Marketer David Cao ART
David Cao ART

Junior Art Director @ Silver Star Media

Định nghĩa "Marketing là gì?" theo cách có thể bạn chưa biết

Khi tôi thành lập công ty đầu tiên của mình, Tôi dùng cách xây dựng mối quan hệ để kiếm khách hàng, bao công sức chăm sóc sếp này, sếp nọ ok hết cả, tới lúc làm việc chốt hàng cấp dưới nó gạt đi, thành công thì ít mà mất thời gian thì nhiều. Tôi tự hỏi làm sao có thể kiếm được nhiều khách hàng hơn? Làm sao doanh nghiệp của mình được sự tin tưởng từ Khách hàng? làm sao để thành công nhiều hơn? làm sao để việc bán hàng dễ dàng hơn? lúc đó tôi đã nghĩ tới Marketing.

Còn bạn thì sao, bạn đang lọ mọ, dò dẫm xem Marketing là gì??? bạn có đang đau đầu vì không biết làm sao thu hút khách hàng một cách hiệu quả, làm sao loại bỏ những bấp bênh, rủi ro trong kinh doanh, làm sao tìm được đúng khách hàng mục tiêu, làm sao có doanh thu ổn định, giảm bớt thời gian làm việc.

Để trả lời các câu hỏi trên tôi đã đọc hàng chục cuốn sách, nghiên cứu các diễn đàn, tài liệu về Marketing, Hay học hỏi từ các chuyên gia… Càng học hỏi, tìm hiểu tôi càng hoang mang vì mỗi nơi có cách làm Marketing khác nhau, người thì nói Marketing là quảng cáo Facebook, người làm SEO, người làm Youtube, làm sự kiện, đi bài PR, hay là Quảng cáo sân bay, rất là nhiều thứ cái lọ, cái chai đủ cả.

Vậy Marketing là gì

Marketing là các hoạt động mà một công ty thực hiện để thúc đẩy việc mua hoặc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ. Marketing bao gồm quảng cáo, bán và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên với một người Kinh doanh thì Marketing đơn giản chỉ là Quảng cáo hay là bán hàng ở quy mô lớn hơn. Thực ra làm Marketing bao hàm rất nhiều thứ, tôi sẽ chia sẻ thêm với các bạn ở phần dưới.

Một cách đơn giản thì “Marketing là tất cả những gì bạn làm để phát triển doanh nghiệp của mình”. Tôi thích định nghĩa này vì nó rộng, bao hàm tất cả và hướng đến mục tiêu cuối cùng của Doanh nghiệp.

Marketing là một cuộc trò chuyện

Marketing bắt đầu bằng cách hỏi người tiêu dùng xem họ là ai, họ muốn gì và họ quan tâm đến điều gì.

Marketing không phải là la hét "Tôi là người tuyệt vời nhất" “Tôi là hay nhất” “Tôi là giỏi nhất”… Marketing hiệu quả chỉ đơn giản là hỏi "Bạn có khỏe không?". Các bạn để ý các Thương hiệu lớn họ chỉ chia sẻ những trải nghiệm, những cảm xúc hay sản phẩm của họ giúp cộng đồng ra sao rất ít khi họ nói họ là tuyệt vời nhất.

Marketing giống như đi “Tán gái” vậy, Bạn chinh phục một cô gái như thế nào thì Tiếp thị giống như vậy. Tiếp thị là cuộc trò chuyện bắt đầu giữa hai người không biết rõ về nhau. Họ tìm hiểu, khám phá (Khám thôi đừng có phá nha ^^!) về nhu cầu của nhau, để có được những thông tin chi tiết tuyệt vời rồi dẫn đến những sản phẩm tuyệt vời được cung cấp thông qua trải nghiệm của khách hàng. ĐÂY LÀ MARKETING.

Khi tôi gặp ai đó mà tôi không biết, tôi sẽ hỏi họ. Tôi cố gắng làm quen với họ. Tôi cố gắng hiểu những mong muốn cũng như những vấn đề và nhu cầu của họ. Tôi KHÔNG nói về bản thân trừ khi có sự quan tâm thực sự từ họ. Điều này đến từ sự đồng cảm thực sự, tôi phải thực sự quan tâm đến mọi người thì mới có được lòng tin của họ.

