Thẻ Meta Là Gì? Khám Phá 10 Thẻ Meta Quan Trọng Trong SEO
Thẻ Meta là gì? Các SEOer chắc hẳn đã quen với những khái niệm như thẻ Meta, Meta Description, Title… Nhưng số lượng thẻ Meta trong HTML thì khá là nhiều. Vậy làm sao xác định được thẻ nào thực sự cần thiết, thẻ nào hữu ích trong SEO? Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để làm rõ hơn về chủ đề Meta Tag này nhé!
1. Thẻ Meta trong HTML là gì?
Hiện tại, có khá nhiều người mới làm về SEO thắc mắc thẻ Meta là gì? Thẻ Meta trong HTML được đặt trong phần (
) của trang và dùng để cung cấp các thông tin về trang web. Những thông tin đó thường gồm từ khoá, tiêu đề, nội dung chính, ngôn ngữ được sử dụng.
Ví dụ về thẻ meta trong HTML của 1 trang
Loại thẻ Meta này sẽ không xuất hiện trên website mà được hiển thị trong mã nguồn của trang. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các Meta tags của 1 trang, hãy click chuột phải vào bất kỳ trên trang đó và chọn “View page source”. Những website dùng thẻ Meta để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang, từ đó góp phần tăng thứ hạng SEO.
2. Các thuộc tính thẻ Meta
Thẻ Meta bao gồm có 4 thuộc tính cơ bản chính.
Bảng mô tả sơ lược về 4 thuộc tính của thẻ Meta:
2.1 Thuộc tính charset
Thuộc tính charset dùng để xác định kiểu mã hóa ký tự của trang web.
Ví dụ :<meta charset=”UTF-8″>
2.2 Thuộc tính name
Thuộc tính name dùng để xác định "tên của một loại thông tin" mà bạn muốn cung cấp thêm cho trang web
Một số giá trị thường được dùng bởi thuộc tính name :
- Giá trị: author
- Ý nghĩa: Xác định tên tác giả (chủ sở hữu) của trang web.
- Thẻ trên cung cấp cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm biết tác giả (chủ sở hữu) của trang web chính là "Web cơ bản"
- Khi tìm kiếm trên google, tên tác giả sẽ hiển thị kế bên kết quả tìm kiếm.
2.3 Thuộc tính http-equiv
Thuộc tính http-equiv dùng để:
- Xác định kiểu nội dung và kiểu mã hóa ký tự.
- Xác định các vấn đề trong việc tải lại trang.
2.4 Thuộc tính content
Thuộc tính content dùng để xác định nội dung của loại thông tin mà bạn muốn cung cấp cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm.
3. Top 10 thẻ Meta quan trọng trong SEO
Sau khi hiểu được thẻ Meta là gì, chắc hẳn mọi người đã thấy được vai trò quan trọng của loại thẻ này đối với SEO. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thẻ Meta với mục đích và công dụng khác nhau, sẽ khá mất thời gian để tìm hiểu chi tiết. Vậy nên, SEODO sẽ cung cấp cho bạn những thẻ Meta quan trọng và có hiệu quả cho SEO.
3.1. Thẻ Meta Title
Meta Title là thẻ tiêu đề của một trang, cho biết chủ đề chính của trang là gì và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Thẻ này sẽ giúp tiêu đề của website hiển thị trên các trình duyệt hoặc mạng xã hội. Thông thường, loại thẻ Meta này khi hiển thị trên Google chỉ từ 60 – 70 ký tự nên bạn phải đặt tiêu đề cho trang ngắn gọn, chính xác và chứa từ khoá.
Thẻ meta title
3.2. Thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description dùng để mô tả ngắn gọn nội dung của website, hiển thị khoảng 160 kí tự và nằm dưới tiêu đề và URL trang. Nếu thẻ này vượt quá số ký tự cho phép thì tiêu đề của bạn sẽ bị Google cắt bớt và thay bằng dấu 3 chấm (…).Thẻ Meta Description ảnh hưởng đến lượng click chuột, có thể cải thiện CTR và giảm tỷ lệ thoát nếu nội dung của trang tốt.
Meta description hiển thị trên công cụ tìm kiếm
3.3. Thẻ Meta Robots
Meta Robots là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm nhìn nhận về 1 website, bạn có thể cho phép hoặc không cho phép Google index trang, theo dõi các liên kết,... Đây là một thẻ khá hữu ích với những trang web chưa hoàn thiện hay có chứa thông tin bảo mật. Loại thẻ Meta này có nhiều giá trị nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến 3 yếu tố sau:
Noodp: Ngăn cản các công cụ tìm kiếm tạo description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ
Index: Đánh chỉ số trang.
Follow: Bọ tìm kiếm sẽ đọc các liên kết văn bản trong trang , sau đó sẽ xử lý và truy vấn
Cấu trúc của thẻ Meta Robots
3.4. Thẻ Meta Keywords
Thẻ Meta Keywords mô tả từ khoá của 1 website, giúp Google hiểu được chủ đề chính của bài viết. Hiện nay, loại thẻ Meta này không còn là một phần quan trọng của thuật toán xếp hạng mà Google sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng Meta Keywords để truyền tải thông điệp và thu hút người dùng tìm kiếm website của bạn.
Cấu trúc của thẻ Meta Keywords
3.5. Thẻ Meta Content Language
Nếu bạn muốn tìm hiểu meta tags là gì thì tuyệt đối đừng bỏ qua thẻ Meta Content Language. Đây là loại thẻ Meta khai báo ngôn ngữ của website, rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm hiểu được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.Thẻ Meta Content Language sẽ rất hữu ích nếu trang web của bạn sử dụng nhiều ngôn ngữ.
Thẻ Meta Content Language
3.6. Thẻ Meta Content Type
Thẻ Meta Content Type là thẻ khai báo mã hiển thị ngôn ngữ của website. Đây là thẻ Meta cần thiết vì được sử dụng để khai báo bộ ký tự của trang, giúp cho các trình duyệt biết được nội dung trang web của bạn mã hóa như thế nào. Nếu không có thẻ Meta này, cách trang web của bạn hiển thị trong trình duyệt có thể bị hạn chế.
Ví dụ về thẻ meta tags là gì
3.7. Thẻ Meta Revisit After
Để hiểu được thẻ Meta là gì bạn cũng nên nắm một ít kiến thức về Thẻ Meta Revisit After. Đây thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm thời gian quay trở lại website của bạn. Tuy nhiên, thẻ Meta này ít được sử dụng vì thời gian revisit đã được khai báo trong sitemap bằng Frequency.
Cấu trúc của thẻ Meta Revisit After
3.8 Thẻ Meta Property
Tiếp theo là một loại thẻ Meta không quá phổ biến với những người chưa biết thẻ Meta là gì. Thẻ Meta Property là thẻ khai báo cấu trúc website nhằm khai báo cấu trúc trang web với title, URL, type, local,... Bạn nên bổ sung thêm thẻ Meta này để tăng tính hiệu quả trong quá trình làm SEO.
Cấu trúc thẻ meta property
3.9 Thẻ Meta Viewport
Thẻ Meta Viewport thông báo cho trình duyệt biết cách hiển thị một website trên thiết bị di động. Mặc dù thẻ Meta này không ảnh hưởng gì đến thứ hạng website nhưng lại ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Bạn có thể dùng Thẻ Meta Viewport khi muốn Google biết rằng website của bạn thân thiện với thiết bị di động.
Thẻ meta viewpoint
3.10 Thẻ Meta Sitelink Search Box
Thẻ Meta Sitelink Search Box còn gọi là hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web. Đây là một cách để người dùng nhanh chóng tìm kiếm thông tin có trong trang web thông qua trang kết quả tìm kiếm. Loại thẻ Meta này sẽ gợi ý các nội dung tìm kiếm theo thời gian thực, đồng thời còn cung cấp các tính năng khác có ích cho SEO.
Thẻ Meta Sitelink Search Box
4. Làm sao để kiểm tra thẻ Meta trên trang web
Để kiểm tra các thẻ Meta có trên trang của bạn thì bạn chỉ cần nhấn chuột phải, chọn " View page source" để xem mã nguồn trang. Ngoài ra, để kiểm tra thẻ Meta đồng loạt cho tất cả các trang trên cùng 1 website, bạn có thể sử dụng các phần mềm như SEMRush, DeepCrawl,...
Bấm view page source để kiểm tra thẻ meta
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được thẻ Meta là gì. SEODO hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm các kiến thức nhằm xây dựng website của bạn hoàn thiện và phát triển tốt nhất. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay cho https://seodo.vn/ nhé!
Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/the-meta-la-gi.html