Marketer Admatrix Agency
Admatrix Agency

Giám Đốc @ Admatrix Agency

Mô hình P.A.C.E kích hoạt tăng trưởng GMV TikTok Shop

Với sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử TikTok Shop, nhiều nhà bán hàng mới bắt đầu có được doanh số nhưng đơn hàng tăng trưởng chậm, lúc thì ra đơn, lúc thì không mà không hiểu tại sao. Chính vì thế, mô hình P.A.C.E đã ra đời để giúp thương hiệu dễ dàng xây dựng hoạt động tăng trưởng bền vững, trở thành “chìa khóa vàng” cho chiến lược nâng GMV trên TikTok Shop.

Vậy mô hình P.A.C.E kích hoạt tăng trưởng GMV TikTok Shop là gì? Làm thế nào để áp dụng hiệu quả mô hình này trên TikTok Shop? Trong bài viết này, công ty quảng cáo đa kênh Admatrix sẽ giải thích “tất tần tật” về mô hình này.

Mô hình P.A.C.E là gì?

Khái niệm

Dựa trên những tiềm năng từ thị trường, P.A.C.E là mô hình chiến lược được TikTok Shop phát triển nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành trên nền tảng và tạo đà tăng trưởng bền vững cho thương hiệu và nhà bán hàng. Hệ chỉ số P.A.C.E gồm tổng hòa của 4 thành tố chủ chốt: Persona (Chân dung khách hàng), Assortment (Danh mục sản phẩm), Content (Nội dung)Empowerment (Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng), cụ thể:

  • Persona (P): Được xem là chân dung khách hàng, đây là khởi điểm cho hành trình giải trí kết hợp mua sắm, giúp xác định hình thức phân loại sản phẩm, nội dung và chiến lược quảng cáo của bạn.
  • Assortment (A): Gồm chiến lược xây dựng gian hàng và sản phẩm giúp cải thiện giá trị đơn hàng trung bình và gia tăng GMV.
  • Content (C): Là “cầu nối” giữa khách hàng và nhà bán, content đóng vai trò làm lực hấp dẫn thu hút người tiêu dùng tiến từ giai đoạn khám phá gian hàng dẫn đến hành động “chốt đơn”.
  • Empowerment (E): Gồm các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng GMV bền vững thông qua quảng cáo, tiếp thị, hoạt động khách hàng và mô hình vận hành hợp lý.

Từng chữ cái trong mô hình P.A.C.E đều ảnh hưởng trực tiếp đến gian hàng. Khi các nhà bán hàng tối ưu được hết tất cả các thành tố trên thì đồng nghĩa với việc bạn đã chinh phục đỉnh cao GMV trong quá trình xây dựng kênh TikTok Shop.

Vì sao nên áp dụng mô hình P.A.C.E vào quá trình xây dựng TikTok Shop?

Việc áp dụng mô hình P.A.C.E mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tối ưu hóa bán hàng TikTok Shop và gia tăng doanh thu bền vững. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Mô hình chiến lược bài bản:
    • P.A.C.E là mô hình tổng hợp, bao gồm 4 yếu tố cốt lõi. Nhờ vậy, mô hình cung cấp một khung nhìn toàn diện, giúp nhà bán hàng xây dựng chiến lược phát triển bài bản và hiệu quả trên TikTok Shop.
    • Hệ thống chỉ số cụ thể cho từng yếu tố trong P.A.C.E giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp.
  • Tăng trưởng bền vững:
    • Áp dụng P.A.C.E giúp các sellers tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, từ đó đạt được tăng trưởng bền vững.
    • Việc tập trung vào 4 yếu tố cốt lõi của P.A.C.E đảm bảo sự phát triển dài hạn, thay vì chỉ chú trọng vào những chiến dịch ngắn hạn, hiệu quả nhất thời.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Các chỉ số trong P.A.C.E cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả hoạt động của từng sản phẩm, chiến dịch quảng cáo… Nhờ vậy, nhà bán hàng có thể dễ dàng xác định điểm mạnh, điểm yếu và điều chỉnh chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả. Việc tối ưu hóa hoạt động giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho nhà bán hàng.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Mô hình P.A.C.E giúp hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của người tiêu dùng tiềm năng trên TikTok Shop. Nhờ vậy, các thương hiệu có thể xây dựng nội dung thu hút và sản phẩm phù hợp, từ đó tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng cách giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Nhìn chung, mô hình P.A.C.E cung cấp công thức hiệu quả để xây dựng TikTok Shop thành công, giúp doanh nghiệp thu hút traffic, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu trên nền tảng TikTok. Ngoài ra, việc áp dụng P.A.C.E cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết đầu tư lâu dài của các sellers trên TikTok Shop. Điều này góp phần tạo dựng uy tín thương hiệu và thu hút sự tin tưởng của khách hàng.

Mô hình P.A.C.E dành cho những đối tượng nào?

Có thể nói, P.A.C.E là loại mô hình tăng trưởng không giới hạn đối tượng sử dụng mà có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp và cá nhân bán hàng khác nhau trên TikTok Shop, cụ thể như sau:

  • Nhà bán hàng mới: Là nhà bán hàng mới tham gia vào sàn thương mại điện tử, bạn phải hiểu rõ cách xây dựng gian hàng TikTok Shop. Tuy nhiên trong quá trình thiết lập, bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi các chỉ số vận hành gian hàng TikTok Shop, thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và quản lý hoạt động hiệu quả. Mô hình P.A.C.E được ra đời nhằm hỗ trợ nhà bán hàng mới giải quyết những vấn đề này, giúp tối ưu hóa quy trình và đạt được thành công trên TikTok Shop.
  • Nhà bán hàng muốn đạt được GMV cao: Mô hình P.A.C.E giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu GMV mong muốn.
  • Nhà bán hàng muốn mở rộng quy mô tăng GOAS và GMV: Mô hình P.A.C.E hỗ trợ người vận hành shop phát triển chiến lược thu hút lượng traffic hiệu quả, từ đó giúp tăng lượng truy cập sản phẩm (GOAS) và mở rộng thị trường. Việc thu hút khách hàng tiềm năng qua mô hình P.A.C.E sẽ góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng (GMV) cho nhà bán hàng, qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh.

Các chỉ số quan trọng trong mô hình P.A.C.E

Trong quá trình áp dụng mô hình P.A.C.E để xây nên câu chuyện tăng trưởng doanh thu gian hàng, mỗi thành tố đều có những chỉ số quan trọng riêng giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình. Cụ thể:

Persona

  • RAA (Retarget Shop Activity Audience): Chỉ số cho phép tiếp cận những người đã có tương tác với gian hàng của bạn trên TikTok Shop. Ví dụ: Xem sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, xem video sản phẩm… Bằng cách sử dụng RAA, bạn có thể:
    • Nhắc nhở khách hàng về sản phẩm mà họ đã quan tâm.
    • Cung cấp ưu đãi hoặc khuyến mãi hấp dẫn để kích thích khách hàng quay lại và mua hàng.
    • Nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng tin thương hiệu.
  • ALA (Activated Look-alike Audience): Chỉ số giúp bạn tiếp cận những người mua hàng có đặc điểm tương tự với khách hàng hiện tại của bạn. Tính năng này dựa trên dữ liệu khách hàng có sẵn (ví dụ như người mua hàng, người theo dõi), sau đó TikTok sẽ tìm kiếm những người dùng mới có đặc điểm tương đồng. Chỉ số ALA giúp bạn:
    • Mở rộng phạm vi tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng mới.
    • Tìm kiếm những người có khả năng mua hàng cao hơn.
    • Tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.

Assortment

  • APL (Active Product Listings): Đây là số lượng sản phẩm được phê duyệt và đang hiển thị trên gian hàng TikTok Shop của bạn. Kết quả cho thấy nếu số lượng APL càng cao, khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn, từ đó gia tăng khả năng thu hút và chuyển đổi. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm thay vì chỉ tập trung vào số lượng.
  • Product CTR (%): Đây là tỷ lệ phần trăm người xem quảng cáo hoặc bài đăng của bạn đã nhấp vào liên kết dẫn đến trang chi tiết của sản phẩm đó. Nếu chỉ số Product CTR cao cho thấy nội dung quảng cáo/bài đăng của bạn đang thu hút người xem và khiến họ quan tâm đến sản phẩm. Việc tạo nội dung hấp dẫn, hình ảnh/video chất lượng, sử dụng hashtag hiệu quả sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác hơn.
  • Product Click to Order (%): Đây là tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng đã xem trang chi tiết sản phẩm và tiến hành đặt hàng. Product Click to Order cao cho biết trang sản phẩm của bạn cung cấp đầy đủ thông tin, hấp dẫn và thúc đẩy người dùng mua hàng. Để cải thiện Product Click to Order, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm (hình ảnh, mô tả, đánh giá), tối ưu hóa trang sản phẩm thân thiện với người dùng, cung cấp chính sách vận chuyển/đổi trả rõ ràng, sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) rõ ràng.
  • Shop Tab GMV (%): Đây là tổng doanh thu tính theo giá trị đơn hàng từ tất cả các sản phẩm được bán thông qua trang gian hàng TikTok Shop của sellers. Chỉ số Shop Tab GMV cao cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt, thu hút được nhiều khách hàng và đơn hàng.
  • Seller Experience Score: Đây là điểm đánh giá của TikTok Shop về hiệu quả hoạt động, tuân thủ chính sách và chất lượng dịch vụ của gian hàng bạn. Điểm Seller Experience Score cao giúp bạn được hưởng các đặc quyền như tham gia các chương trình khuyến mãi đặc biệt, ưu tiên hiển thị sản phẩm…

