TenMax: Chỉ 12% người dùng iOS 14.5 cho phép theo dõi; TikTok muốn mở rộng sang lĩnh vực HR?

Những tiêu điểm nổi bật gồm: Chỉ 12% người dùng iOS 14.5 cho phép theo dõi; TikTok mở rộng sang lĩnh vực HR? YouTube Shorts chi mạnh 100 triệu đô thu hút creators; Google nâng cấp chính sách bảo mật – triển khai 2SV, Safety Section; Clubhouse ra mắt người dùng Android trên toàn thế giới.

Chỉ 12% người dùng iOS 14.5 cho phép theo dõi

ATT Framework đã chính thức có hiệu lực trên iOS 14.5 từ ngày 26/4, các ứng dụng phải chủ động xin phép người dùng liệu họ có đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân và hành vi trực tuyến hay không.

Theo một cuộc khảo sát thực hiện bởi Flurry, công ty phân tích trực thuộc Verizon Media, kể từ khi ATT được tung ra trong nửa tháng, thì mỗi ngày trung bình chỉ 12% người dùng iOS trên thế giới đồng ý cho phép ứng dụng theo dõi; tại thị trường Mỹ thì tỷ lệ đó thậm chí còn thấp hơn với con số là 4,5%. Điều này không chỉ làm giảm khả năng thu thập thông tin người dùng, mà còn giảm hiệu quả theo dõi quảng cáo và doanh thu của các phương tiện truyền thông.

Nguồn: Flurry

Chính vì vậy, những “gã khổng lồ” như Twitter, Facebook đã tung ra các mô hình kinh doanh khác nhằm đảm bảo nguồn thu trước sự “tấn công” của ATT iOS 14.5. Chẳng hạn:

  • Twitter tung ra tính năng trả phí Super Follows, cho phép người dùng tính phí người theo dõi tài khoản của mình, cung cấp cho những đối tượng đó các nội dung đặc biệt mà người theo dõi bình thường sẽ không thấy được.
  • Facebook ngoài việc cố gắng tăng cường lợi nhuận từ kênh quảng cáo, còn tập trung phát triển ở kênh thương mại điện tử như Facebook/ Instagram Shop và kênh phát triển nội dung âm thanh Live Audio Room.

Facebook cũng là hãng đầu tiên chủ động giải thích cho người dùng những lợi ích khi họ cho phép Facebook theo dõi dữ liệu bao gồm: quảng cáo cá nhân hoá; hỗ trợ các doanh nghiệp mà dựa vào quảng cáo để tiếp cận khách hàng của họ; quan trọng hơn hết là giúp Facebook/ Instagram tiếp tục cung cấp dịch vụ miễn phí, đây dường như là lời đề nghị hấp dẫn nhất mà Facebook muốn hướng tới người dùng.

Nguồn: Facebook

TikTok mở rộng sang lĩnh vực HR? YouTube Shorts chi mạnh 100 triệu đô thu hút creators

TikTok gần đây đang thử nghiệm công cụ tuyển dụng việc làm, cho phép người dùng thế hệ Z luôn theo đuổi sự sáng tạo, cá nhân hoá có thể tạo sơ yếu lý lịch bằng video ngắn. Những resume video sẽ được xuất hiện trên một trang web riêng biệt, có thể truy cập thông qua ứng dụng TikTok.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường video ngắn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo dự đoán của eMarketer, số lượng người Mỹ thuộc Gen Z (sinh sau năm 1995) của TikTok sẽ vượt qua Instagram vào cuối năm 2021, Snapchat vào cuối năm 2023.

Đối thủ của TikTok: Instagram Reels, YouTube Shorts

Vào thời điểm năm 2020, khi TikTok liên tiếp vấp phải sự phản đối tại Mỹ và Ấn Độ thì Instagram Reels và YouTube Shorts đã được tung ra nhằm chớp lấy thời cơ xâm nhập vào thị trường video ngắn.

