Định vị phân khúc khách hàng cho một cuốn sách self-help như thế nào?

Số lượng người thích đọc những cuốn sách self-help chill chill nhẹ nhàng, đọc xong liền quên mất là mình vừa đọc gì nhưng lại rất tâm đắc với cuốn sách ngày một nhiều. Nếu ví các dòng sách self-help như phễu marketing thì dạng sách nhẹ nhàng này là miệng phễu - phần to nhất của phễu. Miếng bánh này cũng là miếng bánh dễ ăn nhất, do dễ bán, phù hợp thị hiếu của số đông.

Ngoài dạng trên, còn có những dạng self-help ít người biết tới hơn, đó là những dòng sách chỉ dẫn cụ thể cách để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp hay thay đổi tư duy như cuốn Đời vật vã, đừng vạ vật của mình. Gồm những chỉ dẫn cụ thể để phát triển trong công việc, làm đòn bẩy cho các nấc thang sự nghiệp và tìm được cần bằng, hạnh phúc trong cuộc sống.

Sách đời vật vã đừng vạ vật

Dòng sách self-help này ít được ưa chuộng hơn vì đòi hỏi người dùng phải nghiền ngẫm và thực hành. Chung quy là "khá nặng đô". Nhưng một khi làm được theo những cuốn sách này thì bản thân phát triển rất nhanh, tiến bộ rất nhanh vì toàn đục rút tinh túy từ kinh nghiệm xương máu của người thành công đi trước. Đáng tiếc là dòng sách này chỉ nằm ở đáy phễu, số lượng người thích dạng sách này rất ít.

Nếu bạn chuẩn bị xuất bản sách hoặc bạn đang bán sách cho một đơn vị nào đó, bạn sẽ cần xác định cụ thể phân khúc khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Việc định vị phân khúc khách hàng là rất quan trọng. Ví dụ loại sách self-help đầu tiên phù hợp với đa phần những người trẻ, những người thích sự nhẹ nhàng, muốn được truyền cảm hứng. Còn loại sách self-help giống cuốn Đời vật vã, đừng vạ vật của mình bạn cần tìm những nội dung chính phù hợp với pain & gain của khách hàng từ đó mà xác định nhóm đối tượng khách hàng chính.

Phân khúc khách hàng tốt nhất nên được lựa chọn ngay khi đặt bút viết bản thảo sách. như thế sẽ tốt hơn, tránh tinfh trạng viết xong không biết sách có thể bán được cho ai.