Cuộc trò chuyện này tiếp tục khi chúng ta trở nên thân thiết hơn với nhau. Và giống như các mối quan hệ giữa con người với nhau, những thương hiệu tiếp tục có mối quan hệ sâu sắc hơn là những thương hiệu dường như quan tâm đến đối phương hơn là quan tâm đến chính họ.

Họ cho khách hàng tiềm năng thấy rằng họ quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề thực tế. Họ không chỉ hành động kiểu như họ quan tâm. Mà là họ thực sự quan tâm và họ chứng minh điều đó qua hành động. Họ thực sự tìm cách giúp khách hàng cải thiện cuộc sống của họ thông qua nội dung, kiến ​​thức chuyên môn, niềm đam mê của họ và nếu may mắn, thông qua những thứ họ bán có thể giải quyết được vấn đề của mọi người.

Tiếp thị có nghĩa là bạn phải cho đi nhiều hơn những gì bạn hy vọng nhận được. Những nhà tiếp thị vĩ đại là những người đầy nhiệt huyết , cống hiến chuyên môn của mình chỉ với hy vọng rằng họ đang giúp đỡ mọi người. Lợi ích kinh doanh là thiết lập lòng tin và xây dựng những người tin tưởng vào bạn để giúp đỡ họ trong lúc cần thiết.

Khi được lựa chọn, Khách hàng chỉ mua hàng từ những thương hiệu mà họ biết, thích và tin tưởng!

Tư duy theo hệ thống

Quay lại việc “Tán Gái”, Đa số doanh nghiệp hiện nay đang “hiếp dâm” thị giác của khách hàng, với những mẫu quảng cáo mình là tốt nhất, chất lượng nhất, phù hợp nhất vì vậy hay mua của tôi đi, Như một chàng trai suốt ngày la hét nói rằng mình là đẹp nhất vì vậy hãy thích tôi đi. Trên đời làm gì có chuyện dễ dàng như vậy.

Để có được cái gật đầu của cô gái, chàng trai phải tán tính, phải tìm hiểu, phải lấy được sự tin tưởng của cô gái, phải trải qua nhiều bước:

  • Phải thăm dò xem cô gái đó thích cái gì
  • Rôi phải làm quen, xin số điện thoại, xin Facebook, tối về nhắn tin hàng ngày
  • Mọi thứ có vẻ suôn sẻ, cô nàng bắt đầu tin tưởng thì hẹn gặp
  • Trước khi đi chơi phải lên đồ đẹp, xịt nước hoa, nhai singum cho nó thơm tho
  • Rồi lúc đó chia sẻ anh tốt thế nào, anh sẽ làm được gì cho em, rồi đưa cô nàng đi từ háo hức này qua háo hức khác, nói đến đây chắc mọi người đã hiểu phải trải qua nhiều bước để khách hàng tin tưởng và dẫn dắt họ như thế nào.
  • Cứ thế 2 người hẹn hò rồi nắm tay, ôm rồi hun…
  • Trải qua nhiều khung bậc của cảm xúc cuối cùng ngày XYZ, ABC, AAA… chốt đơn sẽ tới ^^!

Nói đến đây chắc bạn cũng đã hiểu, Marketing không chỉ đơn giản là quảng cáo mà là gồm rất nhiều bước nếu bỏ qua bất kỳ một bước nào bạn sẽ trở thành kẻ biến thái. Khi mới tìm hiểu về Marketing tôi đã hình dung ra một hệ thống, rất nhiều công việc phải làm và mỗi cái đều là một phần của Marketing:

  • Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng để cho ra sản phẩm
  • Giá cả thế nào thì chấp nhận được, rồi khuyến mãi, khuyễn mại
  • Sản phẩm, cửa hàng, tài liệu, đồng phục nhân viên, nhân diện thương hiệu Design ra sao
  • Làm sao lên được danh sách khách hàng
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng
  • Cách Chăm sóc khách hàng
  • Đào tạo nhân viên từ thái độ phục vụ, kiến thức chuyên môn, tinh thần của doanh nghiệp
  • Làm mới sản phẩm, làm mới bản thân để tránh nhàm chán với Khách hàng
  • Làm sao bán được nhiều hàng hơn
  • Làm sao để sản phẩm của mình nhiều người biết đến
  • Thậm chí hàng hóa tại cửa hàng lúc nào cũng phải châm đầy đồ sẽ kích thích Khách hàng mua nhiều đồ hơn cũng là Marketing. Sắp xếp ma trận quầy kệ sao để Khách hàng mua nhiều đồ cũng là Marketing.

Còn rất nhiều thứ khác nữa, có lẽ bây giờ bạn đã hiểu vì sao tôi lại nói “Marketing là tất cả những gì bạn làm để phát triển doanh nghiệp của mình”.

Sự khác biệt giữa Marketing và Bán hàng

Bán hàng và Marketing có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng chúng bao gồm các hoạt động rất khác biệt trong doanh nghiệp của bạn.

Đội ngũ bán hàng không có bất kỳ tiếng nói nào về sản phẩm hay ai mua sản phẩm - họ chỉ đơn giản là dẫn dắt và thuyết phục khách hàng mua. Nhân viên làm việc trong bộ phận bán hàng phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và họ cần sự thông minh từ hoạt động Marketing để làm được điều này.

Bộ phận Marketing cung cấp giá trị mà thương hiệu và sản phẩm mang lại cho khách hàng tiềm năng. Họ tiếp nhận những phản hồi và dự đoán các nhu cầu của khách hàng để quyết định sản phẩm sẽ sản xuất trong tương lai hoặc cách thay đổi sản phẩm hiện tại để chúng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Khi khách hàng đã biết đến Thương hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ của bạn, việc bán hàng sẽ trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. đây là những gì Marketing làm cho bạn.

Để thành công trong kinh doanh, bộ phận Marketing và bán hàng cần phải làm việc chặt chẽ với nhau và có một cách tiếp cận thống nhất. Điều này đảm bảo rằng chỉ những khách hàng tiềm năng chất lượng nhất mới được chuyển đến bộ phận bán hàng.

Tầm quan trọng của Marketing

Bạn có biết khách hàng của bạn muốn gì không? Bạn có nghĩ rằng khách hàng của bạn tin tưởng sản phẩm của bạn? Lần cuối cùng bạn thấy một khách hàng đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là khi nào? Đó là một lời phàn nàn hay khen ngợi?

Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này nằm ở Marketing.

Cách bạn Tiếp thị doanh nghiệp của bạn sẽ xác định xem doanh nghiệp có thành công hay không. Marketing còn dùng để duy trì mối quan hệ với khách hàng, xây dựng sự uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh. Nếu không có nó, doanh nghiệp của bạn có khả năng đóng cửa do không có doanh thu. Sau đây là các lý do tại sao bạn thực sự cần Marketing.

1. Marketing là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng

Điều quan trọng với một doanh nghiệp là phải thu hút được nhiều khách hàng, càng nhiều người mua hàng càng tốt.

Để làm điều đó bạn phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình. Hãy cho họ biết họ đang gặp phải vấn đề gì, lo lắng cái gì, cách giải quyết ra sao, bạn sẽ giúp được gì cho họ. Việc bạn cung cấp thông tin liên tục sẽ tạo ra sự thân thuộc với khách hàng, khi họ nghĩ tới vấn đề đó là nghĩ tới bạn đầu tiên.

2. Marketing Giúp Xây dựng và Duy trì Danh tiếng của Công ty

Sự phát triển và tuổi thọ của một doanh nghiệp tỷ lệ thuận với danh tiếng của doanh nghiệp đó, có thể nói rằng danh tiếng của bạn quyết định giá trị thương hiệu của bạn.

Phần lớn các hoạt động Marketing đều hướng tới việc xây dựng giá trị thương hiệu của công ty. Danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng khi nó đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, là một doanh nghiệp có trách nhiệm của cộng đồng, khách hàng trở nên tự hào khi được sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Marketing giúp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tin cậy và thấu hiểu với khách hàng. Làm thế nào để Marketing thiết lập mối quan hệ này?

Việc phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đáp ứng đúng với từng nhu cầu của khách hàng, từ đó có được lòng tin của họ. Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn luôn đáp ứng được những điều đã hứa vào dúng thời điểm, điều này khiến khách hàng trung thành với Thương hiệu.

Khách hàng trung thành sẽ có tin tưởng để mua nhiều sản phẩm hơn từ bạn. Sự tin tưởng và thấu hiểu giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp cho các hoạt động thương mại của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

4. Marketing là một kênh truyền thông được sử dụng để thông báo cho khách hàng

Thông qua Marketing, khách hàng sẽ hiểu được giá trị của sản phẩm, cách sử dụng và các thông tin hữu ích.

Ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, bạn cần phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng của mình, để họ luôn luôn nhớ về bạn. Bằng cách quảng cáo, PR, luôn thông báo cho khách hàng những đợt giảm giá, ra mắt sản phẩm mới, các dịp tri ân khách hàng, Chúc mừng các ngày lễ, Tết… Thương hiệu của bạn luôn trong tâm trí Khách hàng, Thương hiệu của bạn sẽ là thương hiệu uy tín nhất khi họ lựa chọn.

5. Marketing Giúp Tăng Doanh số Bán hàng

Marketing giúp nhiều người biết đến bạn một cách nhanh chóng, khi khách hàng biết đến và hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu của bạn mà bạn không hề hay biết. Họ sẽ lan truyền tin tức và doanh số bán hàng của bạn sẽ bắt đầu tăng lên.

Tuy nhiên nếu bạn chưa đủ tốt, Marketing chỉ khiến nhiều người biết bạn không tốt nhanh hơn mà thôi.

Tại sao Marketing lại quan trọng trong việc đánh bại các đối thủ trong kinh doanh?

Đối thủ của bạn đang tích cực Marketing quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tích cực thu hút khách hàng, khách hàng chỉ biết đến họ là người cung cấp sản phẩm này. Còn bạn có trong tay sản phẩm tốt và bạn không nói điều đó cho ai biết hết, bạn sẽ ra sao trong cuộc chạy đua dành thị phần này.

Nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho thị trường, bạn cần phải thật nhanh, thật quyết liệt dành thị phần trở thành thương hiệu hàng đầu trước khi có một ai đó có tiềm lực lớn và trở thành đối thủ. Giữa một người khổng lồ thành công và một người tí hon khách hàng sẽ chọn ai?

Xây dựng thương hiệu là gì?

Tôi đã học cách đây rất lâu rằng thương hiệu của bạn là thứ tồn tại trong tâm trí khách hàng. Quảng cáo không thay đổi nhận thức về thương hiệu của bạn. Thương hiệu là một nhận định, một cảm xúc, một cảm giác, được tạo ra bởi các tương tác mà khách hàng có với một doanh nghiệp.

Chỉ những trải nghiệm mới thay đổi nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu phải mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, không chỉ ở các sản phẩm bán mà còn ở cách doanh nghiệp cư xử, cách nhân viên của họ đối xử với khách hàng, tất cả những trải nghiệm đó một thương hiệu được tạo ra.

Tôi tin rằng Apple và Starbucks quan tâm đến việc cung cấp công nghệ tuyệt vời và cà phê ngon. Nhưng tôi cũng tin rằng Apple mang đến những sản phẩm dễ sử dụng, thiết kế đơn giản và đẹp mắt. Tôi tin rằng Starbucks quan tâm đến tác động của họ đối với thế giới hơn là bán nhiều cà phê hơn.

Đúng hay không, đây là cảm nhận của tôi có với những thương hiệu này. Trải nghiệm này nằm sâu trong tâm trí tôi. Và không có quảng cáo, biểu tượng hay người bán hàng nào có thể thay đổi điều đó.

Marketing và Thương hiệu

Marketing có thể tác động đến thương hiệu theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Marketing có thể giúp tạo ra trải nghiệm thương hiệu tích cực bằng cách trò chuyện tích cực, cung cấp các thông tin hữu ích và đồng cảm với khách hàng.

Các nhà tiếp thị có thể gây tổn hại cho các thương hiệu khi họ làm gián đoạn các chương trình truyền hình và trải nghiệm web của Khách hàng bằng cách hiển thị quảng cáo có những người đàn ông và các cô gái xinh đẹp trên tay là sản phẩm của doanh nghiệp.

Rất nhiều Doanh nghiệp đang nghĩ rằng bỏ ra thật nhiều tiền quảng cáo khuyến mãi rầm rộ, logo khắp nơi, nhân viên thì hăng hái là sẽ thành công.

Marketing giúp xây dựng thương hiệu thông qua những trải nghiệm tuyệt vời.

Marketing hỗ trợ xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Các thương hiệu lớn đang thực hiện Marketing một cách tuyệt vời, họ cung cấp những sản phẩm tuyệt vời, họ đối xử với nhân viên của mình một cách tôn trọng, họ quan tâm, nghĩ đến thế hệ mai sau, họ góp phần xây dựng đất nước và họ vun đắp một hành tinh xanh dành cho thế hệ sau…

Những thương hiệu lớn cho chúng ta thấy họ là ai trong trải nghiệm mà họ mang lại. Marketing tìm cách hiểu thế nào là trải nghiệm tuyệt vời. Quảng cáo làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng và đôi khi khách hàng ghét họ vì điều đó.

Đôi điều về Quảng cáo?

Tôi rất thích một số quảng cáo kể một câu chuyện tuyệt vời về nghị lực vượt qua khó khăn, một thứ gì đó xúc động hoặc hài hước. Nhưng thành thật mà nói, tôi thậm chí không nhớ những nhãn hiệu đằng sau nhiều quảng cáo khiến tôi cười rất nhiều. Điều thú vị là các thương hiệu tôi đã đề cập trước đó như Starbucks và Apple quảng cáo rất ít.

Trung thực mà nói, chúng ta không muốn xem quảng cáo, Khi một trang web phát quảng cáo tôi không thích điều đó và tôi càng ghét thương hiệu hơn. Các nhà sản xuất phải có kinh phí hoạt động, nên tôi thông cảm điều đó, nhưng với những thương hiệu đang quảng cáo tôi cực kỳ không ưa.

Các hình thức Marketing

Quảng cáo là một phần nhỏ của kế hoạch Marketing, nó chỉ là một phần của chuỗi mắt xích. Thật vậy, có thể triển khai một chiến lược Marketing hoàn toàn không sử dụng quảng cáo.

Marketing đại khái có thể được chia thành các phương pháp Offline và Online hoặc Digital. Phương pháp Offline bao gồm quảng cáo “truyền thống” như: tiếp thị trên báo in, đài phát thanh và truyền hình, cũng như tham dự các sự kiện như triển lãm thương mại, hội chợ và hội nghị. Nó cũng có thể bao gồm Marketing truyền miệng.

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp phương pháp Marketing Online và Offline. Tuy nhiên, ngày nay sự cân bằng đang chuyển sang Marketing Online nhiều hơn. Điều này là do người tiêu dùng ngày càng dành nhiều thời gian trực tuyến hơn và Digital marketing mang lại nhiều lợi thế khác nhau về tốc độ, hiệu quả và ROI.

Sau đây, tôi chia sẻ với mọi người 16 loại hình Marketing thường gặp:

1. SEM – Search Engine Marketing

SEM hay còn được biết đến với cái tên Marketing trên công cụ tìm kiếm. Là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website luôn đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm trên internet.

SEM gồm những loại hình sau:

  • SEO: Search engine Optimazation (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm)

S.E.O được hiểu là phương pháp tập trung tối ưu nội dung text, hình ảnh và định dạng website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm. Nhằm nâng cao thứ hạng website lên top 3 trên các công cụ tìm kiếm (google, bing, coccoc,…) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan.

  • PPC: Pay Per Click (phí cho mỗi lượt click)

Là loại hình quảng cáo mà người xem vào website thông qua click vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt click đó. Giá bỏ ra càng cao thì quảng cáo của bạn ở vị trí càng cao.

Tùy theo từng lĩnh vực mà mỗi từ khóa sẽ có mức giá khác nhau. Có từ khóa chỉ 5000 đồng/Click nhưng có những từ khóa cạnh tranh cao sẽ lên tới cả 100.000 đồng/Click.

  • PPI: Pay Per Inclusion

Là một hình thức marketing giúp cho website có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu của bộ máy tìm kiếm bằng cách trả phí để duy trì sự có mặt của website trong hệ thống cơ sở dữ liệu của họ.

2. SMO: Social Media Optimazation

Là loại hình marketing thông qua tối ưu website bằng cách liên kết với các social media nhằm chia sẻ những ý kiến, suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về vấn đề nào đó. Bạn có thể sử dụng các social như: youtube để chia sẻ video, pinterest để chia sẻ ảnh…

3. VSM: Video Search Marketing

Là hình thức quảng cáo thông qua tối ưu các video ngắn được đưa lên website để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được. Youtube đang là dịch vụ đứng đầu lĩnh vực này.

4. Email Marketing

Là một hình thức mà người marketing sử dụng email để gửi cho khách hàng một email giới thiệu sản phẩm. Email marketing nhằm thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua sản phẩm.

