Covid-19 trở lại, chiến lược Marketing nào sẽ giúp ngành FMCG bứt phá

Năm tháng đầu năm 2021, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp cả ở trong nước và quốc tế. Đây tiếp tục là một “cú hích” lớn cho ngành FMCG với những con số tăng trưởng chung khá tích cực, FMCG vẫn là ngành có chỉ số tăng trưởng khả quan và đang làm chủ được cuộc chiến này.

Nhận thức rõ lợi thế của mình, doanh nghiệp cần phải tận dụng thời gian tối đa, tích cực triển khai các hoạt động marketing phù hợp để giữ được sức nóng thương hiệu và giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội và xoay chuyển kịp thời sẽ bứt tốc nhanh chóng. Vậy đâu là xu hướng phát triển ngành FMCG mùa dịch trở lại?

4 xu hướng phát triển ngành FMCG

Nở rộ hình thức mua sắm trên kênh trực tuyến

COVID-19 thúc đẩy người dân Việt Nam mua sắm trên các kênh trực tuyến. Trong một cuộc khảo sát của Q&Me, có đến 24% người tiêu dùng mới sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến. GrabFood đã đạt được hơn 300.000 đơn/năm, đạt được mức tăng trưởng 1800% so với năm ngoái. Kết thúc năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỉ USD, thấp hơn con số 14-15 tỉ USD so với dự báo trước đó. Tuy vậy, đây vẫn là mức tăng cao so với các ngành khác trong cùng bối cảnh. Hiểu được điều này và nỗ lực loại bỏ các rào cản hiện có sẽ là chìa khoá cho sự phát triển liên tục của các kênh mới nổi sau cuộc khủng hoảng.

Thanh toán kỹ thuật số

Khi các giao dịch không tiếp xúc được khuyến khích, mọi người chọn các phương thức thanh toán kỹ thuật số an toàn và dễ dàng, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển sau COVID-19. Người dùng đang cố gắng đưa thanh toán trực tuyến như Viettel Pay, Momo, VNPAY... vào cuộc sống hàng ngày của họ. Các nghiên cứu cho thấy thanh toán không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số đã tăng gấp nhiều lần trong vòng 18- 20 tháng qua và COVID-19 chỉ đẩy nhanh xu hướng đó. Đại dịch này đã biến thanh toán kỹ thuật số trở thành điều cần thiết trong cuộc sống.

Xu hướng thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển sau COVID-19
Nguồn:
Hires

Nguy cơ đóng cửa dài hạn những cửa hàng bán lẻ vật lý

Nhiều doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng bán lẻ SME bị ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 nên các doanh nghiệp lớn sẽ mở rộng được thị phần, M&A với các doanh nghiệp nhỏ khác với giá hợp lý. Trong 5-10 năm nữa, tầng lớp trung và thượng lưu sẽ gia tăng đáng kể, từ đó các doanh nghiệp cần cao cấp các dòng sản phẩm để đáp ứng tập khách hàng mục tiêu này. Kênh truyền thống và hiện đại chưa hồi phục về mức trước dịch trong năm 2021, do tâm lý người dân vẫn e sợ việc tiêu dùng bên ngoài, từ đó ảnh hưởng đến tiêu dùng FMCG và cửa hàng bán lẻ vật lý.

Cắt giảm lượng tiêu dùng hàng hoá xa xỉ

Thu nhập người dân đang dần phục hồi, tuy nhiên sẽ thận trọng trong chi tiêu hơn trước, tập trung vào những sản phẩm thiết yếu hơn là sản phẩm xa xỉ, với 4 loại chính như nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, các sản phẩm tăng cường sức khoẻ và vệ sinh. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các thiết bị hỗ trợ nấu ăn, đồ ăn nhẹ và việc đặt đồ ăn qua mạng đang thể hiện những thói quen mới của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn và ăn nhiều bữa hơn trong thời gian phong toả, điều này có thể sẽ tạo ra các thói quen và lựa chọn mới, ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai.

Đâu là chiến lược marketing khôn ngoan?

Xây dựng trang thương mại trực tuyến

Các thương hiệu đang xây dựng trang thương mại trực tuyến và cộng đồng để tiếp tục tương tác với người tiêu dùng trong thời gian bùng phát dịch bệnh. Sau mùa đại dịch, dự kiến thị phần của các trang thương mại điện tử sẽ tăng trưởng vượt bậc và trở thành một trong các kênh phân phối hàng hoá chủ chốt đối với các doanh nghiệp FMCG.

O2O sở hữu tiềm năng khổng lồ để mở rộng phạm vi khách hàng

Với sự tiện dụng, dễ dàng mua sắm, hạn chế tương tác trực tiếp, kênh O2O (Online to Offline) và hệ thống giao nhận hàng hoá đã thực sự thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình hiện tại.

Theo thống kê về hành vi tiêu dùng năm 2019 của Kantar, 3/4 người Việt Nam tại 4 thành phố lớn chưa bao giờ mua hàng FMCG qua các trang điện tử, cộng với mức chi tiêu mua sắm online có xu hướng ngày càng tăng của đối tượng khách hàng hiện tại, có thể khẳng định rằng O2O sở hữu tiềm năng khổng lồ để mở rộng phạm vi khách hàng. Để bước chân vào mảnh đất màu mỡ này, doanh nghiệp có thể tiến hành hợp tác với các trang hoặc ứng dụng thương mại phổ biến hiện nay như Tiki, Lazada, Shopee… hay tự phát triển một phần mềm để quản lý và chăm sóc khách hàng nếu như có tiềm lực kỹ thuật.

