Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Q&Me: Sự thay đổi của những cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam sau khi áp dụng công nghệ

Có thể nói, một trong một trong những đặc trưng của thị trường Việt Nam là sự tồn tại của nhiều cửa hàng bán lẻ. Tuy kênh siêu thị và cửa hàng tiện lợi đang tăng trưởng tốt ở các thành phố lớn, nhưng hiện nay hơn một nửa doanh số bán lẻ thuộc về những cửa hàng truyền thống. Chủ các cửa hàng này đặt hàng thông qua gọi điện hoặc nhắn tin và nhân viên đại diện của các nhãn hãng thường xuyên đến thăm cửa hàng để trao đổi về hàng hoá.

Thay đổi hoạt động phân phối hàng hoá bằng việc áp dụng công nghệ

Tuy cách thức đặt hàng trên đã quen thuộc với các cửa hàng bán lẻ truyền thống, những có một sự thay đổi lớn đang diễn ra. Thời gian gần đây, việc số hoá hoạt động đặt hàng đang trở nên phổ biến. Đã có một vài dịch vụ được biết đến trên thị trường, nhưng VinShop của Tập đoàn VinGroup đang thu hút nhiều sự chú ý nhất.

VinShop là một ứng dụng để người chủ cửa hàng có thể đặt hàng và thanh toán. Một vài ưu điểm của cách thức đặt hàng này là giá cả sản phẩm thấp hơn, có thể đặt nhiều mặt hàng trong một lần, giao hàng ngay vào một ngày hoặc ngay sau ngày đặt và hỗ trợ cho vay không lãi suất. 7 tháng sau khi ra đời, VinShop đã được 55.000 cửa hàng tin tưởng sử dụng.

Những chủ cửa hàng sử dụng VinShop cho biết “giá cả” là yếu tố khiến họ hài lòng nhất. Họ có thể tăng lợi nhuận vì mua được nhiều hàng giá rẻ sau khi áp dụng những loại ưu đãi khác nhau. “Tôi chọn dịch vụ này vì nó rất rẻ”, đó chính là lý do lớn nhất của khách khi chọn sử dụng dịch vụ này. Mặt khác, yếu tố “giao hàng sau một ngày đặt hàng” không được các chủ cửa hàng quan tâm nhiều, vì có nhiều nhãn hàng hay đại lý sẽ giao hàng trong vài tiếng. Cuối cùng, cách sử dụng ứng dụng không quá khó, nhưng chủ cửa hàng vẫn thích được tương tác trực tiếp với nhân viên đại diện của các hãng.

VinShop sẽ gửi thông báo về ưu đãi và những sản phẩm mới bằng cách hiển thị thông tin trên ứng dụng, mặc dù điều này tiện lợi nhưng có vẻ người dùng chưa quen với cách thức này và muốn được giới thiệu trực tiếp. Điều này lại trở thành một trong những điểm bất lợi khi sử dụng VinShop.

Số lượng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính của VinShop hiện tại hầu như rất ít, nên đây có thể là cơ hội để phát triển dịch vụ này.

Mặt khác, các nhãn hãng chia sẻ rằng họ đã tổ chức quản lý hoạt động mua bán ở những thành phố lớn như là TP.HCM hoặc Hà Nội, nhưng vẫn muốn sử dụng dịch vụ VinShop ở các tỉnh. Tuy nhiên, dịch vụ VinShop lại đang tập trung vào những thành phố lớn, nên giữa cung và cầu đang có sự chênh lệch.

Triển vọng trong tương lai của VinGroup

Hiện tại, tuy VinShop còn rất nhiều chướng ngại phải đối mặt, nhưng VinGroup đã đưa ra một mục tiêu lớn – đưa dịch vụ VinShop vào 350.000 cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam từ đây đến năm 2025. Có thể lý do công ty đưa ra mục tiêu lớn như vậy là vì họ thấy được giá trị của dữ liệu trong dịch vụ bán lẻ.

Hiện tại, VinGroup đang đầu tư rất nhiều về “Data – AI” và những dữ liệu lấy từ VinShop cũng sẽ được xem là một thành phần trong hệ sinh thái kinh doanh của tập đoàn. Bằng cách thu thập và phân tích trên diện rộng, VinGroup có thể dự báo nhu cầu và tối ưu hoá hoạt động logistics, hướng đến mục tiêu mang lại một dịch vụ cung ứng hiện đại.

* Nguồn: Q&Me