5. SMS Marketing

Là hình thức sử dụng tin nhắn sms để gửi đến cho khách hàng một tin nhắn giới thiệu. Sms Marketing dùng chủ yếu dùng để chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại.

6. Online Viral marketing: Marketing lan truyền trực tuyến

Là chiến thuật khuyến khích một cá nhân lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác thông qua internet, tạo sự lan truyền và ảnh hưởng đến rộng khắp.

Một sản phẩm viral hoặc quảng cáo viral, các chiến dịch viral marketing được tạo ra với mục đích rõ ràng. Hoặc ngẫu nhiên tạo ra một thứ gì đó có độ lan tỏa lớn.

7. Buzz Marketing (marketing tin đồn)

Là một trong những hình thức viral marketing. Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.

Chi phí để thực hiện Marketing tin đồn thường sẽ không quá nhiều nhưng hiệu quả truyền thông đem lại rất cao. Đồng thời, đây cũng là hình thức Marketing kèm theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không được như những gì họ nói.

8. Social Media Marketing: quảng cáo trên mạng xã hội

Sự phát triển của hàng loạt các trang mạng xã hội như: facebook, twitter, instagram,… những marketer có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng.

Khi sử dụng hinh thức này, doanh nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng lôi kéo thu hút comment. Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội của hình thức này so với các hình thức marketing truyền thống

9. Marketing du kích

Guerrilla marketing (marketing du kích) là hình thức tiếp thị sáng tạo, độc đáo nhưng với chi phí thấp.

Các chiến dịch này thường nhắm mục tiêu thu hút số đông khách hàng, làm họ hài lòng, và tối đa hóa lợi ích cho Doanh nghiệp.

10. Online PR

Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông để xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty. Đồng thời người làm PR cũng sẽ truyền đạt những thông điệp chính để xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập, duy trì thiện trí giữa tổ chức và công chúng.

11. Content marketing

“Content is King” là cụm từ quen thuộc nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing.

Content marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng. Content cần phải có tính thuyết phục, làm cho họ tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ hoặc đơn giản là tin vào lời bạn nói.

12. Relationship marketing

Relationship marketing tập trung vào việc tận dụng tối đa các khách hàng bạn đã có, thay vì dành tất cả nỗ lực của bạn để đánh trống kinh doanh mới.

Đó là một chiến lược dài hạn nhằm mục đích xây dựng lòng trung thành thương hiệu, tạo kết nối khách hàng mạnh mẽ. Và khuyến khích việc kinh doanh thường xuyên, lặp lại từ nhóm khách hàng hiện tại của bạn.

13. Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng hay có một thuật ngữ khác là “word-of-mouth marketing” viết tắt dưới dạng WOMM.

Có thể hiểu đơn giản rằng, WOMM là hình thức giao tiếp giữa người với người. Có thể thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email. Blog, mạng xã hội,… Từ đó, các thông điệp được truyền tai nhau một cách nhanh chóng.

14. Re-Marketing

Re-Marketing là tiếp thị lại. Nó được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing với mục đích gọi nhớ, nhắc lại thương hiệu hoặc sản phẩm đối với người đã tiếp xúc với thương hiệu trước đó.

15. Referal marketing

Referral marketing hay còn gọi là tiếp thị giới thiệu. Đây là một phương pháp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng mới thông qua việc giới thiệu (thường là giới thiệu truyền miệng).

Tiếp thị giới thiệu là một quá trình để khuyến khích giới thiệu bằng truyền miệng. Điều này có thể thực hiện bằng cách khuyến khích và khen thưởng cho khách hàng.

16. Marketing truyền thống

  • Những hoạt động mà marketing truyền thống cần làm:
  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng
  • Tổ chức sự kiện
  • Khuyến mãi
  • Nghiên cứu thị trường

Đây chỉ là một số loại hình Marketing phổ biến nhất hiện nay. Để tạo ra một chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp hay cá nhân của bạn, bạn phải chọn các loại hình Marketing hiệu quả nhất cho mình.

Có khi nào bạn hình dung ra hành trình mua hàng của Khách hàng chưa, từ khi nảy sinh ra nhu cầu, từ khi biết đến bạn họ đã làm gì để đi đến việc mua hàng??? Bạn đã làm gì trong hành trình đó của khách hàng, bạn đã áp dụng phương pháp nào để dẫn dắt khách hàng, làm cách nào để họ không cưỡng lại được việc mua hàng từ bạn??? Đây là một vấn đề rất dài, trong một bài viết khác tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

Digital Marketing đã mở ra một thế giới mới đầy tiềm năng

Giờ đây, chúng ta có khả năng thu thập một lượng lớn thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm nhân khẩu học, vị trí, thói quen mua sắm của khách hàng, các tương tác với thương hiệu trước đây, thích cái gì và không thích cái gì...

Dữ liệu này có thể được sử dụng để xây dựng chân dung khách hàng của bạn một cách rõ nét và truyền thông đến đúng đối tượng quan tâm một cách chính xác. Nó hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp Marketing truyền thống.

Công nghệ Marketing hiện đại ngày nay cho phép chúng tôi tìm hiểu và phát triển mối quan hệ tốt hơn với khách hàng bao gồm:

  • Sử dụng tin nhắn siêu cá nhân hóa để nói chuyện với từng khách hàng ở cấp độ cá nhân
  • Dự đoán hành vi trong tương lai với trí tuệ nhân tạo
  • Xuất bản nội dung phù hợp hơn với khách hàng của bạn
  • Xem nội dung mà họ đang tương tác trực tuyến
  • Phân tích các tương tác với thương hiệu và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị của bạn
  • Tự động giữ liên lạc và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng sau lần bán hàng đầu tiên
  • “Lắng nghe” và nói về thương hiệu của bạn trên mạng xã hội - và sử dụng nó để cải thiện sản phẩm và dịch vụ khách hàng của bạn
  • Thực hiện khảo sát khách hàng dễ dàng với kết quả được phân tích tức thì

Doanh nghiệp của bạn có cần một chiến lược Marketing không?

Các doanh nghiệp nhỏ thường đánh giá thấp tầm quan trọng của Marketing. Tuy nhiên, có thể cho rằng mọi doanh nghiệp đều cần Marketing để thành công. Rốt cuộc, bạn sẽ bán sản phẩm và dịch vụ của mình như thế nào nếu không ai biết về chúng? Giống như một cô gái đẹp, không đi thi Hoa hậu thì người khác sẽ không biết và đánh giá được vẻ đẹp đó.

Sự hiểu lầm về tầm quan trọng của Marketing này rất có thể bắt nguồn từ sự nhầm lẫn “Marketing” chỉ là một thuật ngữ. Nếu bạn đang tự hỏi mình "Marketing là gì?" hoặc nghĩ rằng nó cũng giống như quảng cáo, lúc đó bạn chỉ có thể dành một phần ngân sách và nguồn lực hạn hẹp cho Marketing mà thôi. Trong khi Marketing là phần quan trọng nhất để phát triển một doanh nghiệp.

Đúng là một số doanh nghiệp đã trở nên rất thành công mà không cần sử dụng quảng cáo.

Krispy Kreme là một ví dụ về thương hiệu toàn cầu được xây dựng dựa trên tiếp thị truyền miệng chứ không phải quảng cáo trên truyền hình và các hình thức quảng bá khác. Họ đầu tư rất nhiều vào nhân viên, có nghĩa là mỗi nhân viên là một nhà tiếp thị cho thương hiệu và được đào tạo để tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Hãng camera GoPro cũng được tung ra thị trường mà không cần quảng cáo. Thay vào đó, họ dựa vào sức mạnh của tiếp thị truyền thông xã hội và hiểu được động cơ của khách hàng để sản xuất một sản phẩm mà khách hàng tích cực muốn quảng bá. Ngày nay, tài khoản Instagram của GoPro vẫn chủ yếu được tạo từ nội dung do người dùng tạo.

Chiến lược Marketing của bạn sẽ giúp bạn tìm ra chính xác đối tượng Khách hàng bạn muốn phục vụ và bạn có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ không chỉ mang lại cho khách hàng hạnh phúc hơn mà còn thúc đẩy doanh thu và đảm bảo Doanh nghiệp của bạn đang đi đúng hướng.

Để mình có động lực viết thêm những bài viết hữu ích cho mọi người. Các bạn nhớ ấn like và comment ở dưới để mình biết cần điều chỉnh gì nhé!!!

Nguồn: http://caohoangson.com/bi-mat-marketing-la-gi-khong-phai-ai-cung-biet/

Hoàng Sơn