Content

Việc tạo ra video ngắn viral trên TikTok Shop là một chiến lược hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công với chiến lược này. Dưới đây là công thức vàng để tạo ra những video ngắn viral thu hút người xem và thúc đẩy doanh số bán hàng.

  • Brand – Ied GMV (%): Thể hiện tỷ lệ phần trăm doanh số (GMV) đến từ các nội dung được đăng tải bởi chính thương hiệu (Brand).
    • Ví dụ: Nội dung thương hiệu có thể bao gồm video giới thiệu sản phẩm, hình ảnh sản phẩm do thương hiệu tự chụp, livestream bán hàng do chính thương hiệu tổ chức.
    • Ý nghĩa: Xác định mức độ hiệu quả của các nội dung do chính thương hiệu tạo ra trong việc thúc đẩy doanh số.
  • Creator – Ied GMV (%): Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm doanh số (GMV) đến từ các nội dung được đăng tải bởi KOLs, influencer (Creator).
    • Ví dụ: Nội dung của Creator có thể bao gồm video review sản phẩm, livestream bán hàng kết hợp với KOLs, influencer.
    • Ý nghĩa: Xác định mức độ hiệu quả của việc hợp tác với Creator trong việc thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.
  • Live GMV: thể hiện tổng giá trị đơn hàng (GMV) đến từ các buổi livestream bán hàng. Đánh giá hiệu quả của hình thức bán hàng Livestream TikTok Shop trong việc thu hút người xem, tương tác và chốt đơn hàng.
  • Video GMV: Đây là chỉ số tổng giá trị đơn hàng (GMV) đến từ các video ngắn (short-form video) được đăng tải trên TikTok Shop.
  • Product Card GMV: Giá trị hàng hóa gộp theo thẻ sản phẩm là một chỉ số quan trọng trong hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh trên TikTok Shop. Nó thể hiện tổng doanh thu thu được từ tất cả các đơn hàng có liên quan đến thẻ sản phẩm cụ thể. Nói cách khác, Product Card GMV cho biết số tiền mà nhà bán hàng kiếm được từ việc bán sản phẩm được hiển thị trên thẻ sản phẩm đó.

Empowerment

  • Click to Checkout (%): Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ người dùng nhấp vào nút “Mua ngay” (Click to Checkout) trên thẻ sản phẩm so với tổng số người xem thẻ sản phẩm đó thông qua mức độ hấp dẫn của sản phẩm và hiệu quả của thẻ sản phẩm trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Checkout to order (%): Tỷ lệ người dùng hoàn thành quá trình thanh toán (Checkout) sau khi nhấp vào nút “Mua ngay” so với tổng số người nhấp vào nút “Mua ngay”.
  • CPM: Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CTR (%): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo so với tổng số người xem quảng cáo đó.
  • VSA Format GMV (%): Tổng giá trị hàng hóa gộp (GMV) thu được từ các chiến dịch quảng cáo Video Shopping Ads (VSA) tính theo tỷ lệ phần trăm.
  • LSA Format GMV (%): Tổng giá trị hàng hóa gộp (GMV) thu được từ các chiến dịch quảng cáo Live Streaming Ads (LSA) tính theo tỷ lệ phần trăm.
  • PSA Format GMV (%): Tổng giá trị hàng hóa gộp (GMV) thu được từ các chiến dịch quảng cáo Product Showcase Ads (PSA) tính theo tỷ lệ phần trăm.
  • VSA ROAS: Tỷ lệ hoàn vốn trên chi tiêu quảng cáo dành cho Video Shopping Ads (VSA).
  • LSA ROAS: Tỷ lệ hoàn vốn trên chi tiêu quảng cáo dành cho Live Streaming Ads (LSA).
  • PSA ROAS: Tỷ lệ hoàn vốn trên chi tiêu quảng cáo dành cho Product Showcase Ads (PSA) so với chi phí bỏ ra cho các chiến dịch đó. PSA ROAS cao cho biết chiến dịch PSA hiệu quả, thu hút người xem click vào sản phẩm và chuyển đổi thành đơn hàng.

