Tiềm Năng Phát Triển Mô Hình Cross-Platform App Năm 2021

Với xu hướng phát triển vượt trội của mobile app hiện nay, các doanh nghiệp không thể bỏ lỡ tiềm năng phát triển trên hai nền tảng: Google Play Store hoặc Apple App Store. Tuy nhiên, ngân sách thường là một vấn đề mà các doanh nghiệp hay gặp phải. Đó cũng là lý do tại sao phát triển ứng dụng đa nền tảng Cross-Platform App đã nổi lên như một sự lựa chọn để các doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu.

Cross-Platform App là gì?

Tại Hội nghị TechCrunch ở San Francisco, Mark Zuckerberg đã từng nói: “Sai lầm lớn nhất mà chúng tôi đã mắc phải với tư cách là một công ty chính là việc đặt cược vào HTML5”. Tuy nhiên, thế giới phần mềm đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Zuckerberg đưa ra tuyên bố đó vào năm 2012. Ngày nay, tương lai nằm trong tay của các khuôn khổ ứng dụng đa nền tảng.

Khung phát triển ứng dụng đa nền tảng cho phép app developers phát triển các ứng dụng tương thích với nhiều hệ điều hành (cụ thể là iOS và Android). Nó cung cấp cho họ khả năng viết mã một lần và sau đó có thể khởi chạy ở bất kỳ đâu cho các nền tảng khác, do đó có thể phát hành sản phẩm hoặc phần mềm nhanh và chất lượng hơn.

Sự khác biệt giữa Native App và Cross-Platform App?

Việc lựa chọn phát triển giữa Native App (ứng dụng gốc) và Cross-Platform App (ứng dụng đa nền tảng) vẫn đang là một cuộc tranh luận khiến cộng đồng công nghệ chia thành nhiều luồng ý kiến trái chiều trong thời gian gần đây. Có một số chuyên gia đánh giá cao ứng dụng gốc hơn ứng dụng đa nền tảng.

Cả công nghệ phát triển ứng dụng gốc và đa nền tảng đều ở trong trạng thái phát triển liên tục. Bản chất thay đổi này của công nghệ báo hiệu rằng các chủ đề này nên được đo lường theo thời gian để kiểm tra xem tùy chọn nào trong số này hiện đang chiếm lợi thế vượt trội hơn so với phiên bản còn lại.

Trong khi việc phát triển ứng dụng gốc tránh được sự phức tạp của việc tạo ra một sản phẩm bền vững trải dài quá trình phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng và tập trung vào việc tạo ra một thiết kế phù hợp với nền tảng mục tiêu (Android, iOS). Ngược lại, các ứng dụng đa nền tảng tìm cách tạo ra một ứng dụng tiếp cận với càng nhiều người theo dõi thương hiệu của bạn càng tốt bằng cách bao phủ một số lượng lớn các thiết bị cuối trong quá trình lập trình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích khi phát triển Cross-Platform App

1. Khả năng tiếp cận tối đa đối tượng mục tiêu

Tận dụng phương pháp phát triển đa nền tảng cho phép bạn xây dựng ứng dụng và triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả web. Điều này có nghĩa là bằng cách xây dựng một ứng dụng duy nhất, Cross-Platform giúp bạn có thể nhắm mục tiêu ở cả hai nền tảng iOS và Android, do đó tối đa hóa phạm vi tiếp cận của chúng.

2. Giảm chi phí phát triển app

Việc phát triển ứng dụng đa nền tảng dựa trên khái niệm "viết một lần, chạy mọi nơi". Đoạn code có thể tái sử dụng và phát triển ứng dụng thông qua các công cụ có thể giảm chi phí phát triển. Do đó, để cải thiện hoạt động kinh doanh của bạn trên nhiều nền tảng và công cụ theo cách hiệu quả về chi phí, giải pháp ứng dụng đa nền tảng được đánh giá là cách thức hợp lý nhất

3. Bảo trì và triển khai dễ dàng hơn

Vì chỉ có một ứng dụng được phát triển chạy trên tất cả các nền tảng, nên việc duy trì cũng như triển khai mã hoặc các thay đổi được thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Các bản cập nhật có thể được đồng bộ hóa nhanh chóng trên tất cả các nền tảng và thiết bị, do đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hơn thế nữa, nếu một lỗi được tìm thấy trong cơ sở mã code chung, developers có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc vì chỉ cần thao tác chỉnh sửa một lần duy nhất.

4. Quá trình phát triển nhanh hơn

Mã nguồn duy nhất cho nhiều nền tảng có thể giúp giảm 50 đến 80% nỗ lực phát triển app. Mã code chung giúp bạn có được một ứng dụng đa dạng tính năng với thời gian xây dựng app ngắn hơn. Nhờ đó mà app developers có thể đáp ứng thời hạn dự kiến ​​trong quá trình phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5. Mã code có thể tái sử dụng

Một điều tốt nữa về nền tảng này là mã nguồn có thể được sử dụng nhiều lần. Thay vì developer phải xây dựng code mới cho mọi nền tảng, một mã duy nhất có thể được sử dụng lại. Điều này tiết kiệm thời gian cũng như tài nguyên vì loại bỏ sự lặp lại trong tác vụ tạo mã code

6. Tích hợp dễ dàng với đám mây

Cross-platform hoàn toàn tương thích và có thể tận dụng các plugin khác nhau được tích hợp với cài đặt đám mây. Nói cách khác, mã nguồn duy nhất được phối hợp với nhiều plugin và tiện ích mở rộng khác nhau để nâng cao khả năng mở rộng và chức năng của ứng dụng.

Những thách thức trong quy trình phát triển Cross-Platform App

Một vài năm trở lại đây, việc phát triển ứng dụng đa nền tảng bị hạn chế để tạo ra các ứng dụng và trò chơi đơn giản trên mobile app. Theo thời gian, các công nghệ mới nổi đã làm cho sự phát triển đa nền tảng trở nên thích ứng, mạnh mẽ và linh hoạt hơn trước.

Tuy nhiên, phát triển đa nền tảng vẫn phải đối mặt với những thách thức như:

Gặp vấn đề về hiệu suất do sự không nhất quán giữa các tiện ích (native và non-native gadgets).

  • App developers nhận thấy có quá ít công cụ hiện đại có thể đảm bảo việc duy trì các ứng dụng đa nền tảng.

  • Lỗi liên quan đến hiệu suất có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém.

  • Nếu app quản lý nhiều dữ liệu của công ty và người dùng hơn, thì việc sử dụng các ứng dụng đa nền tảng sẽ gây ra những trở ngại lớn trong quá trình bảo mật thông tin.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.