài khoản bị tấn công, khiến tài khoản tăng nguy cơ giao dịch không an toàn và tài khoản rất dễ bị chiếm đoạt.
+ Hạn chế giao dịch: Không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến vượt quá 10 triệu đồng/lần nếu người dùng chưa xác thực sinh trắc học.
+ Giới hạn tổng giá trị giao dịch: Nếu người dùng thực hiện giao dịch trong một ngày vượt quá 20 triệu đồng, bạn sẽ không thể thực hiện tiếp việc giao dịch nếu không xác thực sinh trắc học.
+ Thanh toán hóa đơn lớn: Không thể thanh toán các hóa đơn có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên nếu chưa xác thực sinh trắc học.
+ Hạn chế chuyển tiền quốc tế và theo lô: Không thể thực hiện các giao dịch này nếu chưa cập nhật thông tin sinh trắc học.
+ Thanh toán hóa đơn trên 100 triệu đồng: Để thanh toán các hóa đơn có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, bạn phải hoàn tất xác thực sinh trắc học.
+ Giới hạn chuyển tiền quốc tế và chuyển tiền theo lô: Các dịch vụ này không khả dụng nếu chưa hoàn tất xác thực sinh trắc học.
+ Khó khăn khi đăng nhập trên thiết bị khác: Khi bạn dùng ứng dụng lần đầu hoặc đăng nhập từ thiết bị mới, bạn sẽ gặp khó khăn và phải đến chi nhánh ngân hàng để nhân viên xác thực.
Ngân hàng đã có những biện pháp gì để hỗ trợ khách hàng, người dùng quét sinh trắc học (NFC)
Nhằm hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin, nhiều điểm giao dịch của ngân hàng mở cửa làm việc cả trong các ngày cuối tuần. Theo đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bố trí nhân sự hỗ trợ thu thập sinh trắc học vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật (tức 29 và 30/6) tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc để hỗ trợ khách hàng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng cho biết tùy mức độ khách hàng có nhu cầu hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học tại từng địa bàn khác nhau mà các chi nhánh sẽ chủ động bố trí nhân sự phục vụ khách hàng tối đa.
Các ngân hàng đồng loạt khuyến cáo để hạn chế tình trạng kẻ gian giả mạo, lừa đảo, khách hàng tuyệt đối không cập nhật dữ liệu sinh trắc học qua bất kỳ website hay ứng dụng nào khác ngoài ứng dụng ngân hàng số chính thức của các ngân hàng.
Ngân hàng cũng tuyệt đối không yêu cầu khách hàng cung cấp OTP, mật khẩu, số thẻ, mã khóa bảo mật… qua điện thoại hoặc qua đường link. Trong trường hợp gặp khó khi cập nhật sinh trắc học, khách hàng có thể tới phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.
Phần kết
Với những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng bạn đã có thể dễ dàng quét sinh trắc học (NFC) bằng CCCD trên ứng dụng ngân hàng thành công.
Việc sử dụng NFC mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân.
Hãy thường xuyên cập nhật ứng dụng ngân hàng của bạn lên phiên bản mới nhất để có được trải nghiệm tốt nhất.
Chúc các bạn thành công!
HyperLead – Performance Solution As A Service hướng đến phục vụ các khách hàng là các Ngân hàng, Công ty, Tổ chức tài chính muốn tiếp cận đến khách hàng, người dùng Gen Z, với các bộ giải pháp như: BrandingFormance, Affiliate, User Acquisition, User Retention, Lead Gen, Lead Nurture, giúp khách hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng khách hàng, doanh thu.
Hãy liên hệ vào các kênh sau hoặc để lại thông tin, HyperLead sẽ liên hệ bạn.
Email: 0981066640
Hotline: [email protected]
Để lại thông tin HyperLead sẽ liên hệ tại đây