Sensor Tower Report: Tổng quan Mobile Game Monetization 2022 (Phần 1)

Báo cáo “The State of Mobile Game Monetization 2022” của Sensor Tower trình bày tổng quan các phương pháp kiếm tiền (monetize) từ mobile game, phân tích các xu hướng thị trường chính và xem xét các chiến lược phù hợp với từng loại game.

Báo cáo sử dụng dữ liệu Phân loại trò chơi, Game Intelligence, App Intelligence, Store Intelligence, Ad Intelligence và App Teardown của Sensor Tower.

  • Số liệu doanh thu thể hiện tổng chi tiêu của người dùng (trước khi Apple hoặc Google tính phí).
  • Ước tính lượt tải xuống được trình bày trên cơ sở mỗi người dùng, tối đa chỉ một lần tải xuống được tính cho mỗi tài khoản Apple hoặc Google.
  • Các lượt tải xuống cùng một app của cùng một người dùng cho nhiều thiết bị, các bản cập nhật app hoặc các lượt cài đặt lại cùng một app của cùng một người dùng không được tính vào tổng số.
  • Ước tính lượt cài đặt app Android chỉ đại diện cho lượt tải xuống từ Google Play Store. Sensor Tower không cung cấp ước tính tải xuống cho các Android app store của bên thứ ba.

Game Intelligence: Phân loại các thể loại game chính

Các hình thức monetization

  • Ad Removal (Bỏ qua quảng cáo) là tính năng cho phép người chơi xoá quảng cáo khỏi trò chơi, người chơi có thể nhận được tính năng này thông qua mua hàng trong app (IAP – In-app purchase).
  • Gacha là một hệ thống thu thập vật phẩm, trang bị, nhân vật... theo tiến trình, người chơi chỉ có thể được cấp các món đồ trong bộ sưu tập theo cơ chế phân phối ngẫu nhiên.
  • Season Pass cho phép người chơi nhận được các phần thưởng cao cấp từ hệ thống phát triển theo cấp bậc được liên kết trực tiếp với các sự kiện Live Ops.
  • Subscription (Đăng ký) là một giao dịch mua IAP cấp cho người đăng ký những lợi ích đặc biệt và quyền truy cập vào nội dung cụ thể khi đã đăng ký.
  • Live Ops (Hoạt động trực tiếp) là một cấu trúc monetization và giữ chân người dùng được cập nhật thường xuyên bao gồm nội dung, sự kiện, thử thách và gói IAP mới. Đặc biệt, những thay đổi này có thể được nhà phát triển thực hiện mà không cần cập nhật ứng dụng trên store.
  • NFT / Crypto game sử dụng NFT (Non-Fungible Token) và / hoặc tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain để kiếm tiền từ nội dung trong game.
  • Real Money – Skill Based (Tiền thật dựa trên kỹ năng) là mô hình cho phép người chơi gửi và rút tiền thật từ các hoạt động dựa trên kỹ năng in-game.
  • Paid Game (trò chơi trả phí) yêu cầu người dùng phải mua game trước để tải xuống.

Phân loại trò chơi: Chi tiết về phân loại game của Sensor Tower

Pokémon Unite

Scrabble Go

Tổng quan về thị trường game monetization: Cơ chế thu phí theo thể loại game

NFT được thử nghiệm trên nhiều game khác nhau

Ad Removal là phương thức monetization phổ biến nhất, được thúc đẩy bởi thể loại casual. Casual game chiếm 90% số game sử dụng mô hình monetization này.

Gacha được sử dụng nhiều hơn ở các tựa game mid-core, 82% số game sử dụng cơ chế này.

Thị trường NFT / Crypto sơ khai hiện đang có nhiều thể loại game khác nhau từ mid-core đến casual sử dụng.

Casino chỉ chiếm 10% trong phân khúc Real Money, trong khi các casual game dựa trên kỹ năng như “Pool Payday”, sử dụng nền tảng bên thứ ba Skillz, chiếm 77%.

Tỷ trọng của các loại game trong từng phương thức monetization

Sự phức tạp của RPG tiếp sức cho sự đa dạng hoá monetization

Hypercasual là thể loại phổ biến nhất trong số các game đã triển khai Ad Removal, chiếm 40% trong số các tựa game này. Thể loại nhập vai (RPG) và game chiến lược (Strategy) chiếm tổng cộng 42% các tựa game đã triển khai Season Pass. Ban đầu, tính năng này được sử dụng nhiều trong thể loại game bắn súng (Shooting) và 7/10 tựa game Shooting có doanh thu hàng đầu trên toàn thế giới hiện đang sử dụng tính năng này.

Mặc dù trong hầu hết các mô hình thu phí, 2 dòng game phổ biến nhất (RPG và Puzzle) đều chiếm tỉ trọng lớn. Nhưng đối với Subscription, 2 dòng game này chỉ chiếm ít hơn 30% tổng số các tựa game áp dụng mô hình thu phí này.

Do tính phức tạp, dòng game nhập vai (RPG) sử dụng cơ chế monetization đa dạng nhất, có mặt trên 5 trong số 8 phương thức mà Sensor Tower phân loại, bao gồm cả Gacha, Season Pass và Live Ops.

Top game theo mô hình thu phí: Cách các game hàng đầu sử dụng các mô hình monetization

Casual game sử dụng mô hình Ad Removal làm đòn bẩy cho sự thành công

“Cash Tornado Slots” – một game Casino từ AppLovin – là tựa game non-casual duy nhất trong top 10 game có doanh thu cao sử dụng Ad Removal. 3 trong số những game kiếm được nhiều tiền nhất với tuỳ chọn Ad Removal là “Cash Tornado Slots”, “Wordscapes” và “Match 3D”, đều được xuất bản bởi AppLovin.

