Top 6 ví dụ về tái định vị thương hiệu: thành công & thất bại

Tái định vị thương hiệu là một thuật ngữ marketing được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm thị trường và nhu cầu khách hàng không ngừng biến đổi. Bởi quá trình thay đổi này đã mang lại sự “lột xác” bất ngờ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào lựa chọn phương pháp tái định vị brand cũng mang lại thành công. Để tìm hiểu “tái định vị thương hiệu là gì?” và những ví dụ hay về tái định vị, hãy theo dõi bài viết này!

Tái định vị thương hiệu mang đến một màu sắc mới, góc nhìn mới về doanh nghiệp

1. Tái định vị thương hiệu là gì?

Có thể hiểu đơn giản về khái niệm tái định vị thương hiệu tức là quá trình làm mới hình ảnh của một thương hiệu, doanh nghiệp nào đó dựa trên những hình ảnh và nền tảng đã có sẵn trước đó. Quá trình này được xem là thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về mặt hình ảnh, tên gọi – nhằm mang đến sự mới mẻ và “lột xác” của doanh nghiệp trong mắt công chúng.

Chiến lược tái định vị thường bao gồm việc thay đổi màu sắc, hình ảnh logo, hình ảnh banner, thay đổi slogan – thông điệp hướng đến người tiêu dùng hoặc là thay thế tên thương hiệu bằng 1 tên gọi mới. Những chiến lược tái định vị thương hiệu được các doanh nghiệp thực hiện với mong muốn khẳng định sự khác biệt cũng như tạo ra điều mới mẻ trong nhận thức của khách hàng. Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời để quảng bá, marketing hình ảnh thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Viettel qua những lần tái định vị thương hiệu

2. Khi nào doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu

Vậy khi nào thì doanh nghiệp cần tái định vị cho thương hiệu trong thời buổi kinh tế thị trường luôn luôn thay đổi? Dưới đây là một số trường hợp:

Hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp mang những nét tương đồng với đối thủ cạnh canh. Thương hiệu không có bản sắc riêng và mờ nhạt trong nhận thức và mức độ nhận biết của người tiêu dùng còn hạn chế.

Doanh nghiệp chưa đạt được sự phát triển mong muốn. Có nghĩa là thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng chưa thật sự khai thác và tận dụng hết nguồn khách hàng tiềm năng.

Doanh nghiệp có chiến lược marketing chưa phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như thị trường hiện hành.

3. Ví dụ về tái định vị thương hiệu thành công

Đã có rất nhiều doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu đời thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu và mang lại thành công vượt bậc. Đó chính là những bài học lớn giúp các doanh nghiệp học hỏi và tìm cho mình một lối đi riêng.

2.1 Siêu thị Go – Big C

Big C được biết đến là một trong những “anh lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua. Tái định vị thương hiệu của siêu thị Go – Big C là một phần trong chiến Là một phần trong chiến lược mở rộng thương hiệu trên diện rộng tại Việt Nam do tập đoàn Central Retail đứng đầu.

Go – Big C tái định vị thương hiệu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt nam

Chiến lược chú trọng việc chuyển đổi tên thương hiệu từ “Big C” sang “GO!” kết hợp với việc cải tiến không gian mua sắm, chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và sự am hiểu của doanh nghiệp đối với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đã khiến cho chiến dịch này không bị “phản tác dụng” mà còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời. Người tiêu dùng không quá sốc khi thương hiệu quen thuộc bị đổi tên, mà thay vào đó là sự thích nghi và dần trở ên quen thuộc với người Việt.

2.2 Ngân hàng Vpbank

Năm 2022, ngân hàng Vpbank đã thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu lần thứ 2 sau 12 năm. Chiến dịch lần này tập trung vào việc thay đổi slogan với người tiêu dùng Việt và tinh chỉnh logo nhằm mang lại một phong cách mới.

VPBank sử dụng slogan mới, tập trung hướng đến người dùng

Theo đó, doanh nghiệp thay đổi thông điệp từ “Hành động vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, đây là sự tiếp nối về những ấp ủ được gửi gắm từ tên gọi của ngân hàng -“Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng”. Tuy là chiến lược mới được thực hiện trong năm nay, tuy nhiên ngân hàng đã được đón nhận tích cực từ người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ Việt.

2.3 Biti’s

Nhiều bạn trẻ đam mê âm nhạc và phong cách hiện đại không thể không biết được sự “bùng nổ” trở lại của thương hiệu giày dép Việt vào thời điểm những năm 2017 – 2018. Chiến dịch tái định vị thương hiệu của Biti’s bao gồm tung ra bộ nhận diện thương hiệu mới và định hướng thương hiệu đến đối tượng khách hàng là giới trẻ, người yêu thích sự năng động.

Một trong những chiến dịch truyền thông thuộc chuỗi chiến dịch tái định vị của Biti’s

Bên cạnh những thay đổi về hình ảnh cũng như tái định vị nhận thức của khách hàng với thương hiệu, chiến dịch mời các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ. Biti’s đã tung ra dòng sản phẩm mới kết hợp marketing trong các MV âm nhạc triệu view, đánh vào đối tượng khách hàng mục tiêu đã tạo ra sự “bùng nổ” và đánh dấu sự quay trở lại của một thương hiệu Việt.

2.4 Tập đoàn viễn thông Viettel

Một trong những chiến dịch tái định vị thương hiệu thành công và gây tiếng vang lớn tại Việt Nam đáng được kể đến của tập đoàn viễn thông Viettel. Hình ảnh và hệ thống nhận diện được thay đổi hoàn toàn từ màu xanh – vàng sang màu chủ đạo là đỏ. Viettel định hướng doanh nghiệp chuyển mình từ “nhà khai thác viễn thông” thành nhà “tiên phong kiến tạo xã hội số” nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với công nghệ số và nâng cao dịch vụ trở nên hiện đại hơn.

