Marketer OnMarketer by NOVAON
OnMarketer by NOVAON

Nền tảng Omni-Channel Marketing Automation, onmarketer.net

5 chức năng "xương sống" của một giải pháp Omni-channel Marketing Automation hiệu quả

Omni-channel Marketing Automation là một thuật ngữ quen thuộc trong Marketing 4.0. Đây được xem là hình thức marketing không thể thiếu trong thời đại chuyển đổi số doanh nghiệp.

  • Tuy nhiên, có đến 85% các nhà tiếp thị B2B cảm thấy rằng họ không thể khai thác hết tiềm năng của các tính năng trong nền tảng marketing automation mà họ đang sử dụng.

  • Hơn một nửa các nhà làm marketing nghĩ rằng quá trình thực hiện Omni-channel Marketing Automation là khó khăn.

  • Các số liệu thống kê về ngành Marketing Automation cũng chỉ ra rằng: Một thách thức khác mà công ty thường gặp phải là tìm ra công cụ hoặc phần mềm phù hợp. Trên thực tế, 20% đại lý tiếp thị cho rằng đây là rào cản lớn nhất của họ để thành công.

Một trong những lý do chính dẫn đến sự thất bại trong tự động hóa tiếp thị đa kênh của các doanh nghiệp chính là chưa tận dụng được đầy đủ 5 chức năng “xương sống” của một phần mềm Omni-channel Marketing Automation: Tính đa kênh, thống nhất thông điệp trên toàn bộ các kênh, cá nhân hóa thông điệp đến từng nhóm khách hàng khác nhau, trigger hiển thị theo hành vi người dùng và cuối cùng là Product Recommendation - tự động đưa ra gợi ý dựa trên nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng.

5 yếu tố căn bản của một phần mềm Omni-channel Marketing Automation

Kết hợp sử dụng đa kênh trong một giải pháp Omni-channel Marketing Automation mới chỉ là bước đầu trong hành trình chuyển đổi và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Còn việc sử dụng hiệu quả và tối ưu công cụ này lại là một bài toán hoàn toàn mới, đòi hỏi một nền tảng hội tụ được đầy đủ cả 5 yếu tố sau.

1. Tính đa kênh

Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của tất cả các nền tảng Omni-channel Marketing Automation phải có chính là tính năng tiếp thị đa kênh. Để đi tới quyết định mua, người mua cần được kích thích và tương tác tại nhiều điểm chạm khác nhau trên hành trình khách hàng. Điều đó đòi hỏi người làm marketing liên tục nhắc nhở và theo sát khách hàng trên các kênh như Email, SMS, Zalo và các thông báo đẩy, popup banner và livechat khi khách hàng ghé thăm website bán hàng.

Khách hàng tiềm năng ở khắp mọi nơi, và việc của một người làm marketing chính là tiếp cận đến và theo sát họ trên các kênh để kích thích chuyển đổi. Chính vì vậy, tính năng đầu tiên và quan trọng nhất của bất cứ một nền tảng Omni-channel Marketing Automation nào cũng cần phải có chính là đa kênh tiếp thị.

2. Thống nhất thông điệp trên toàn bộ các kênh

Để tối ưu hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cần phải lấy khách hàng làm trung tâm của các hoạt động marketing, từ đó triển khai những thông điệp marketing thống nhất và xuyên suốt qua các kênh tiếp thị, xoay quanh đối tượng chính là khách hàng.

Để thống nhất thông điệp trên toàn bộ các kênh, mỗi một tin nhắn gửi đến khách hàng phải luôn hướng đến mục tiêu chuyển đổi chung, đồng thời định dạng phù hợp với từng kênh mà khách hàng sử dụng. Nếu bạn vẫn đang tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh, nhưng các kênh không kết nối với nhau thì có lẽ bạn đang chưa áp dụng đúng cách hoạt động của một giải pháp Omni-Channel Marketing Automation.

3. Cá nhân hóa thông điệp đến từng nhóm khách hàng khác nhau

Theo sát từng bước chân trong bản đồ khách hàng và thấu hiểu nhu cầu tiềm ẩn là tiền đề quan trọng cho một chu trình tự động hóa và cá nhân hóa. Điều này đòi hỏi marketer phải hiểu rõ chân dung khách hàng của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn data dồi dào, dựa vào hành vi và thông tin của từng nhóm khách hàng qua các kênh để từ đó đưa các thông điệp phù hợp đến đúng từng nhóm khách hàng khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn ghé thăm website lần thứ 2 và hệ thống bán hàng nhớ được nhu cầu cũng như sở thích của bạn trong lần mua trước đó.