Vào ngày 11/5, YouTube đã thông báo rằng sẽ đầu tư 100 triệu USD vào YouTube Shorts Fund. Mỗi tháng, quỹ này sẽ tiếp cận với hàng nghìn người sáng tạo nội dung – có nhiều lượt tương tác và lượt xem nhất trên Shorts – như một phần thưởng cho những đóng góp của họ. Với phương thức này, YouTube có thể thu hút ngày càng nhiều creator tham gia vào Shorts, phong phú hoá nội dung trên nền tảng này.

Nguồn: Entertales

Google nâng cấp chính sách bảo mật – triển khai 2SV, Safety Section

Trong bài đăng của Google vào ngày 6/5 đã tuyên bố, trong tương lai sẽ sớm tự động triển khai yếu tố xác minh 2 bước hay xác thực 2 yếu tố (Two-step Verification, 2SV) vào tài khoản của người dùng, nghĩa là ngoài việc điền tài khoản và mật khẩu, người dùng phải nhấp vào xác thực khi đăng nhập trên một thiết bị nào đó để hoàn thành đăng nhập.

Theo thống kê của Google, có đến 66% người dùng Mỹ sử dụng cùng một mật khẩu trên nhiều trang web. Một khi mật khẩu bị bẻ khoá thì xác suất các tài khoản khác bị xâm nhập sẽ rất cao. Chính vì vậy, Google lần này đã quyết định sẽ đẩy mạnh thực thi 2SV nhằm gia tăng cơ chế bảo mật. Google cũng khuyến cáo người dùng khi đặt mật khẩu nên sử dụng các chuỗi phức tạp do hệ thống gợi ý, lưu trữ chúng trong trình quản lý mật khẩu của Google Chrome.

Timeline thực thi chính sách sách mới về bảo vệ quyền riêng tư người dùng trên Google Play
Nguồn: Google

Ngoài ra, Google cũng học hỏi Apple khi lên kế hoạch nâng cấp chính sách bảo vệ quyền riêng tư trên Google Play, bằng việc yêu cầu các ứng dụng trên cửa hàng này sẽ phải trình bày chi tiết những dữ liệu nào của người dùng sẽ được thu thập và sử dụng, chia sẻ cho mục đích gì ở phần “Safety Section”.

  • Chính sách mới này dự kiến sẽ được chính thức công bố vào quý 3 năm nay.
  • Các app developer sẽ cung cấp thông tin liên quan về quyền riêng tư, cách thức sử dụng dữ liệu trước quý 4 năm nay.
  • Người dùng sẽ thấy được ứng dụng hiển thị nội dung “Safety Section” sớm nhất vào quý 1 năm sau.

Clubhouse ra mắt với người dùng Android trên toàn thế giới

Trào lưu Clubhouse bắt đầu nổi lên vào khoảng tháng 2 năm nay, đã cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường cộng đồng âm thanh. Tuy nhiên, lượng người dùng và lượt tải xuống đã có dấu hiệu liên tục sụt giảm: từ 9,6 triệu lượt tải vào tháng 2, giảm còn 2,7 triệu lượt vào tháng 3 và chỉ còn 900.000 lượt tải trong tháng 4. Cũng chính vì vậy, Clubhouse đã ra mắt phiên bản Android nhằm cứu vãn tình trạng và duy trì tốc độ tăng trưởng.

Clubhouse chính thức đến với người dùng Android trên toàn cầu
Nguồn: gsmarena

Tuy Facebook không phải là kẻ tiên phong trong nền tảng cộng đồng âm thanh, nhưng có thể thấy Facebook luôn nỗ lực phát triển các dịch vụ xoay quanh nền tảng và đa dạng hoá nguồn thu cho creator mà Clubhouse trước mắt chưa triển khai được, như creators có thể lưu lại nội dung âm thanh và tải lên các nền tảng khác; tặng Sao, hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến có trả phí.

* Nguồn: TenMax (Tổng hợp)