3. Ví dụ về chiến lược tái định vị thất bại

Không phải lúc nào chiến dịch tái định vị của một thương hiệu cũng có thể thành công, ngoài thành công thì cũng có những thất bại. Dưới đây là một số ví dụ về tái định vị thành công và thất bại mà bạn có thể tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp.

3.1 GAP: Logo mới khiến công chúng cảm thấy vị xúc phạm

Vào tháng 10 năm 2010, thương hiệu GAP đã bắt đầu sự chuyển mình nhằm có những bước tiến mới cho thương hiệu. Tuy nhiên, chiến dịch này đã nhận được sự phản đối dữ dội người người tiêu dùng do những sai sót trong quá trình làm mới hình ảnh logo. Người tiêu dùng cảm thấy bị xúc phạm, làn sóng phản đối ngày càng gia tăng trong thời gian ngắn, đặc biệt là GAP đã phải gấp rút đổi lại logo chỉ trong vòng 1 tuần và tiêu tốn gần 100 triệu đô cho 1 tuần sử dụng logo mới.

GAP gặp phải sai phạm trong quá trình tái định vị thương hiệu

Các phản đối về hình ảnh, diện mạo mới của người tiêu dùng dành cho GAP đã tự phá hoại logo của chính họ, logo được thiết kế không chuyên nghiệp. Điều này có lẽ là vì đơn vị Agency chịu trách nhiệm thiết kế đã không nắm được giá trị cốt lõi của thương hiệu, hoặc sự điều chỉnh này khâu chuẩn bị và nghiên cứu chưa được kỹ lưỡng.

3.2 MasterCard: Đơn giản là 1 logo xấu xí

MasterCard là công ty tài chính thanh toán đa quốc gia đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới và in sâu trong nhận thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vào năm 2006, một chiến dịch tái định vị thương hiệu, cụ thể là thay đổi hình ảnh logo mới, điều này cũng gây ra một số phản đối nhất định về hình ảnh thiết kế không được đẹp mắt. Tuy răng mức độ tranh cãi không quá dữ dội nhưng ​​MasterCard đã đưa ra quyết định sử dụng lại hình ảnh logo cũ.

Chiến lược tái định vị thương hiệu của MasterCard cũng được xem là không thành công

Với quyết định sử dụng lại logo cũ, MasterCard đã không phải hối hận khi thương hiệu và hình ảnh logo này đã đi sâu hơn trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Chúng được sử dụng như một công cụ thanh toán cần thiết tại nhiều quốc gia hoặc bất cứ nơi đâu mà MasterCard đặt chân đến.

4.Công ty chuyên tái định vị thương hiệu TELOS

4.2 Quy trình tái định vị thương hiệu
Bước 1: Tiếp nhận và phân tích nhu cầu

Những ý tưởng của doanh nghiệp về việc tái định vị thương hiệu sẽ được tiếp nhận tạo bước này, ngoài ra TELOS còn có thể biết được nhu cầu của khách hàng về budget cho project, brief, những điều có thể làm những điều không được làm. Ngoài ra, chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một số gọi dịch vụ thích hợp cũng xác định nguồn lực phù hợp cho dự án.

Bước 2: Lên ý tưởng về chiến dịch tái định vị thương hiệu

Để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả tốt nhất, chúng tôi cần hiểu được giá trị cốt lõi của thương hiệu nhằm xây dựng một chiến lược đúng đắn và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó hạn chế những sai sót dẫn đến những hệ quả không mong muốn.

Sau khi tiếp nhận và phân tích nhu cầu, đội ngũ TELOS tiến hành lên ý tưởng và kế hoạch repositioning cho doanh nghiệp

Bước 3: Thiết kế sản phẩm

Các sản phẩm thiết kế liên quan đến hình ảnh logo, hình ảnh banner, hệ thống hình ảnh nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên idea ban đầu và giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Bước 5: Gửi sản phẩm và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng

Việc lên ý tưởng và thiết kế đôi khi sẽ không đảm bảo là thể hiện được 100% idea của khách hàng. Để mang lại được hiệu quả tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, sản phẩm thiết kế sau khi hoàn thiện sẽ được gửi lại để tiếp nhận phản hồi.

Bước 6: Thực hiện hiệu chỉnh sản phẩm

Nếu bạn muốn thay đổi, tối ưu hình ảnh logo nhằm mang lại giá trị phù hợp nhất, TELOS sẽ hiệu chỉnh giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhất có thể.

Bước 7: Bàn giao và nghiệm thu

Sản phẩm được tiến hành bàn giao sau khi hiệu chỉnh và đợi doanh nghiệp nghiệm thu kết quả.

4.3 Chi phí tái định vị thương hiệu

Chi phí cho một chiến lược tái định vị thương hiệu không nằm trong một mức giá nhất định nào cả. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp và thương hiệu sẽ có một nhu cầu mục đích riêng, đối tượng khách hàng mà bạn muốn thay đổi nhận thức cũng khác biệt. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp và chỗ đứng trên thị trường cũng là một thách thức cho chiến dịch tái định vị thương hiệu.

Với kinh nghiệm dày dặn cùng đội ngũ sáng tạo, TELOS là cái tên được nhiều doanh nghiệp gửi gắm

Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có mức kinh phí phù hợp với nhu cầu cũng như mục đích của thương hiệu đó nhằm đảm bảo được sự kiểm soát và không đi quá tầm với của doanh nghiệp đó.

Hy vọng những thông tin bổ ích về tái định vị thương hiệuTELOS cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu thiết kế logo, hình ảnh trong chiến dịch tái định vị thương hiệu, sản phẩm – hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ!