Viết nội dung "chuẩn SEO" thân thiện với GOOGLE NLP
VIẾT NỘI DUNG THÂN THIỆN VỚI GOOGLE NLP
I. Nội dung thân thiện với NLP nghĩa là gì?
- Đó là nội dung giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung để xếp hạng cao cho nó. Điều này mang lại hiệu quả cho xếp hạng. Google ngày càng phát triển nhiều chức năng NLP để giúp họ hiểu nội dung. Do đó nội dung theo tiêu chí NLP trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- 5 đặc điểm của nội dung NLP, gọi đó là 5C:
+ Concise (Cô đọng, súc tích)
+ Coherent (Mạch lạc)
+ Confident (Tự tin)
+ Contextual (Có ngữ cảnh)
+ Clear (Rõ ràng)
- Đừng để phần nào trong nội dung gây hiểu nhầm.
- Luôn lưu ý tiêu chí 5C
- Dành nhiều thời gian để EDIT & VIẾT LẠI hơn là viết mới.
- Thỉnh thoảng LOẠI BỎ TỪ lại quan trọng hơn thêm từ.
Nên nhớ là 5C không phải bao giờ cũng đạt được khi lần đầu tiên bạn viết, hoặc đối với bản thảo đầu tiên hay bản thảo thứ 2. Nhưng trong bản thảo cuối cùng thì hy vọng nó sẽ đạt được tiêu chí 5C nếu bạn đầu tư kỹ càng.
II. Cô đọng, súc tích
1. Khi chọn 1 từ thì nên chọn từ đơn giản nhất
Ví dụ: thay vì chọn từ “khinh suất” thì nên dùng từ “thiếu thận trọng”, vì từ “khinh suất” không nhiều người biết.
2. Giảm khoảng cách giữa các từ quan trọng
Ví dụ, thay vì viết: Bình trà này là một trong những (cái) tốt nhất
Thì hãy viết: Một trong những bình trà tốt nhất
Vì từ quan trọng ở đây là ‘bình trà’ và ‘tốt nhất’, nhưng ở câu đầu tiên thì khoảng cách giữa 2 từ này là 4 từ khác (4 cú nhảy – hop), trong khi ở câu thứ 2 thì chúng nằm cạnh nhau.
3. Tránh những cụm từ dài dòng
Ví dụ, thay vì viết: Trần Tiến Duy được công nhận rộng rãi là
Thì hãy viết: Trần Tiến Duy được biết là... (chuyên gia SEO tối ưu Website & Giảng viên Digital Marketing - Đào tạo Seo tại FPT Polytechnic)
Vì nó ít từ hơn, đơn giản hơn.
4. Tránh dùng những trạng từ không cần thiết
Ví dụ, thay vì viết: Trần Tiến Duy được công nhận rộng rãi là...(chuyên viên SEO và Giảng viên Digital Marketing - Đào tạo SEO tại FPT Poly)
Thì hãy viết: Trần Tiến Duy được biết là... (chuyên viên SEO và Giảng viên Digital Marketing - Đào tạo SEO tại FPT Poly)
‘Rộng rãi’ là trạng từ. Thường đưa trạng từ vào để nhấn mạnh, nhưng đối với công cụ tìm kiếm thì trạng từ không cần thiết.
5. Tránh dùng từ ‘rất’… Đó là vấn đề rất phổ biến
Ví dụ:
Anh ta rất sợ -> Anh ta khiếp sợ
Cô ấy rất nhỏ -> Cô ấy nhỏ xíu
Cái chốt lều rất bền -> Cái chốt lều chắc chắn
‘Rất’ là từ thể hiện sự lười biếng trong viết văn. Nên tìm những từ mô tả rõ hơn, vì nó không những hữu ích cho công cụ tìm kiếm mà còn mang lại thích thú cho người đọc.
III. Mạch lạc
1. Những từ liên quan với nhau nên để gần nhau
Nếu những từ liên quan với nhau nằm cách xa nhau thì sẽ mất mạch lạc, khó hiểu. Khi ta đọc thì não luôn xử lý thông tin, và công cụ tìm kiếm cũng làm tương tự như vậy, vì công cụ tìm kiếm do con người tạo ra. Người ta tạo ra công cụ tìm kiếm để hiểu nội dung, hiểu từ vựng giống như cách ta hiểu.
