Bí kíp tận dụng Social Commerce hiệu quả cho doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 đã mở ra sự đổi mới và tăng trưởng nhanh chóng cho thương mại điện tử (Ecommerce), sự thay đổi này vẫn kéo dài hai năm sau đó. Tuy vậy ngay khi doanh số bán hàng trên các trang ecommerce vẫn không có dấu hiệu giảm, một số người tiêu dùng vẫn mong muốn được trải nghiệm mua sắm trực tiếp - điều mà chỉ có những cửa hàng truyền thống mới có thể cung cấp được. Nhu cầu này khiến nhiều người dùng thử thương mại xã hội (Social Commerce - SC), một hình thức thương mại điện tử được cung cấp trên các kênh mạng xã hội như Facebook và Instagram.

Khi người tiêu dùng dùng mạng xã hội vào năm 2020, doanh số Social Commerce ở Hoa Kỳ đạt 27 tỷ USD (tăng 38,9% so với tổng số năm 2019). Vào năm 2021, eMarketer dự báo doanh số Social Commerce sẽ đạt 36,6 tỷ USD (tăng 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái)

Mặc dù chiếm một phần nhỏ trong thị trường thương mại điện tử trị giá gần nghìn tỷ đô ở Hoa Kỳ, Social Commerce mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) công cụ để tiếp cận và bán hàng cho hàng triệu người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu chi tiết về Social Commerce qua bài viết sau đây!

Sự khác biệt giữa Thương mại xã hội (Social Commerce) và Thương mại điện tử (Ecommerce)

Thương mại xã hội (Social Commerce) là một tập hợp con của thương mại điện tử, trong đó kết hợp tính tương tác của social media và sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến. Ngoài việc sử dụng social media làm kênh marketing, nhà bán lẻ sẽ tận dụng thương mại xã hội để tạo ra trải nghiệm mua sắm hoàn chỉnh trong nền tảng social media. Mặc dù chiến lược thương mại xã hội có nhiều điểm cơ bản giống với chiến lược thương mại điện tử, nhưng có một điểm khác biệt chính đó là trong mô hình Social Commerce, điểm bán hàng diễn ra hoàn toàn trong một nền tảng social media.

Bằng cách giữ khách hàng trong hệ sinh thái của nền tảng social media, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể xây dựng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa một cách thuận tiện hơn. Trải nghiệm khách hàng được tổ chức hợp lý này giúp giảm nguy cơ đánh mất người mua sắm trong khi họ được chuyển hướng từ nền tảng social media đến cửa hàng trực tuyến bên ngoài.

Social Commerce cũng giúp khách hàng xem video hoặc để lại nhận xét trên bài đăng bất kỳ. Kể từ thời điểm đại dịch bắt đầu, nhiều nền tảng social media lớn đã tung ra các công cụ mới giúp việc khám phá sản phẩm kỹ thuật số trở nên tương tác và thú vị hơn, chẳng hạn như các tính năng mặc thử quần áo, phụ kiện và trang điểm bằng cách sử dụng thực tế tăng cường (AR) và phát video trực tiếp (livestream) bởi Influencers (người có sức ảnh hưởng). Mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi cho tất cả các nhà bán lẻ sử dụng, nhưng những tính năng nâng cao này có thể mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách hạn chế hoặc nguồn lực công nghệ khả năng giới thiệu sản phẩm của họ và tiếp cận khách hàng mới theo những cách độc đáo.

Thị trường Social Commerce ở Hoa Kỳ

Theo eMarketer, tổng doanh thu từ Social Commerce chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thể thị trường thương mại điện tử ở Hoa Kỳ. Đến năm 2025, giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value) của mỗi người mua được dự đoán sẽ vượt mốc 700$, trong khi tổng doanh số Social Commerce sẽ tăng hơn gấp đôi lên 79,6 tỷ đô so với năm 2021.

Phần lớn người tiêu dùng được dự đoán sẽ mua sản phẩm bằng các nền tảng mạng xã hội. Đến cuối năm 2021, 90,2 triệu người tiêu dùng (36% tổng số người dùng internet ở Hoa Kỳ) sẽ có ít nhất một lần mua hàng qua mạng xã hội. Con số này chỉ theo sau Trung Quốc, thị trường Social Commerce hàng đầu thế giới.

