Vietnam Fintech Landscape 2020 - Bức tranh tổng quan thị trường Fintech Việt Nam 2020

Trong năm 2020, Fintech Việt Nam đã đạt nhiều sự tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các giao dịch kỹ thuật số và sự hỗ trợ của chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán số. Theo báo cáo của IDC Financial Insights về lĩnh vực Fintech ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có 5 đại diện trong nhóm Fintech Fast 101 (101 công ty Fintech có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020) gồm Payoo, Momo, Moca, Tima và ZaloPay.

I. Các thương vụ đầu tư tỷ đô (USD)

Thị trường Fintech Việt Nam 2020 đã nhận được những khoản đầu tư kỷ lục khi thu hút được 7,8 tỷ USD vốn đầu tư. Điển hình nhất là công ty mẹ của ví điện tử VNPAY phá kỷ lục với mức nhận đầu tư lên đến 300 triệu USD từ SoftBank's Vision Fund và GIC. Ngoài ra, còn có các thương vụ đình đám như:

- Momo nhận đầu tư 100 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C;

- Fvndit nhận 30 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực P2P Lending (Vay ngang hàng);

- Tập đoàn Kim An huy động một khoản tài trợ chưa được tiết lộ từ Patamar Capital, Viet Capital Ventures, East Ventures;

- Utop nhận 3 triệu USD đầu tư từ FPT và SBI Holdings;

- Finhay nhận khoản đầu tư 7 chữ số từ một Unicorn của Mỹ và công ty chứng khoán Thiên Việt;

- Axie Infinity nhận 1,5 triệu USD đầu tư từ Pangea Blockchain Fund, Hashed, ConsenSys;

- Interloan nhận 500 nghìn USD đầu tư từ Phoenix Holdings.

Thị trường mua bán và sáp nhập cũng sôi nổi không kém cạnh, có thể kể đến như sau:

- VinID mua lại công ty thanh toán People Care (ví MonPay);

- Vimo Technology JSC và mPOS Technology JSC hợp nhất trở thành NextPay Holdings;

- Ant Financial mua lại một lượng cổ phần đáng kể trong ví điện tử eMonkey.

II. Bức tranh tổng quan thị trường Fintech Việt Nam 2020

Theo khảo sát của MasOffer Fintech – nền tảng Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) hàng đầu Việt Nam, hiện có khoảng 131 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Trong đó, 36 công ty đang hoạt động trong mảng Thanh toán, 28 công ty hoạt động trong lĩnh vực Vay ngang hàng, 15 công ty làm về Blockchain, Crypto,….

Số lượng startup trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đã tăng hơn 195% trong giai đoạn 2017-2020 (từ 44 công ty năm 2017 lên 131 công ty vào năm 2020). Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc lớn nhất, chiếm gần 28% số lượng các công ty Fintech. Cụ thể, tính đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, tuy nhiên chỉ có 36 đơn vị đang thực sự hoạt động.

Theo thống kê của TopDev, doanh thu từ thị trường Thanh toán điện tử 2020 lên đến 8,9 tỉ USD, tăng trưởng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng người dùng cũng đã tăng trưởng lên đến 36,2 triệu, tăng 12,1% so với năm ngoái. Các công ty hoạt động trong mảng Thanh toán đã ghi nhận mức tăng trưởng chưa từng có trước đây.

III. Một số nhận định trong tương lai

"Việt Nam với dân số đông và lực lượng lao động trẻ năng động chính là một điểm cộng thuận lợi cho thị trường Fintech phát triển nhanh và vượt bậc. Thế hệ trẻ Millennials và Gen Z là những người có tinh thần phóng khoáng, sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới và yêu thích những công nghệ mang tính đột phá, hiện đại. Đây chính là bệ phóng thích hợp và thời điểm vàng để ngành công nghệ tài chính - Fintech tiếp tục phát triển, thu hút và mở rộng tập khách hàng" - Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc Timo.

Một số ngân hàng chọn cách hợp tác với các startup để sáng tạo nhanh hơn. Nếu như thời gian trước đây các công ty Fintech trong nước vẫn đi theo mô hình B2C thì trong năm 2020 các Fintech đã bắt đầu đi theo mô hình B2B vốn phổ biến ở nước ngoài. Với mô hình này các ngân hàng sẽ là đối tác quan trọng thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech phát triển. Năm 2020 đã chứng kiến các ngân hàng đua nhau bắt tay với các start-ups Fintech:

- VietinBank hợp tác cùng Opportunity Network (Anh);

- CIMB Bank Vietnam hợp tác cùng Toss (Hàn Quốc);

- VPBank hợp tác cùng BE Group (Thụy Điển);

- OCB hợp tác cùng Ripple Net (Mỹ);

- TPBank hợp tác cùng Backbase (Hà Lan).

Nguồn trích dẫn: https://tinyurl.com/VNFintech2021