Ví dụ:
Thay vì viết: Thuận An là 1 thành phố ở Bình Dương, cũng như Dĩ An.
Thì hãy viết: Thuận An và Dĩ An là những thành phố ở Nhật.
Ở câu đầu tiên ta thấy vị trí của Thuận An và Dĩ An nằm ở 2 đầu khác nhau, và gây khó hiểu, ít mạch lạc.
2. Đưa chủ ngữ vào câu càng sớm càng tốt
Ví dụ:
Thay vì viết: Nơi tuyệt vời để ghé thăm vào mùa đông là Nhật.
Thì hãy viết: Nhật là điểm đến tuyệt vời vào mùa đông.
Trong ví dụ này thì Nhật là chủ ngữ, nên ta đưa lên đầu câu. Nếu đó là bài viết về mùa đông thì có lẽ không nên nhắc đến Nhật. Ngược lại, khi nhắc đến Nhật thì có thể nói về mùa đông.
III. Tự tin
Google có thể xác định liệu tác giả có tự tin về những gì đang nói không. Nếu bạn thuê người viết để viết bài, nhưng nếu nội dung bài viết không thể hiện sự tự tin thì Google có thể cho rằng người viết này không phải là chuyên gia. Google biết nhiều người luôn cố gắng đánh lừa thuật toán tìm kiếm.
1. Tránh dùng câu bị động
Ví dụ:
Thay vì viết: Nhật được biết đến như là một trong những …
Thì hãy viết: Nhật là một trong những …
Câu thứ 2 thể hiện sự tin chắc về thông tin hơn, cho dù đó chỉ là việc nêu 1 ý kiến.
2. Tránh dùng những động từ yếu
Thay vì viết: Cô ấy nói với anh ta một cách tức giận.
Thì hãy viết: Cô ấy quát vào mặt anh ta.
Trong ví dụ này:
"nói" là một động từ yếu và không mang nhiều cảm xúc.
"quát" là động từ mạnh hơn, thể hiện rõ ràng sự tức giận trong lời nói.
Một số động từ yếu khác trong tiếng Việt nên tránh dùng:
đi -> bước đi, tiến bước, lê bước
chạy -> lao đi, phóng đi, chạy vụt
nhìn -> nhìn chằm chằm, dán mắt vào, liếc nhìn
Sử dụng động từ mạnh sẽ khiến văn bản sinh động, truyền tải cảm xúc tốt hơn và thể hiện sự tự tin của người viết. Đây là một trong những cách giúp tạo nên nội dung thân thiện với NLP.
3. Hãy khẳng định, đừng suy đoán
Ví dụ:
Thay vì viết: Một vài người sẽ cho rằng cái này hữu hiệu nhất đối với tài chính
Thì hãy viết: Cái này hữu hiệu nhất đối với tài chính
IV. Ngữ cảnh
1. Dùng cấu trúc đoạn văn
Phải đảm bảo bố cục có sự mạch lạc về văn cảnh giữa các đoạn và các câu.
Ví dụ:
- Phần mở đầu: Câu chủ đề
- Phần giữa: Nêu lý lẽ, ví dụ, …
- Phần kết: Tóm lại chủ đề
2. Đưa chủ đề vào ngay câu đầu tiên của đoạn
Ví dụ:
Thay vì viết: Mùa đông là thời gian tuyệt vời trong năm để đi du lịch tiết kiệm
Thì hãy viết: Nhật là điểm đến tiết kiệm vào mùa đông
Trong đó Nhật là chủ đề của đoạn, nên ta đưa nó lên càng đầu đoạn càng tốt. Nếu ta đưa câu đầu tiên vào đầu đoạn, thì cuối câu đó sẽ là dấu chấm, và chủ đề chính là Nhật chỉ được xuất hiện vào câu thứ 2, như vậy ta đã bỏ lỡ cơ hội đưa Nhật vào câu đầu tiên.
3. Bổ nghĩa cho danh từ
Lưu ý: Từ bổ nghĩa cho danh từ phải đứng ngay trước hoặc ngay sau danh từ.
Thay vì viết: Chúng tôi có nhiều loại bánh mì.
Thì hãy viết: Chúng tôi có nhiều loại bánh mì thịt.
Trong ví dụ này:
"thịt" là từ bổ nghĩa cho danh từ "bánh mì", cho biết loại bánh mì cụ thể mà cửa hàng đang bán.
Việc thêm "thịt" vào sau "bánh mì" giúp cung cấp ngữ cảnh rõ ràng hơn cho sản phẩm.
* Một số ví dụ khác:
Thay vì: Tôi thích ăn phở.
Hãy viết: Tôi thích ăn phở bò.
Thay vì: Cửa hàng này bán quần áo.
Hãy viết: Cửa hàng này bán quần áo trẻ em.
Việc bổ nghĩa cho danh từ giúp làm rõ nghĩa, tránh nhầm lẫn và cung cấp đầy đủ thông tin văn cảnh cho người đọc cũng như công cụ tìm kiếm.
4. Làm nổi bật từ
Lưu ý: Đưa từ nổi bật vào cuối câu. Từ nổi bật không nhất thiết phải là từ quan trọng nhất, danh từ, hay là từ bạn muốn tham chiếu nhiều nhất trong tài liệu.
Ví dụ:
Thay vì viết: Chúng ta đã không khôn ngoan hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Thì hãy viết: Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng ta đã không khôn ngoan hơn
Trong ví dụ đó thì ‘khôn ngoan’ là từ nổi bật, vì câu này nhấn mạnh đến trí khôn. Ta đề cập đến khủng hoảng tài chính và năm 2008 trong bối cảnh của sự khôn ngoan.
V. Rõ ràng:
Nếu áp dụng được 4C ở trên thì bài viết sẽ rõ ràng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cũng nên viết lại câu để cho nó rõ ràng hơn. Có thể dùng các công cụ như claude, chatgpt, hemingwayapp .com.
Cũng có thể dùng công cụ AI (Claude, ChatGPT...) áp dụng các quy tắc Hemingway để loại bỏ những từ không cần thiết, tìm những câu có vấn đề…
VI. Tips
1. Dùng cả đoạn văn dài và đoạn văn ngắn. Đoạn dài giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung chính xác hơn.
2. Dành nhiều thời gian phân tích và viết lại các đoạn văn nằm ngay sau sub-heading, vì những đoạn này quan trọng hơn những đoạn đứng sau và có cơ hội xuất hiện trên đoạn trích nổi bật (Top 0)
3. Đầu tư nhiều thời gian cho câu đầu tiên và câu cuối cùng của các đoạn chủ chốt. Những đoạn dài nên đưa vào những vị trí quan trọng, sau H1 hoặc H2.
4. Đừng tìm nơi để đưa thêm từ khoá vào, mà hãy tìm cách để thêm câu mới hoặc chỉnh sửa câu cũ. Những câu này sẽ đưa từ khoá hoặc cụm từ khoá, entity vào đoạn 1 cách tự nhiên.
VII. Editing:
- Editing quan trọng hơn viết mới.
- Hầu hết những điều bạn làm với 5C sẽ đạt được bằng cách editing. Nói cách khác, viết bài là cung cấp nội dung, còn editing là cách giúp bạn đạt kết quả tốt nhất từ nội dung.
- Bản thảo đầu tiên chỉ cung cấp nội dung, bản thảo thứ 2 là lần edit đầu tiên, và bản thảo cuối cùng là lần edit cuối. Hãy tiến hành tất cả các bước này.
- Mài giũa nội dung giữa các bản thảo. Nếu điều này làm gián đoạn lịch đăng bài thì bạn cần đặt hàng thêm nội dung giữa các khoảng thời gian giữa các bản thảo đó để đảm bảo website luôn có nội dung.
Thông tin được biên tập soạn thảo.
Cùng theo theo dõi Trần Tiến Duy đào tạo SEO tại website: https://trantienduy.com/
Sử dụng các công cụ SEO miễn phí cho sinh viên tại: https://trantienduy.com/tool/