Cách tối ưu thành tố trong mô hình P.A.C.E

Persona là yếu tố cần được cải thiện đầu tiên trong trong mô hình P.A.C.E, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Để tái tiếp cận người tiêu dùng đã bỏ vào giỏ hàng nhưng chưa “chốt đơn”, trong trường hợp này nhà bán hàng nên tối ưu tệp đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) nhằm thúc đẩy họ hoàn tất mua hàng. Đồng thời, tạo tệp đối tượng tương tự (Look-alike Audience) từ những người đã mua hàng thành công để mở rộng tiếp cận khách hàng mới có tiềm năng tương tự. Tệp đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience) giúp seller tạo tệp khách hàng mới chất lượng hơn, tránh trùng lặp đối tượng trước đó.

Đối với khía cạnh Assortment, nhiệm vụ đặt ra cho nhà bán hàng và thương hiệu cần đảm bảo Trang sản phẩm và Trang cửa hàng được thiết kế bắt mắt và đầy đủ thông tin nhằm tối ưu trải nghiệm tìm kiếm của người tiêu dùng. TikTok Shop sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 100 SKU. Theo đó, Trang Mua Sắm (Shop Tab) là một trong những công cụ vượt trội được TikTok Shop phát triển giúp thương hiệu và nhà bán hàng tăng lượt truy cập và theo dõi cho Trang cá nhân. Cụ thể, các sản phẩm xu hướng và bán chạy ở những phiên LIVE sẽ được ưu tiên hiển thị ngay trên Shop Tab để người dùng dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, các sản phẩm liên quan đến từ khóa tìm kiếm của người tiêu dùng cũng sẽ được cá nhân hóa tuỳ vào từng nhu cầu mua sắm khác nhau.

Đến với khía cạnh Content, theo hệ chỉ số P.A.C.E, bên cạnh phục vụ trải nghiệm giải trí, thương hiệu và nhà bán hàng cần đầu tư chất xám và nguồn lực để xây dựng những nội dung cung cấp được thông tin giá trị và khuyến khích người dùng đưa ra quyết định mua hàng. Để thực hiện được mục tiêu này, thương hiệu và nhãn hàng cần tận dụng tối đa tính năng LIVE cũng như video ngắn từ nền tảng để phát triển những nội dung đa dạng và hữu ích xoay quanh sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu và nhà bán hàng cũng có thể hợp tác với cộng đồng sáng tạo nội dung thông qua hình thức Tiếp thị Liên kết để thông tin sản phẩm được đưa đến người dùng một cách chân thực và có tính thuyết phục hơn. Từ đó, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi xem các nội dung quảng cáo và dễ dàng chuyển hóa thành khách hàng tiềm năng.

Sau khi phối hợp hiệu quả giữa Assortment và Content, thương hiệu và nhà bán hàng nên đầu tư và tham gia vào các chiến dịch bán hàng trên TikTok Shop, quảng cáo và chăm sóc khách hàng với Empowerment. TikTok Shop đã trang bị cho thương hiệu và nhãn hàng hàng loạt các công cụ giúp tăng cường tương tác với người dùng xuyên suốt hành trình mua hàng, từ lúc tìm hiểu về sản phẩm đến thưởng thức nội dung, cân nhắc mua hàng và thực sự mua hàng. Một vài công cụ nổi bật có thể kể đến như Top View, Top Feed, In Feed Ads giúp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, Products Shopping Ads (PSA) giúp nắm bắt người dùng có ý định mua hàng, hay Video Shopping Ads (VSA) và LIVE Shopping Ads (LSA) giúp điều hướng sự quan tâm và cân nhắc mua hàng…

Đồng hành cùng mô hình P.A.C.E, để hỗ trợ cho các chiến dịch tiếp thị, chạy quảng cáo TikTok Shop cũng là cách giúp chiến dịch thu hút nhiều người dùng truy cập vào gian hàng TikTok Shop và mua sản phẩm, việc lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp là vô cùng cần thiết. Thông qua đó, dựa vào các chỉ số quảng cáo TikTok Shop đã cho ra mắt nhiều dạng quảng cáo TikTok Shop, nhằm giúp tối ưu khả năng hiển thị sản phẩm và tăng tỷ lệ chốt đơn.

Kết luận

Nếu có thể phối hợp hiệu quả các thành tố trong mô hình P.A.C.E, đồng thời vận dụng các công cụ có sẵn của TikTok Shop, thương hiệu và các nhà bán hàng có thể cải thiện doanh thu và tạo đà tăng trưởng bền vững trên nền tảng.

* Nguồn: Admatrix Agency