Đẩy mạnh Digital Marketing

Đẩy mạnh phát triển Digital Marketing

Tập trung mạnh mẽ vào kiểm soát chi phí đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng. Thực hiện các công cụ quảng cáo và sử dụng hiệu quả tiếp thị kỹ thuật số đang đóng một vai trò to lớn trong việc tiết kiệm chi phí cũng như cải thiện kết quả. Theo khảo sát của Vietnam Digital Trends 2021 được tổng hợp bởi Novaon, với 17% doanh thu của doanh nghiệp được đầu tư vào Digital Marketing, tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp đạt tới 34%, chứng tỏ hiệu quả rõ rệt khiến các doanh nghiệp càng tự tin khi đầu tư. Cụ thể, có tới 12% doanh nghiệp xác nhận là Digital Marketing đóng góp vào hơn 80% doanh thu của họ trong năm vừa qua. Ở mức độ khiêm tốn hơn, cũng có gần 20% xác nhận là Digital Marketing đem lại hơn 50% doanh số. Một số kênh Digital Marketing đáng để đầu từ thời điểm này được kể đến như:

  • Social Media: Mạng xã hội giờ đây không chỉ là một nơi để giải trí mà còn là nguồn cập nhật tin tức quan trọng. Với thời lượng dành cho mạng xã hội tăng đáng kể trong mùa dịch, thương hiệu nên chú trọng đầu tư nhiều thể loại nội dung đa dạng, với các hình thức mới, hoặc khám phá thêm những kênh tiềm năng như TikTok. Đừng quên tận dụng các trend như điệu nhảy Ghen Cô Vy, hashtag #StayHome… sáng tạo nội dung của riêng mình; hoặc khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu nhiều hơn qua các thử thách mới.
  • Online Banner: Thời gian giải trí của mọi người đang tăng lên đáng kể nên đây là cơ hội không thể bỏ qua của quảng cáo hiển thị, đặc biệt nếu doanh nghiệp đang chạy một chiến dịch quảng bá hình ảnh thương hiệu. Một điểm cần lưu ý là nên đầu tư vào nội dung và hình ảnh để mang đến thông điệp liên quan nhất với tình hình và nhu cầu mới của khách hàng; cũng như kết hợp với chương trình ưu đãi (hoặc thông điệp CSR) để tăng động lực mua.

17% doanh thu của doanh nghiệp được đầu tư vào Digital Marketing, tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp đạt tới 34%.

  • SEO và Content Marketing: Thời gian dịch bệnh kéo dài có thể được xem như một khoản nghỉ để doanh nghiệp tái định hình lại chiến lược nội dung và SEO của sản phẩm, vì đây là những hoạt động marketing dài hơi. Với nỗ lực tối ưu SEO và làm mới nội dung ngay lúc này, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng cho những cơ hội mới ngay sau khi mùa dịch kết thúc.

Quảng bá hình ảnh thương hiệu gắn với sứ mệnh xã hội

Bản thân FMCG đã là một ngành “phản ứng nhanh” nên trong cơn sóng COVID-19 này, chắc chắn đây sẽ là những người đi tiên phong. Với những nhóm sản phẩm đang có cơ hội tăng trưởng mạnh thì đây không chỉ là cơ hội để bán hàng mà còn là thời điểm vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Gắn kết sản phẩm với các thông điệp truyền thông mùa dịch, khẳng định lại tuyên ngôn và sứ mệnh của thương hiệu là những điều các marketer nên lên kế hoạch đầu tiên.

CSR để chia sẻ trách nhiệm xã hội, với phong trào cùng cả nước chung tay quyết chiến đại dịch

Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành các chương trình CSR để chia sẻ trách nhiệm xã hội, với phong trào cùng cả nước chung tay quyết chiến đại dịch. Tuỳ vào tính chất sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể sử dụng ý tưởng mới và cũng đừng quên tận dụng các xu hướng và trào lưu mới để tăng cường mức độ lan toả.

Một số chiến dịch nổi bật gần đây có thể kể đến như quầy rửa tay công cộng của LifeBuoy, dự án sáng tạo “Vẽ Lên Niềm Tự Hào Việt Nam” của Biti’s và các thương hiệu Việt.

Trạm rửa tay dã chiến phòng bệnh truyền nhiễm và chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19

Chiến dịch “Vẽ Lên Niềm Tự Hào Việt Nam” do Biti’s Hunter khởi xướng lan toả tinh thần “Việt Nam quyết chiến đại dịch”

Kết hợp thúc đẩy doanh số và đóng góp cho cộng đồng: Những chương trình ủng hộ tuyến đầu chống dịch cũng là một cách tốt để các doanh nghiệp khuyến khích khách hàng chi tiêu. Điển hình nhất là loại hình trích một doanh thu để đóng góp vào quỹ hỗ trợ chống dịch của chính phủ.

Mặc dù một số thay đổi về hành vi của người tiêu dùng có thể là ngắn hạn, nhưng sẽ có nhiều người hy vọng mở rộng cơ hội này trong dài hạn. Các thương hiệu FMCG cần thay đổi và phát triển các chiến lược tăng trưởng cùng với quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ chủ chốt để giành chiến thắng trong thời kì tái bùng phát dịch.

Trên đây là những chia sẻ, nhận định, đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đến doanh nghiệp Việt Nam. Vậy nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn để đưa doanh nghiệp, công việc kinh doanh của mình “Bứt phá trong mùa dịch COVID-19” an toàn. Bạn có thể liên hệ Novaon Communication ngay hôm nay. Novaon Communication – đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19.