Theo 44% những người có ảnh hưởng đến Marketing, cung cấp nội dung cá nhân hóa là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty phải đối mặt.

Với giải pháp Omni-channel Marketing Automation, hệ thống sẽ nhanh chóng phân tích data người dùng và chạy luồng kịch bản cá nhân hóa phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hơn nữa, cá nhân hóa thông điệp cũng góp phần quan trọng trong việc giữ vững hình ảnh thương hiệu thân thiện và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Gửi những tin nhắn phù hợp với đúng nhu cầu và thị hiếu của người xem sẽ khiến khách hàng không cảm thấy gò bó và khó chịu với những thông tin quảng cáo nhắm mục tiêu của bạn.

4. Trigger hiển thị theo hành vi người dùng

Một trong những đặc điểm quan trọng mà bất cứ nền tảng Omni-channel Marketing Automation nào cũng cần phải có, đó là yếu tố trigger hiển thị. Thiết lập hiển thị thông điệp đúng thời điểm, đúng ngữ cảnh, không dồn dập mà có thời gian ngắt quãng và phối hợp hiển thị giữa các kênh là một cách marketing thông minh cho website bán hàng của bạn.

Trigger hiển thị Banner sau 10 giây khách hàng truy cập vào website
bằng cách sử dụng nền tảng OnMarketer

Hãy đặt vị trí của mình vào khách hàng, khi ghé thăm một website với quá nhiều thông báo quảng cáo, hiển thị liên tiếp các banner sản phẩm và chào hàng, liệu khách hàng có cảm thấy phiền và khó chịu hay không? Chính vì vậy, việc sắp xếp một cách hợp lý các thông báo mà bạn muốn khách hàng chú ý tới trên các kênh khác nhau, giãn cách giữa các lần hiển thị là một trong những ưu tiên hàng đầu khi setup một chiến dịch trigger theo hành vi khách hàng.

Bạn có thể ngay lập tức giới thiệu những sản phẩm mới nhất khi khách hàng có nhu cầu, hoặc níu chân khách hàng sắp thoát trang bằng những ưu đãi và voucher quà tặng.

5. Đưa ra gợi ý dựa trên nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng

Cuối cùng nhưng cũng không thể thiếu đó là tính năng gợi ý sản phẩm dựa trên nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Đây là tính năng mà những nền tảng bán hàng online lớn như Shopee, Lazada, Tiki đã và đang sử dụng rất tốt trong chiến dịch marketing của mình. Có thể chúng ta đã quen thuộc với mục ‘Có thể bạn sẽ thích’ trên những trang bán hàng trực tuyến, đó chính là chức năng Product Recommendation của nền tảng Omni-channel Marketing Automation.

Tính năng gợi ý sản phẩm sử dụng nền tảng OnMarketer

Bằng việc hiển thị những sản phẩm gợi ý cho khách hàng dựa trên hành vi của họ trên website (cho sản phẩm vào giỏ hàng, tìm kiếm các sản phẩm liên quan,...), bạn có thể tăng đáng kể tỷ lệ chốt đơn của khách hàng. Để đưa đúng sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng đòi hỏi một lượng data dồi dào, tracking liên tục hành vi của khách hàng trên trang web và một giải pháp Omni-channel Marketing Automation phù hợp để tận dụng tối ưu được những giá trị đó. Hãy tưởng tượng bạn là một vị khách đang tìm hiểu về sản phẩm nhẫn kim cương. Ngay khi nhấn vào một sản phẩm nhẫn, hệ thống Omni-channel Marketing Automation sẽ tự động hiểu và gợi ý những sản phẩm nhẫn tương tự, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với bản thân. Đó chính là Product Recommendation.

Vậy liệu doanh nghiệp của bạn đã tối ưu được các tính năng của một nền tảng Omni-channel Marketing Automation? Liệu giải pháp Omni-channel Marketing Automation mà bạn đang triển khai đã có đủ 5 yếu tố “xương sống” hay chưa? Hy vọng OnMarketer đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bước đầu thành công trong hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình.

Nguồn: OnMarketer - Nền tảng Omni-channel Marketing Automation