Phân Tích Mobile App: Các Chỉ Số Quan Trọng Cần Biết Để Tăng User Acquisition

Marketer thông thường sẽ dựa vào dữ liệu để tối ưu hiệu suất của ứng dụng. Phân tích mobile app là cách để tăng trưởng user acquisition và xem xét khả năng tiếp cận người dùng. Bài viết sau sẽ giúp người đọc biết một số thuật ngữ liên quan đến phân tích app. Bên cạnh đó giải thích vì sao quy trình này cần thiết, các số liệu có tác động gì để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3 metrics phân tích user acquisition

1. Cost Per Acquisition (CPA)
Con số này thể hiện bạn đã bỏ ra bao nhiêu tiền để có được mỗi người dùng. Được tính bằng cách lấy tổng chi phí của chiến dịch chia cho số lượng người dùng được mua lại do kết quả của chiến dịch. Số liệu này khá quan trọng cho phép marketer tính toán ROI và tìm ra cách hiệu quả nhất về mặt chi phí để tiếp cận user.

2. Average revenue per user (ARPU)
ARPU cho biết mức doanh thu trung bình có được trên mỗi người dùng. Đây là cách để ước tính bạn có đi đúng hướng để đạt mục tiêu về doanh thu hay không. Metric này là thành phần quan trọng để tính toán LTV (Lifetime Value)

3. Lifetime Value (LTV)
Đây là số tiền người dùng sẽ chi tiêu trước khi họ rời đi. Do đó, bạn cần biết LTV của người dùng vì điều này sẽ thể hiện user sẽ tương tác như thế nào trước khi giúp doanh nghiệp tạo được doanh thu tối đa. LTV cũng thể hiện sự kỳ vọng về doanh thu mà mobile app sẽ tạo ra trong tương lai. LTV liên quan đến việc vì sao người dùng rời đi và điều gì khiến họ chi tiêu cho ứng dụng của bạn. LTV nhóm người dùng khác nhau cũng có thể so sánh để biết được user nào đem lại sự hiệu quả về mặt chi phí. Bằng cách theo dõi in-app events, bạn sẽ biết được ai đang mời bạn bè sử dụng app hoặc có lượt engagement cao.

Phân tích mobile app là cách để tăng trưởng user acquisition hiệu quả

Phân tích mobile app là cách để tăng trưởng user acquisition hiệu quả



5 metrics phân tích user engagement

1. Events
Tracking event giúp bạn hiểu được hành vi người dùng khi truy cập và sử dụng ứng dụng. Ví dụ có thể theo dõi quá trình mua hàng, truy cập trang hay khi người dùng thực hiện add to cart. Bằng cách theo dõi các giai đoạn của người dùng, bạn sẽ biết cách tối ưu các quy trình liên quan.

2. Install
Được tính thông qua lượt tải ứng dụng, lượt cài đặt đầu tiên khi người dùng truy cập ứng dụng. Nắm được số lượt cài đặt, số người dùng tải app là điều quan trọng để biết chiến dịch nào hoạt động tốt.

3. Session
Chỉ số này thể hiện người dùng truy cập vào tương tác với ứng dụng sau khi tiến hành cài đặt. Bạn sẽ cần dữ liệu về session (phiên) để biết tần suất người dùng mở app và cách họ tương tác thế nào. Bằng cách xem session trên từng thiết bị, vị trí, thời gian, metrics này cho biết nơi người dùng truy cập ứng dụng và sử dụng trong bao lâu. Số liệu này còn cho bạn biết DAU và MAU của ứng dụng.

4. Retention
Dùng để đo lường có bao nhiêu người dùng quay trở lại app của bạn. Bạn có thể dựa vào số liệu của retention rate để biết được khi nào user sẽ rời đi và thời điểm nào nên tiến hành re-engaged. Tỷ lệ này còn thể hiện mobile app có đang hoạt động tốt hay không. Theo nghiên cứu, tỷ lệ duy trì người dùng vào ngày đầu tiên là 26%, đến ngày thứ 7 chỉ còn 11%. Điều này thể hiện rằng marketer nên lưu ý vào từng chiến dịch mà mình triển khai để đem lại cho user giá trị cao nhất. Không hướng đến chiến dịch thu hút nhiều lượt tải xuống mà nhắm vào người dùng sẽ có sự trung thành với app của bạn.

5. Churn Rate
Tỷ lệ này thể hiện bao nhiêu người đã rời bỏ ứng dụng. Đây là những người đã gỡ cài đặt hay không có bất kỳ session này. Số liệu này khá quan trọng trong việc xác định LTV và lý do người dùng không muốn truy cập vào app nữa.

Nói tóm lại, khi khởi chạy chiến dịch quảng cáo cho mobile app thì bạn cần theo dõi các số liệu liên quan để kịp thời điều chỉnh. Số liệu về user acquisition và user engagement khá quan trọng trong việc lên chiến lược tiếp cận người dùng trung thành.