5 ý tưởng PR tạo thiện cảm trong mắt khách hàng

PR là công việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với công chúng của một tổ chức, đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc đáo nên không phải lúc nào bạn cũng có ý tưởng PR hay. S’Pencil Sài Gòn sẽ tổng hợp những ý tưởng PR tuyệt vời để xây dựng hoạt động PR hiệu quả trong tương lai.

Âm thầm làm hoạt động cộng đồng

Hiện nay có rất rất nhiều công ty làm hoạt động xã hội như từ thiện, cứu trợ,... nhưng lại rêu rao, rầm rộ sự hào phóng. Vốn dĩ điều đó là tốt nhưng đa phần khách hàng sẽ thấy họ chỉ đang cố gắng nâng cao giá trị của công ty chứ không quan tâm gì đến cộng đồng. Tại sao bạn không đi theo hướng ngược lại?

Lấy ví dụ về thương hiệu Body shop nổi tiếng toàn cầu và rất giỏi về những công tác PR. Họ khuyến khích các nhân viên cửa hàng tham gia hoạt động cộng đồng và tự do lựa chọn những hình thức từ thiện theo yêu thích của mình. Và thế là nhân viên lập nhóm để dạy học các em thiếu nhi gia đình khó khăn, hỗ trợ góp tiền mua thiết bị cho bệnh viện,...

Body Shop thực hiện từ thiện một cách âm thầm

Body Shop thực hiện từ thiện một cách âm thầm

Kết quả bất ngờ thông qua truyền miệng nhiều người càng biết đến nhiều hơn cùng với suy nghĩ tích cực về thương hiệu.

Thu hút sự chú ý

Đây là cách nhiều người làm PR đã thực hiện trong suốt lịch sử ngành quan hệ công chúng. Mục đích là tạo nên sự bàn tán của cộng đồng.

Một vở kịch PR kinh điển là dàn dựng vụ mâu thuẫn giữa nhóm trưởng nhóm nhạc nổi tiếng và một người ngoài về công thức pha rượu. Sau đó, vụ này chiếm trọn spotlight trên các trang báo và tạo ra hàng loạt bàn tán giữa nhiều người.

Tuy nhiên, để thực hiện cách làm này, cần có sự thỏa thuận đồng ý của nhân vật nổi tiếng đó. Còn đối với khách hàng mục tiêu, sự kiện vừa gây sửng sốt và tạo sự lôi cuốn, nổi bật lên hình tượng sản phẩm bằng cách ra vẻ đó là điều đáng để tranh luận.

PR mai phục

Những hoạt động tài trợ cho sự kiện thường tiêu tốn một khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên, họ lại không thể đo lường được cụ thể lợi ích mà họ nhận được. Thế là PR mai phục ra đời, với cách thức hoạt động dựa trên chi phí của người khác.

Trong mùa WC năm 1998 ở Pháp và Adidas đã thắng được gói thầu nhà tài trợ chính do ban tổ chức. Nike khi ấy vẫn không chịu bỏ cuộc vẫn mai phục sự kiện này với mức chi phí thấp hơn.

Nike đã lập nên một “làng bóng đá” ở ngoại ô Paris, miễn phí vào cửa và bố trí những sự kiện “vui nhộn” để thu hút khán giả trẻ. Tổ chức Roadshow khắp cả nước, tạo điều kiện để học sinh du đấu với U17 Nigeria. Rõ ràng Nike vẫn là người ngoài cuộc của WC 1998 nhưng vẫn làm rất tốt về tạo sân chơi mới cho những fan bóng đá bung tỏa tinh thần giữa mùa lễ hội.

Ăn ké câu chuyện

Các công ty lớn thường tốn rất nhiều tiền để đưa câu chuyện của mình lên báo và cho giới truyền thông biết là họ đang làm gì. Vậy tại sao, chúng ta không mượn dư luận đã sẵn có mà “tạo sóng” nhỉ.

Một công ty điện thoại di động lớn vừa cho lên chiến dịch PR lớn để quảng bá cho chiếc điện thoại nhỏ nhất của họ. Một chuỗi nhà hàng khác đã mượn việc này mà tuyên bố cấm sử dụng các loại điện thoại di động trong nhà hàng đi kèm với một cái cớ là làm phiền đến người dùng.

Một nhà hàng cấm sử dụng điện thoại trong lúc dùng bữa

Một nhà hàng cấm sử dụng điện thoại trong lúc dùng bữa

Thế là báo chí đưa tin cả hai chuyện và yêu cầu bên phía di động nêu ý kiến, nhưng họ lại từ chối, vô tình mang đến thắng lợi vẻ vang cho nhà hàng nọ. Một ý tưởng PR tuyệt vời cho câu nói “cao thủ không bằng tranh thủ”.

Khuyến khích trộm ý tưởng của bạn

Đa số các thương hiệu đều đang cố gắng bảo vệ ý tưởng chiến dịch, tên thương hiệu hay logo của mình. Nhưng sẽ như thế nào nếu như bạn lại khuyến khích hay bỏ qua cho việc “ăn cắp” ý tưởng của mình.

Trong trường hợp Weblogs Inc. là công ty sở hữu 150 blog nổi tiếng và thu được nhiều hợp đồng quảng cáo trên blog. Từ đầu thì công ty đã có thái độ thoải mái với các công ty mượn tên thương hiệu của mình. Bằng chứng là một doanh nghiệp Tây Ban Nha trang Weblogs SL chuyên viết blog ngôn ngữ riêng dành cho dân địa phương.

Thực tế là những người bắt chước không chỉ không bao giờ theo kịp mà còn giúp đẩy thương hiệu gốc đi lên, vốn đã định hình sẵn trong đầu của công chúng.

Nhìn chung PR là hào hứng, là hoạt náo trong công chúng - nếu như bạn biết cách làm. Rất nhiều công ty thực hiện hoạt động PR nhưng lại không đạt được hiệu quả như kỳ vọng bởi khách hàng ngày càng nhìn nhận vấn đề thông minh hơn, khiến cho doanh nghiệp phải bắt kịp thì mới tạo ra sự bùng nổ.