Điều này thể hiện năng lực chuyên môn của publisher trong không gian quảng cáo trên smartphone, nơi họ có thể vận hành ad network của riêng mình. Các app có thể tận dụng điều này, trong một số trường hợp có thể kết hợp với các phương pháp monetization khác.

Top 10 game với Ad Removal theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021

Konami tìm thấy sự kết hợp giữa game thể thao và Gacha

Gacha được sử dụng phổ biến nhất ở game mid-core, các tựa game thuộc loại này chiếm 9/10 mobile game có doanh thu cao nhất.

Trong top 10 game với Gacha theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021, chỉ có 3 game áp dụng Season Pass, cho thấy những thách thức trong việc kết hợp 2 mô hình kiếm tiền này.

Konami đã triển khai thành công cơ chế Gacha trong các game thể thao như “Professional Baseball Spirits A” và “eFootball PES 2021”. Trong khi 2 game này thành công hơn ở thị trường Nhật Bản, thì “Golf Clash” từ Playdemic lại thành công hơn ở các nước phương Tây.

Top 10 game với Gacha theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021

Một nửa trong top 10 game với Gacha ở Mỹ đều dựa trên IP

Trong khi Gacha tiếp tục phổ biến và sinh lợi cao ở thị trường Châu Á, mô hình monetization này cũng đang chứng tỏ sự thành công ở các thị trường phương Tây như Mỹ thông qua các game như “Genshin Impact” và “RAID: Shadow Legends”.

Một nửa trong số các game với Gacha tạo ra doanh thu hàng đầu ở Mỹ đều sử dụng IP sẵn có, chẳng hạn như “Star Trek Fleet Command”, “Marvel Strike Force” và “Star Wars: Galaxy of Heroes”.

Điều này cho thấy các IP nổi tiếng với danh sách các nhân vật đã được biết đến rộng rãi có thể cung cấp nền tảng vững chắc để thành công với mô hình thu phí từ Gacha.

Top 10 game với Gacha theo doanh thu trong năm 2021 tại Mỹ

Một nửa số game có tổng doanh thu hàng đầu thế giới sử dụng Season Pass

Một nửa trong số các tựa game có doanh thu cao nhất trên toàn thế giới trong năm 2021 sử dụng Season Pass trong các cơ chế monetization của họ.

Thể loại bắn súng chiếm 3/10 game sử dụng Season Pass kiếm được nhiều tiền nhất. Fortnite là một trong những publisher đầu tiên sử dụng mô hình này cho danh mục Shooting của họ. Sau đó, mô hình kiếm tiền này đã được sử dụng phổ biến hơn trong các game như “PUBG Mobile”, “Garena Free Fire” và “Call of Duty: Mobile”. Trong khi phần lớn các game hàng đầu đã triển khai Season Pass là các game mid-core, các game casual cũng bắt đầu bổ sung tính năng này, bao gồm “Candy Crush Saga” của King và “Homescapes” và “Gardenscapes” từ Playrix.

Top 10 game với Season Pass theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021

UGC tiếp sức cho sự thành công của Roblox Subscription

“Roblox” nổi bật là một trong những mobile game có doanh thu cao nhất chỉ áp dụng mô hình Subscription mà không cần Season Pass. Một trong những nền tảng chính để mô hình Subscription hoạt động là nội dung được cập nhật liên tục để tránh tình trạng user rời bỏ ứng dụng, thường hoạt động tốt với Live Ops. Trong trường hợp của Roblox, Supscription cung cấp một lượng đơn vị tiền tệ trong game cố định tên Robux, có thể được sử dụng cho nhiều loại content do người dùng sáng tạo.

Lưu ý: Mặc dù một số trải nghiệm trong Roblox có triển khai Season Pass nhưng bản thân Roblox không áp dụng hình thức này.

Top 10 game với Subscription theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021

Live Ops là tiêu chuẩn để monetize từ mobile game

Live Ops đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản cho thành công lâu dài trên thiết bị di động, top 10 mobile game tạo ra doanh thu hàng đầu thế giới năm 2021 đều sử dụng phương pháp này, hay còn được gọi là “game dưới dạng dịch vụ” (GaaS – Game as a Service).

Các thể loại mobile game đều có thể sử dụng Live Ops để thúc đẩy mức độ tương tác, giữ chân và thu phí lâu dài.

Theo định nghĩa về các mô hình thu phí của Sensor Tower, chỉ có 2/10 game Live Ops hàng đầu (“Coin Master” từ Moon Active và “Pokémon GO” từ Niantic) là dựa hoàn toàn vào mô hình này để thúc đẩy doanh thu. Các game khác thường kết hợp nhiều mô hình khác nhau bên cạnh Live Ops.

Top 10 games với Live Ops theo doanh thu trên toàn thế giới năm 2021

Real Money xuất hiện như một phương thức monetization mới

Real Money là một hình thức monetization cho phép người chơi gửi và rút tiền thật từ các hoạt động dựa trên kỹ năng in-app. Các publisher có thể tạo ra doanh thu bằng cách lấy phần trăm trên mỗi giao dịch.

App Teardown của Sensor Tower đã theo dõi Skillz SDK, một trong những hệ thống thanh toán nổi bật hiện nay cho các game dựa trên kỹ năng, xuất hiện trong 4/10 Real Money game hàng đầu toàn cầu tính theo lượt tải xuống.

Nhiều Real Money game làm nổi bật tiềm năng nhận tiền thực tế thông qua các thuật ngữ như “Win Cash” trong tên app.

Top 10 games với hình thức Real Money được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới năm 2021

Tải về báo cáo đầy đủ tại đây.

* Nguồn: AppROI Marketing