Mặc dù Social Commerce tiềm năng rộng lớn, nhưng điều quan trọng mà doanh nghiệp cần biết đó là social media có thể không phải là kênh bán hàng tối ưu cho mọi nhà bán lẻ. 50% người dùng mạng xã hội ở Hoa Kỳ từ 18 đến 34 tuổi cho biết họ sẽ thực hiện ít nhất một lần mua hàng qua mạng xã hội so với 1/3 số người từ 55 tuổi trở lên. Với những con số này, các nhà bán lẻ phải tính đến cơ sở khách hàng và đối tượng mục tiêu khi quyết định xem liệu có đáng đầu tư vào chiến lược thương mại xã hội hay không.

4 tính năng Social Commerce nên tận dụng

Cùng tìm hiểu ngay 04 cách thức để các nhà bán lẻ trên kênh thương mại điện tử có thể tối đa hóa các nền tảng social media với mục đích phục vụ kênh bán hàng.

1. Facebook Shops

Để bắt đầu phát triển Social Commerce, Facebook được đánh giá là nền tảng lý tưởng để các nhà bán lẻ tận dụng. Facebook Shops được thiết lập miễn phí và cung cấp trải nghiệm Social Commerce hoàn chỉnh cho khách hàng. Những người mua sắm ghé thăm cửa hành của bạn có thể bỏ qua quảng cáo và hoàn tất việc mua hàng mà không cần phải rời khỏi ứng dụng của Facebook.

2. Instagram Shopping

Instagram Shopping cho phép các công ty giới thiệu sản phẩm của họ bằng nội dung ảnh và video tương tác. Các nhà bán lẻ thương mại điện tử có tài khoản doanh nghiệp Instagram có thể thêm thẻ sản phẩm gắn thẻ vào bài đăng hoặc nhãn dán mua sắm động vào tính năng Nhật Ký (Story). Từ đó, những người mua sắm tương tác với nội dung này có thể được chuyển hướng đến các trang sản phẩm trong ứng dụng và hoàn tất giao dịch mua hàng trực tiếp trên Instagram.

3. Nổi bật với Pinterest

Pinterest luôn là một nền tảng phổ biến để khám phá sản phẩm. Mặc dù nền tảng này hiện không cung cấp quy trình thanh toán trong ứng dụng như Facebook và Instagram, nhưng tính năng Product Pins sản phẩm của Pinterest là một công cụ có giá trị để tiếp cận người mua mới. Các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể thiết lập Product Pins của họ để chia sẻ thông tin sản phẩm, bao gồm giá cả và tình trạng hàng hóa, sau đó chuyển hướng người mua hàng đến trang bên ngoài để hoàn tất giao dịch mua.

4. Tiktok Shop

Với TikTok Shop, người dùng có thể thực hiện mua sắm dễ dàng hơn. Cụ thể, người dùng sẽ nhìn thấy một sản phẩm mà họ muốn, sau đó tìm trang TikTok của thương hiệu (hoặc xem một số sản phẩm trong khi lướt app). Các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm trên TikTok sẽ có một tab mua sắm riêng trên hồ sơ của họ. Sau đó, khách hàng có thể khám phá duyệt qua nhiều loại sản phẩm được cung cấp bởi công ty và chọn ra sản phẩm chính xác mà họ muốn. Khi đã hoàn tất quá trình tìm kiếm sản phẩm, TikTok cho phép người dùng mua các mặt hàng trực tiếp trên app hoặc tự động chuyển hướng người mua đến trang web của công ty để thanh toán.

Triển vọng phát triển Social Commerce

Trong tương lai, Social Commerce được đánh giá là mang lại nhiều trải nghiệm thú vị khi thu hẹp khoảng cách giữa sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng truyền thống. Hi vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để phát triển và tận dụng Social Commerce một cách phù hợp.

Về AppROI

AppROI.co là Growth Marketing Agency có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn.